Một số thuật toán dựa trên QoS

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu năng hoạt động định tuyến trong mạng MPLS và ứng dụng vào thực tế (Trang 77 - 78)

Có rất nhiều thuật toán định tuyến dựa trên QoS. Đó là kết quả của sự kết hợp của rất nhiều bài toán tối ưu và ràng buộc, sự kết hợp của rất nhiều loại metric như

là băng thông, độ trễ, jitter...Trong phần này, luận văn giới thiệu một số thuật toán

định tuyến QoS trong mạng MPLS đã được đề xuất như: Thuật toán Bước nhảy tối thiểu (Minhop-MHA), thuật toán tìm đường ngắn nhất và rộng nhất (Widest Shortest Path-WSPA), thuật toán tìm đường rộng nhất và ngắn nhất (Shortest Widest Path- SWPA). Hầu hết các phương pháp định tuyến này đều chạy trên cơ sở thuật toán Dijkstra và dưới đây là một số tóm lược ưu, nhược điểm của từng thuật toán.

5.1.2.1 Thuật toán bước nhảy tốt thiểu (Minhop – MHA)

Thuật toán bước nhảy tối thiểu là thuật toán đơn giản nhất nhằm tìm ra một

đường dẫn với số bước nhảy tối thiểu (số hop) từ nguồn tới đích, mặc dù thuật toán này có khả năng tìm được đường dẫn đáp ứng được yêu cầu băng thông và có

ưu điểm là tính toán nhanh, nhưng MHA gây ra hiện tượng nghẽn cổ chai tại liên kết tải lớn trong mạng. MHA có khuynh hướng sử dụng cùng một đường dẫn cho tới khi đạt tới tình trạng bão hoà trước khi chuyển sang các đường dẫn khác có mức tải thấp hơn.

5.1.2.2 Thuật toán tìm đường ngắn nhất, rộng nhất (Widest shortest path WSPA)

Chương 5: Định tuyến trong mng MPLS

thuật toán Min-hop, có ưu điểm dùng để cân bằng tải lưu lượng trong mạng. Thuật toán này sẽ chọn con đường khả thi với tối thiểu số bước nhảy (số hop) từ nguồn tới đích, và nếu có nhiều đường như vậy thì sẽ chọn con đường có băng thông dư là lớn nhất. Tuy nhiên thuật toán WSPA vẫn có nhược điểm giống thuật toán MHA là con đường được chọn là một trong những con đường ngắn nhất và lưu lượng sẽ đi qua con đường này cho tới khi đạt tới tình trạng bão hòa trước khi chuyển sang các

đường dẫn khác.

5.1.2.3 Thuật toán tìm đường rộng nhất và ngắn nhất (Shortest widest path SWPA)

Thuật toán tìm đường rộng nhất và ngắn nhất (SWPA) sử dụng băng thông như là một tham số đo lường và lựa chọn đường dẫn với băng thông nghẽn cổ

chai tối đa. Băng thông nghẽn cổ chai tối đa của một đường dẫn là băng thông dư

tối thiểu trong tất cả các liên kết của một đường dẫn. Nếu có nhiều hơn một

đường dẫn có cùng băng thông dư tối thiểu, thuật toán sẽ chọn đường có số lượng bước nhảy ít nhất. Nhược điểm của thuật toán này là ưu tiên băng thông nhằm tối

ưu tải liên kết mà bỏ qua các tham số khác.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu năng hoạt động định tuyến trong mạng MPLS và ứng dụng vào thực tế (Trang 77 - 78)