6.2.3.1 Mô hình mô phỏng
Mục đích của việc mô phỏng cơ chế này xuất phát từ nhu cầu thực tế là trong tại một thời điểm có thể có nhiều dịch vụ dùng chung trên 1 đường truyền chẳng hạn như dịch vụ truyền hình trực tuyến, dịch vụ internet ... Trong trường hợp xảy ra tình trạng nghẽn thì các gói tin có mức ưu tiên cao vẫn sẽđược gửi đi bình thường, trong khi các gói tin có mức ưu tiên thấp sẽ bị loại bỏ (ví dụ truyền hình trực tuyến của chính phủ rất quan trọng, yêu cầu độ trễ thấp, băng thông cao... nên các gói tin video này sẽ vẫn được chuyển đi bình thường trong khi một số dịch vụ như internet chiếm nhiều lưu lượng của đường truyền sẽ bị hạn chế bớt).
Với trường hợp này, mô hình mô phỏng vẫn giống như phần 6.2.2 (vẫn gồm 4 luồng dữ liệu như đã mô phỏng), ta chỉ thêm một nguồn lưu lượng src5 từ nguồn R0 đến R11 với tốc độ là 6Mbps, kích thước gói 600B, đồng thời gắn thêm giá trị
mức độưu tiên vào mỗi gói tin.
6.2.3.2 Thực hiện và kết quả
- Thời điểm 0.5s: Luồng 1 (src1 - sink1) bắt đầu truyền trên LSP_1100, có độ ưu tiên thiết lập SPrio = 7 và độưu tiên nắm giữ Hprio = 7.
- Thời điểm 1s: Luồng 2 (src2 - link2) bắt đầu truyền trên LSP_1200, có độưu tiên thiết lập SPrio = 7 và độưu tiên nắm giữ Hprio = 7.
- Thời điểm 1.5s: Luồng 3 (src3 - link3) bắt đầu truyền trên LSP_1300, có độ ưu tiên thiết lập SPrio = 7 và độưu tiên nắm giữ Hprio = 7.
- Thời điểm 2s: Luồng 4 (src4 - link4) bắt đầu truyền trên LSP_1400, có độưu tiên thiết lập SPrio = 7 và độưu tiên nắm giữ Hprio = 7.
- Thời điểm 2.1s: Luồng 5 (src5 - link5) bắt đầu truyền trên LSP_1400, có độ ưu tiên thiết lập SPrio = 4 và độưu tiên nắm giữ HPrio = 4.
Chương 6: Kết quả mô phỏng và thực tế
- Luồng 1: Truyền 3750 gói, mất 0 gói. - Luồng 2: Truyền 3333 gói, mất 0 gói. - Luồng 3: Truyền 4375 gói, mất 0 gói.
- Luồng 4: Truyền 3875 gói, mất 1109 gói, tỷ lệ mất gói là 28.6% (Số gói này mất khi xuất hiện luồng 5 cùng chạy trên đường này, luồng này có mức độưu tiên cao hơn so với luồng 4).
- Luồng 5: Truyền 3625 gói, mất 0 gói.
Hình 6.11Kết quả băng thông nhận được trong bài 3
Chương 6: Kết quả mô phỏng và thực tế
6.2.3.3 Nhận xét:
Luồng 4 đi trên LSP_1400 được thiết lập trước theo ER=1-2-6-9 và có độưu tiên nắm giữ HPrio = 7. Luồng 5 cùng đi trên LSP_1400 được thiết lập sau, như vậy hai luồng lưu lượng cạnh tranh băng thông trên cùng một đường truyền do đường truyền này không đủ băng thông cho cả 2 luồng. Vì luồng 5 có độ ưu tiên thiết lập SPrio = 4 cao hơn HPrio = 7 của luồng 4 nên luồng 5 được đảm bảo cấp đủ băng thông yêu cầu là 6Mbps. Trong bài mô phỏng này, luồng 4 sẽ tận dụng nốt lượng băng thông dư còn lại trên link 2-6 là 4Mbps.
Với hoạt động của cơ chế ưu tiên gói tin này, các trung kế lưu lượng có độ ưu tiên nắm giữ thấp phải nhường tài nguyên cho các trung kế có độ ưu tiên thiết lập cao. Kết quả trực quan trong cửa sổ NAM cho thấy chỉ có luồng 4 bị rớt gói tại LSR2 đểđảm bảo băng thông yêu cầu cho luồng 5.