Cấu trúc mạng đường trục (mạng lõi)

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu năng hoạt động định tuyến trong mạng MPLS và ứng dụng vào thực tế (Trang 49 - 51)

Mạng đường trục sẽ bao gồm 6 nút (node) mạng đường trục đặt tại ba thành phố trung tâm của ba miền là Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh sử dụng các thiết bị chuyển mạch và định tuyến cấp cao kết nối với nhau theo topo ring. Mỗi nút mạng đường trục sẽ bao gồm thiết bị router lõi (Core Router) thực hiện chức năng

định tuyến lõi trong mạng MPLS. Ngoài ra, mạng đường trục còn có các thiết bị

router truy nhập (Access Router) tại các tỉnh, thành phố khác trên cả nước (thực hiện chức năng định tuyến biên trong mạng MPLS), được kết nối về các thiết bị

Chương 4: Mô hình mng MPLS thc tế

router lõi khu vực tương ứng. Kết nối giữa các router sử dụng các kênh truyền dẫn của mạng truyền dẫn đường trục quốc gia và truyền dẫn liên tỉnh.

Hình 4.1 Mô hình mạng đường trục

Trong mô hình mạng đường trục như trên hình 4.1 thì sẽ có 2 Core router đặt tại Hà Nội, 2 Core router đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 2 Core router tại tại Đà Nẵng. Với việc triển khai 2 thiết bị Core router tại mỗi thành phố sẽ tạo thuận lợi cho việc áp dụng các tính năng, ưu điểm của mạng MPLS vào thực tế.

Với mô hình mạng truyền số liệu trên, đường truyền giữa các thiết bị Core router tại các thành phố sẽ là các đường cáp quang tốc độ GE, đường truyền từ Core router về các Access router tại các tỉnh thành sẽ là các đường STM1.

Trong giai đoạn tới, khi mạng MPLS được sử dụng rộng rãi, mô hình này có thể

sẽ không đáp ứng được nhu cầu cần thiết của các khách hàng, mạng MPLS sẽ cần phải nâng cấp bằng cách lắp đặt tiếp các nút mạng đường trục tại một số thành phố

Chương 4: Mô hình mng MPLS thc tế

lớn trọng điểm, đồng thời phải nâng cấp thêm đường truyền giữa các nút mạng

đường trục.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu năng hoạt động định tuyến trong mạng MPLS và ứng dụng vào thực tế (Trang 49 - 51)