Dư nợ theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI : Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng Ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội pot (Trang 59 - 62)

Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ phụ thuộc vào mức huy động vốn của ngân hàng. Nếu

nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ tăng và ngược lại. Bất cứ một ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải nâng cao mức dư nợ.

Trong 3 năm qua, mức tăng trưởng dư nợ tại chi nhánh phần lớn tập trung vào TPKT quan trọng nhất là cá thể. Còn các TPKT khác cũng có sự tăng trưởng, cụ thể như sau:

Bảng 3.8: Dư nợ theo thành phần kinh tế

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt

đối đối (%)Tương Tuyệtđối đối (%)Tương Cá thể 146.393 53,92 140.056 48,19 162.928 53,12 -6.337 -4,32 22.872 16,33 TCKT 67.290 24,78 70.695 24,32 50.518 16,49 3.405 50,6 -20.114 -28,45 TCTD 44.000 16,21 65.870 22,67 81.752 26,65 21.870 49,7 15.882 24,11 Trả góp 13.816 5,09 14.035 4,82 11.467 3,74 219 1,59 -2,568 -18,3 Tổng 271.499 100 290.654 100 306.729 100 19.155 7,05 16.075 5,53 (Nguồn: Phòng KHDN – KHCN)

Qua bảng số liệu ta thấy tổng dư nợ tăng đều hàng năm. Cụ thể năm 2010 dư nợ đạt 271.499 triệu đồng. Năm 2011 dư nợ đạt 290.654 triệu đồng tăng 19.155 triệu đồng so với năm 2010, tốc độ tăng 7,05%. Sang năm 2012, dư nợ đạt 306.729 triệu đồng, tăng 16.075 triệu đồng, tốc độ tăng 5,53% so với năm 2011. Từ sự tăng trưởng ổn định về tổng dư nợ thành phần kinh tế trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, cho thấy trong thời gian này, ngân hàng luôn có lượng khách hàng thường xuyên, ổn định và đã thu hút thêm được khách hàng mới.

Dư nợ cho vay cá thể

Tình hình dư nợ cá thể tại chi nhánh cụ thể như sau: năm 2010, dư nợ cá thể đạt 146.393 triệu đồng, năm 2011 dư nợ đạt 140.056 triệu đồng, giảm 6.337 triệu đồng, với tỷ lệ giảm 4,32% so với năm 2010. Đến năm 2012, dư nợ đạt 162.928 triệu đồng, tăng 22.872 triệu đồng, tốc độ tăng 16,33% so với năm 2011. Xét về cơ cấu thì tỷ trọng của dư nợ cá thể chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ của chi nhánh. Trong năm 2011, mức dư nợ có giảm xuống nhưng không đáng kể, nguyên nhân là do năm này khách hàng thu được nhiều lợi nhuận nên đã thanh toán nợ sớm cho ngân hàng. Sang năm 2012, mức dư nợ lại tăng lên là do nhu cầu phát triển của xã hội, làm xuất hiện thêm nhiều các hộ sản xuất kinh doanh. Các hộ kinh doanh cá thể này hoạt động có hiệu quả, mở rộng quy mô sản xuất. Chính vì thế, họ có nhu cầu vay vốn nhiều, để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất đó.

Dư nợ cho vay TCKT

Dư nợ cho vay TCKT qua 3 năm như sau: năm 2010, mức dư nợ đạt 67.290 triệu đồng, năm 2011 dư nợ đạt 70.695 triệu đồng, tăng 3.405 triệu đồng, tốc độ tăng 50,6%. Đây là một kết quả rất khả quan trong việc tạo uy tín đối với khách hàng. Sang năm 2012, mức dư nợ đạt 50.518 triệu đồng, giảm 20.114 triệu đồng, với tỷ lệ giảm 28,45%. Sở dĩ có sự sụt giảm là do trong năm này một khách hàng lớn của ngân hàng đã hoàn thành hợp đồng vay vốn đúng thời hạn cam kết, làm cho dư nợ cuối năm 2012 có sự biến động.

Dư nợ cho vay đối với TCTD

Dư nợ TCTD chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ, nhưng nhìn chung dư nợ của thành phần này cũng phát triển rất rõ rệt. Cụ thể: năm 2010 dư nợ đạt 44.000 triệu đồng. Năm 2011 dư nợ đạt 65.870 triệu đồng, tăng 21.870 triệu đồng, tốc độ tăng

49,7%. Bước sang năm 2012, mức dư nợ đạt 81.752 triệu đồng, tăng 15.882 triệu đồng, tốc độ tăng 24,11%.

Dư nợ cho vay trả góp

Trong 3 năm qua, dư nợ của cho vay trả góp tăng giảm không ổn định. Cụ thể như sau: năm 2010, dư nợ đạt 13.816 triệu đồng. Năm 2011 đạt 14.035 triệu đồng, tăng 219 triệu đồng, tốc độ tăng 1,59%. Sang năm 2012, mức dư nợ đạt 11.467 triệu đồng, giảm 2.568 triệu đồng với tỷ lệ giảm 18,3% so với năm 2011. Qua số liệu trên, ta thấy dư nợ trả góp tăng rồi giảm trong 3 năm, nguyên nhân là do ngân hàng đã dần thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu tín dụng sang hình thức cho vay đối với tổ chức kinh tế và cá thể. Vì đây là những đối tượng đầy tiềm năng, khả năng sử dụng vốn nhiều và tập trung, nên dễ quản lý và thu hồi vốn. Hơn nữa do đặc tính phát triển của kinh tế địa phương luôn xem kinh tế cá thể là loại hình kinh tế trọng điểm, do vậy ngân hàng đã quan tâm đến đối tượng kinh tế cá thể này.

Trong tổng dư nợ của các thành phần kinh tế thì dư nợ cho vay cá thể và TCKT là chiếm tỷ trọng lớn nhất, vì đây là đối tượng, là khách hàng mục tiêu của chi nhánh. Tuy nhiên, bên cạnh tập trung vào thành phần cho vay này, chi nhánh cũng cần phải phát triển thành phần cho vay khác để tạo sự cân bằng giữa các thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI : Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng Ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội pot (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w