Trong các văn bản pháp luật hiện hành có tới 03 khái niệm để chỉ các tập
hợp công ty có mối liên kết ch ặt chẽ với nhau đó là: nhóm công ty, tổng công ty
và TĐKT. Việc sử dụng đồng thời nhiều khái niệm cho thấy sự thiếu nhất quán
trong quá trình soạn thảo văn bản pháp luật, gây nhầm lẫn và khó hiểu khi sử
dụng các thuật ngữ.
Luật Doanh nghiệp (2014) có quy định tại Chương VIII về “nhóm công ty”, tuy nhiên trong nội dung của Chương không có quy định về khái niệm “nhóm công ty” mà chỉ quy định về TĐKT và TCT. Luật Doanh nghiệp (2014) không quy định rõ tiêu chí phân biết giữa mô hình TĐKT và mô hình TCT. Nghị định 69/2014/NĐ-CP quy định mô hình TĐKT nhà nước và TCT nhà nước theo hướng TĐKT nhà nước có quy mô lớn hơn so với mô hình TCT nhà nước dựa trên cơ sở vốn điều lệ của công ty mẹ và số lượng công ty thành viên. Theo đó,
vốn điều lệ của công ty mẹ trong TĐKT nhà nước không thấp hơn 10.000 tỷ đồng, vốn điều lệ của công ty mẹ trong TCT nhà nước không thấp hơn 1.800 tỷ đồng. Sự phân biệt này chỉ nhằm giải quyết thực trạng tại Việt Nam đang tồn tại
song song cả mô hình TĐKT và TCT mà không phản ánh đúng bản chất của vấn đề. Sự phân biệt này cũng không giải quyết được những vấn đề trong hoạt động
của các TĐKT mà còn tạo ra sự tùy tiện, Chính phủ có thể chuyển từ TCT thành
TĐKT, khi hoạt động không hiệu quả lại chuyển đổi từ TĐKT thành TCT. Điển
hình của trường hợp này là vụ việc của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam được chuyển thành Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Điều 188 Luật Doanh nghiệp (2014) và Khoản 2 Điều 5 Nghị định 69/2014/NĐ-CP đều thống nhất về quan niệm TĐKT: TĐKT không phải là một
loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân và không phải đăng ký kinh
doanh. Quan niệm này hoàn toàn phù hợp với bản chất pháp lý của TĐKT. Việc quy định rõ ràng về tư cách chủ thể của TĐKT đã chấm dứt những tranh luận cũng như những đòi hỏi về sự ghi nhận tính độc lập của TĐKT.Tuy nhiên những vấn đề
về tên gọi tập đoàn và tiêu chí xác định TĐKT vẫn còn chưa có sự thống nhất.
Về tên gọi tập đoàn kinh tế
Khoản 1 Điều 5 Nghị định 69/2014/NĐ-CP quy định, TĐKT nhà nước có tên, có thương hiệu riêng. Công ty mẹ, công ty con và các công ty liên kết trong TĐKT nhà nước có trách nhiệm trong việc xây dựng, bảo vệ và sử dụng thương
hiệu của tập đoàn. Quy định này khẳng định bản chất pháp lý của TĐKT là một
tổ chức, có tên riêng, nhưng không có tài sản, không có năng lực chủ thể để tham
gia các quan hệ pháp luật. Trên thực tế, việc đặt tên cho TĐKT nhà nước rất dễ
gây nhầm lẫn giữa tên của tập đoàn và tên của công ty mẹ, cụ thể:
Tập đoàn dầu khí Việt Nam là công ty mẹ trong Tập đoàn dầu khí quốc
gia Việt Nam;
Tập đoàn điện lực Việt Nam là công ty mẹ trong Tập đoàn điện lực quốc
gia Việt Nam;
Đối với Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, tên công ty mẹ và tên tập đoàn là trùng nhau.
Đối với TĐKT tư nhân, Luật Doanh nghiệp năm 2014 không có quy định
về tên gọi của TĐKT tư nhân. Từ Nghị định 139/2007/NĐ-CP đến Nghị định 102/2010/NĐ-CP, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ tạo điều kiện cho công
ty mẹ sử dụng cụm từ “tập đoàn” trong thành tố cấu thành tên riêng của công ty
mẹ. Quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 đang làm hạn chế quá trình xây dựng thương hiệu tập đoàn của các TĐKT tư nhân.
Đối với tiêu chí xác định TĐKT nhà nước
Khoản 3, Điều 4, Nghị định 69/2014/NĐ-CP quy định TĐKT nhà nước có
công ty mẹ là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ cổ
phần, vốn góp chi phối. Theo Khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp (2014): doanh
nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối không phải là doanh nghiệp nhà nước như Luật Doanh nghiệp (2005). Quy định này dẫn đến
bất cập trong việc xác định tiêu chí TĐKT nhà nước. Vì trong trường hợp, Nhà
nước chỉ nắm giữ cổ phần, phần vốn góp chi phối của công ty mẹ, công ty mẹ
không phải là doanh nghiệp nhà nước, nhưng TĐKT được gọi là TĐKT nhà nước thì không phù hợp.