Quan niệm về pháp luật tập đoàn kinh tế

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý về tập đoàn kinh tế tại Việt Nam (Trang 68 - 70)

Sự hình thành, tồn tại và phát triển của mô hình TĐKT là cơ sở thực tiễn

cho việc xây dựng pháp luật về TĐKT. TĐKT không có tư cách pháp nhân,

không phải là một chủ thể của quan hệ pháp luật, vì vậy không có pháp luật về TĐKT với hình thức là pháp luật về một chủ thể kinh doanh như pháp luật về

các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty

trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần). Mặc dù vậy, việc xây dựng hệ thống

pháp luật điều chỉnh các liên kết, điều chỉnh quan hệ hợp tác giữa các công ty độc lập trong tập đoàn, điều chỉnh quan hệ tập đoàn với Nhà nước, chủ thể thứ

Pháp luật về TĐKT nằm trong tổng thể hệ thống các quy định hình thành thể chế kinh doanh. Theo nghĩa rộng hay hẹp, pháp luật về TĐKT có nội hàm khác nhau.

Thứ nhất, theo nghĩa rộng

Quá trình hình thành và phát triển của TĐKT làm phát sinh nhiều quan hệ

xã hội khác nhau. TĐKT là một tổ hợp bao gồm nhiều pháp nhân kinh doanh, sự

vận động của TĐKT chính là sự vận động của các pháp nhân kinh doanh đó. Vì vậy, quá trình hoạt động kinh doanh của TĐKT tạo ra những quan hệ về đất đai,

cạnh tranh, thuế, môi trường, lao động, tín dụng với các chủ thể khác. Như vậy,

theo nghĩa rộng, có thể hiểu:

“Pháp luật về TĐKT là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hình thành và vận động của TĐKT”.

Về lý luận, pháp luật về TĐKT được quy định trong nhiều ngành luật:

pháp luật dân sự, pháp luật hành chính, pháp luật thương mại, pháp luật doanh

nghiệp, pháp luật thuế, pháp luật đất đai, pháp luật lao động, pháp luật môi trường, pháp luật cạnh tranh, v.v..

Thứ hai, theo nghĩa hẹp

Quá trình hình thành TĐKT là quá trình xây dựng các liên kết giữa các pháp nhân kinh doanh độc lập trong tập đoàn. Các liên kết này được quy định

trong những hợp đồng cụ thể theo từng hình thức liên kết: (i) liên kết về vốn được quy định trong hợp đồng góp vốn, hợp đồng chuyển nhượng vốn góp, cổ

phần; (ii) liên kết về công nghệ được quy định hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; (iii) một số hình thức liên kết kh ác được thể hiện

thông qua các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng cung ứng dịch

vụ, v.v.. Sau khi hình thành các liên kết, các công ty trong TĐKT tiếp tục duy trì sự tồn tại của các liên kết này trên cơ sở cùng nhau thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình đó, các công ty tác động qua lại lẫn nhau dựa vào

những quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Về bản chất, mối quan hệ giữa

công ty mẹ- công ty con trong TĐKT là mối quan hệ giữa thành viên, cổ đông

chi phối đối với công ty. Công ty mẹ tác động vào công ty con thông qua những

công cụ được thiết kế trong pháp luật doanh nghiệp dành cho thành viên, cổ đông của công ty. Những tác động trái với nguyên tắc của hợp đồng và những quy định pháp luật cụ thể đối với liên kết đó đều có thể là nguyên nhân dẫn đến

việc chấm dứt liên kết, chấm dứt sự tồn tại của TĐKT. Như vậy, theo nghĩa hẹp:

“Pháp luật về TĐKT là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hình thành, vận động và chấm dứt các liên kết trong TĐKT”.

Pháp luật về TĐKT bao gồm hai nội dung lớn: một là, pháp luật về hợp đồng và đầu tư đề hình thành liên kết; hai là, pháp luật về quản trị liên kết. Trong đó, pháp luật về hợp đồng và đầu tư hình thành liên kết nằm ở hệ thống pháp luật

dân sự, doanh nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ, đầu tư, cạnh tranh. Pháp luật về quản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trị liên kết là những quy định về quyền hạn, trách nhiệm chủ sở hữu, cơ chế đại

diện được quy định trong pháp luật doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý về tập đoàn kinh tế tại Việt Nam (Trang 68 - 70)