Việt Nam
Pháp luật về tập đoàn kinh tế chịu sự tác động mạnh của các yếu tố về chính
trị, văn hóa, xã hội, tập quán, v.v.. Trong đó, những yếu tố tác động cơ bản bao gồm:
2.2.4.1. Thể chế kinh tế
Thể chế kinh tế chi phối hệ thống pháp luật kinh tế nói chung và hệ thống
pháp luật về TĐKT nói riêng. Trong thể chế kinh tế kế hoạch tập trung trước đây, Nhà nước sử dụng các công cụ hành chính để can thiệp vào hoạt động kinh
doanh, quan hệ giữa doanh nghiệp và Nhà nước là quan hệ mang tính kế hoạch.
Doanh nghiệp không có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh, phạm vi hoạt động nằm trong khuôn khổ. Do đó, trong nền kinh tế chỉ có các doanh nghiệp
nhà nước, doanh nghiệp dân doanh không có điều kiện để hình thành và phát triển. Các doanh nghiệp trong thể chế kinh tế kế hoạch tập trung quy mô thường ở mức nhỏ vì vậy không đủ cơ sở hình thành TĐKT. Pháp luật về TĐKT cũng không được ban hành.
Trong thể chế kinh tế thị trường, nhà nước thực hiện chức năng quản lý
kinh tế chủ yếu thông qua hệ thống chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế- xã hội, luật pháp và công cụ điều chỉnh kinh tế vĩ mô. Thể chế kinh tế thị trường của nước ta hiện nay đang tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của TĐKT. Khu vực DNNN liên tục được tổ chức lại, sắp xếp, tái cơ
cấu nhằm xây dựng những DNNN quy mô lớn. Trong khi đó, khu vực kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển, doanh nghiệp hình thành và phát triển theo
những quy luật kinh tế khách quan của kinh tế thị trường. Sự thay đổi về thể chế là
điều kiện hình thành các TĐKT. Thể chế kinh tế thị trườn g đòi hỏi khuôn khổ
là một bộ phận trong hệ thống pháp luật kinh doanh được sử dụng cho việc vận
hành thị trường. Pháp luật về TĐKT bị chi phối bởi những nguyên tắc kinh tế, cơ
chế quản lý của nhà nước, cơ chế thực thi, cơ chế vận hành của các loại thị trường . Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam hiện
nay, với những đặc trưng riêng, đã tác động tới sự phát triển của pháp luật về TĐKT. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế nhà
nước vẫn đóng vai trò chủ đạo, cơ chế kế hoạch hóa tập trung còn tồn tại. Do đó, TĐKT nhà nước được thành lập thông qua các mệnh lệnh hành chính, bằng việc
tập hợp một nhóm các công ty có phạm vi kinh doanh tương tự hoặc có mối quan
hệ tương hỗ trở thành một TĐKT. Các TĐKT nhà nước được giao một nguồn
vốn lớn để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. TĐKT nhà nước cũng đồng
thời nhận được sự hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước trong việc tiếp cận nguồn vốn
hoặc nắm giữ những vị trí thống lĩnh, độc quyền trên thị trường. Vì vậy, pháp
luật về TĐKT nhà nước phải được quy định cụ thể nhằm đảm bảo việc thực thi
có hiệu quả các mệnh lệnh hành chính tại TĐKT.
2.2.4.2. Quy mô và mức độ phát triển của thị trường
Trong điều kiện kinh tế thị trường, pháp luật về kinh tế bị chi phối bởi quy
mô và trìnhđộ phát triển của các thị trường, trong đó trước hết là thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường bất động sản, thị trường tài chính, thị trường sức lao động, v.v.. Quy mô và mức độ phát triển của thị trường biểu hiện thông qua:
tổng lượng vốn giao dịch, tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, mức độ quản lý
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quy luật cạnh tranh, v.v.. Sự phát triển của
thị trường là động lực trực tiếp thú c đẩy sự ra đời, phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện của các TĐKT. Quy mô và mức độ phát triển thị trường càng cao thì khả năng hình thành các TĐKT càng lớn. Tập đoàn kinh tế chỉ ra đời trong điều kiện thị trường đã hoàn thiện ở một mức độ nhất định , đặc biệt là thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản. Sự hoàn thiện của
hệ thống pháp luật kinh tế nói chung và pháp luật về TĐKT nói riêng phản ảnh
trìnhđộ phát triển của thị trường
Việc xác định đúng quy mô và mức độ phát triển của thị trường là vấn đề
có tính quyết định đến hiệu quả trong xây dựng hệ thống pháp luật về TĐKT.
Bên cạnh đó, việc dự báo chính xác sự phát triển của thị trường trong bối cảnh
hội nhập quốc tế là vấn đề quan trọng đảm bảo tính bền vững, lâu dài của hệ
thống pháp luật về TĐKT.
2.2.4.3. Văn hóa, tập quán kinh doanh
Văn hóa và tập quán kinh doanh có sự ảnh hưởng khá lớn đến phương
thức tổ chức kinh doanh ở từng quốc gia. Mỗi quốc gia với văn hóa kinh doanh
khác nhau có một phương thức tổ chức kinh doanh khác nhau và vì vậy hệ thống
pháp luật cũng có những điểm khác biệt đặc trưng. Một số ví dụ tiêu biểu như: Văn hóa kinh doanh của người Mỹ coi trọng chủ nghĩa cá nhân, do đó
những yếu tố gia đình, quan hệ bạn bè chỉ mang tính thứ yếu trong kinh doanh. Người Mỹ luôn hướng tới những đỉnh cao mới, dám làm và dám chịu trách
nhiệm. Không phải ngẫu nhiên, nước Mỹ là quốc gia đầu tiên có Luật chống độc
quyền, nhưng số lượng các TĐKT nắm giữ vị trí thống lĩnh vẫn lớn nhất thế giới.
Văn hóa kinh doanh của người Nhật Bản coi trọng chủ nghĩa tập thể, coi
trọng hoạt động lao động, đề cao việc gắn bó với công ty. Người Nhật Bản có
tinh thần tự tôn dân tộc, có trách nhiệm và nghiêm túc trong công việc, nhận
thức sâu sắc về “đẳng cấp”. Chính vì vậy, các TĐKT của Nhật Bản th ường có xu hướng vùng, miền, mối liên kết giữa công ty mẹ- công ty con, hội sở- chi nhánh rất bền chặt. Tại Nhật Bản, có nhiều liên kết trong tập đoàn là liên kết ngang, tuy
nhiên, các tập đoàn đều hướng tới mục tiêu duy nhất là phục vụ khách hàng.
Văn hóa kinh doanh của người Hàn Quốc coi trọng các quan hệ xã hội. Người Hàn Quốc thường xác định rất rõ vị trí của mình trong xã hội để có thái
độ phù hợp. Hoạt động kinh doanh của Hàn Quốc có tính chất gia đình, “cha
truyền con nối”. Nhiều TĐKTlớn của Hàn Quốc hiện vẫn duy trì hình thức này.
Văn hóa kinh doanh Việt Nam có tính chất gia đình, huyết thống, cộng đồng, làng xã. Trong văn hóa kinh doanh của người Việt thường đề cao tính ổn định,ngại mạo hiểm. Do đó, mô hình kinh doanh tại Việt Nam thường ở mức độ
nhỏ, trung bình, trong nền kinh tế ít xuất hiện những doanh nghiệp quy mô lớn.
Tập quán kinh doanh của người Việt thường mang tính đơn lẻ, manh mún, không
hình thành các liên kết do thiếu niềm tin vào chủ thể hợp tác. Vì vậy, trên thị trường khó xuất hiện những tổ hợp kinh doanh có quy mô. Văn hóa kinh doanh
của người Việt đã chi phối tới pháp luật về TĐKT. Bởi, trong khi tư duy kinh
doanh của người Việt nhỏ, tránh rủi ro, đơn lẻ thì TĐKT hướng tới hoạt động
kinh doanh mang tính tập thể, quy mô lớn, nhiều rủi ro. Như vậy, pháp luật về TĐKT ở Việt Nam vừa phải phù hợp với văn hóa kinh doanh, đồng thời có trách
nhiệm thay đổi những tư duy kinh doanh đãăn sâu, bám rễ vào nhà đầu tư. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về TĐKT và pháp luật TĐKT, có thể rút ra những kết luận sau:
1. Xét từ góc độ pháp lý, TĐKT là một tập hợp liên kết giữa các pháp nhân kinh doanh độc lập trên cơ sở hợp đồng. Thỏa thuận trong hợp đồng liên kết tạo lập quyền và nghĩa vụ cho mỗi pháp nhân trong tập đoàn, trong đó có
những pháp nhân giữ quyền chi phối và những pháp nhân bị chi phối. TĐKT là một tổ chức có tên riêng, có bộ máy quản lý nhưng không có tư cách pháp nhân độc lập, không nhân danh chính mình tham gia các quan hệ pháp luật.
2. TĐKT xuất hiện trên thế giới từ khá sớm và mới xuất hiện tại Việt
Nam. TĐKT đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế
khác nhau, trong đó tiêu chí về hình thức liên kết làm rõ bản chất pháp lý của TĐKT.
3. Theo nghĩa hẹp, pháp luật về TĐKT là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hình thành, vận động và chấm dứt các liên kết trong TĐKT. Hiểu đơn giản, pháp luật về TĐKT bao gồm
hai nội dung lớn: một là, pháp luật về hợp đồng đề hình thành liên kết; hai là, pháp luật về quản trị liên kết. Pháp luật về TĐKT bị chi phối bởi nhiều yếu tố như thể chế kinh tế, quy mô và mức độ phát triển của thị trường và văn hóa tập
quán kinh doanh.
4. Nội dung pháp luật về TĐKT bao gồm 04 vấn đề cơ bản: quy định về
bản chất pháp lý của TĐKT; quy định về các hình thức liên kết trong TĐKT;
quyền và nghĩa vụ của các công ty thành viên trong TĐKT; Nội dung quy định
về kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn. Do đặc điểm về tính chất nguồn
vốn, quản lý nhà nước, vị trí và vai trò, hệ thống pháp luật về TĐKT nhà nước cụ
thể hơn, mang tính hành chính hơn, trong đó, quy định rõ về điều kiện thành lập,
quản lý điều hành, tái cơ cấu, chấm dứt TĐKT.
5. Hoa Kỳ, Anh, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc đã xây dựng thành công mô hình TĐKT, các TĐKT này đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển
của quốc gia và trên toàn thế giới. Mô hình TĐKT ở các quốc gia giống nhau về
bản chất, nhưng đều được bổ sung những đặc trưng để mô hình TĐKT phù hợp
với điều kiện trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia. Đây là những bài học kinh
nghiệm quan trọng trong quá trình xây dựng mô hình TĐKT theo hướng bền
CHƯƠNG3
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM