Tình hình nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về tập

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý về tập đoàn kinh tế tại Việt Nam (Trang 32 - 34)

luật về tập đoàn kinh tế

Thực trạng hoạt động của các TĐKT là nội dung được các đề tài tập trung

Thứ nhất, Chính sách pháp luật chưa hoàn chỉnh. Theo Bùi Hưng Nguyên

(2011) (trong bài tạp chí “Tập đoàn kinh tế- Một số bất cập từ khung pháp lý”,

Tạp chí khoa học công nghệ Hàng Hải số 25 tháng 1 năm 2011), hiện nay đang

xảy ra tình trạng quá tải khi chưa có văn bản dưới luật nào quy định về TĐKT,

tất cả chỉ tạm dừng ở một quy định trong Luật Doanh nghiệp (2005) và một quy định hướng dẫn trong Nghị định; bên cạnh đó là sự bất bìnhđẳng giữa TĐKT tư nhân và TĐKT Nhà nước; sự thiếu nhất quan về quy định đối với TĐKT Nhà

nước. Theo Đoàn Trung Kiên và Vũ Phương Đông (2010) (trong tác phẩm

Những vấn đề bất cập về TĐKT theo Luật doanh nghiệp 2005, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội số 09/2010), pháp luật còn nhiều quy định b ất cập

về cấu trúc liên kết bên trong của TĐKT; những quy định mâu thuẫn dẫn đến

nhầm lẫnvề tên thương mại của TĐKT;chưa rõ ràng trong việc xác định quy mô

tập đoàn. Nhiều nhà nghiên cứu đều chỉ ra sự thiếu hụt các quy định về thủ tục

thành lập TĐKT, thủ tục bảo hộ nhãn hiệu tập đoàn, thủ tục giải thể tập đoàn.

Thứ hai, về hiệu quả sử dụng nguồn vốn theo nhà nghiên cứu Lưu Đức

Khải, Hà Huy Ngọc (2009) (trong tác phẩm “Phát triển TĐKT ở Việt Nam trong

điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí cộng sản số 6-175) và Trần Thị Lan Hương (trong tác phẩm Những vấn đề rút ra từ thí điểm mô hình TĐKT, Tạp chí

tổ chức Nhà nước số 8/2010) việc sử dụng nguồn lực trong kinh doanh của các TĐKT Nhà nước chưa hiệu quả, mục tiêu phát triển các tập đoàn đa ngành, đa

lĩnh vực đã bị thực hiện sai lệch. Nhiều tập đoàn đầu tư sang các lĩnh vực khác

hẳn với ngành nghề kinh doanh chính, khiến cho nguồn lực vốn của tập đoàn vừa

nhỏ lại bị phân tán. Giữa các TĐKT chưa có sự phối hợp tốt, chưa tạo ra được sự

liên kết, gắn bó trong sản xuất, kinh doanh nên chưa phát huy được thế mạnh của

ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính của từng tập đoàn.

Thứ ba, các TĐKT được bảo hộ độc quyền nên một số ngành nghề đã tiến hành đầu tư sang những ngành nghề khác mà không thực hiện đúng chức năng

của tập đoàn. Theo Hoàng Văn Dụ (2007) (trong tác phẩm “Một số vấn đề về tập đoàn kinh tế”, tạp chí công nghệ tháng 07/2007): Các tập đoàn đầu tiên được

Chính phủ thành lập nh ư Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Điện

lực Việt Nam, Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông là những tập đoàn có sự bảo hộ độc quyền của Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Với sự bảo hộ độc

quyền, các tập đoàn chi phối toàn bộ hoạt động lĩnh vực đầu tư. Đây là yếu tố

làm giảm sức cạnh tranh của các tập đoàn Việt Nam, vì tại thị trường trong nước

các tập đoàn một mình một sân chơi. M ặc dù vậy, khi mở rộng hoạt động kinh

doanh, gặp phải sự cạnh tranh từ các nhà đầu tư nước ngoài thì các TĐKT nhà nước đã bộc lộ nhiều yếu kém. Một số tập đoàn còn chuyển sang đầu tư tại nhiều

lĩnh vực khác nhau như: Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tập đoàn điện lực Việt

Nam, Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam còn tiến hành đầu tư sang lĩnh

vực tài chính, bất động sản, viễn thông, vận tải, v.v.. nhưng hiệu quả kinh tế không đạt được, gây thất thoát vốn đầu tư của Nhà nước.

Thứ tư, Theo Phạm Duy Nghĩa (2014) (trong tác phẩm “Tái cấu trúc tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước: một góc nhìn từ thể chế và pháp luật”), thực trạng

trong quản lý vốn nhà nước hiện nay là chưa tách bạch rõ chức năng quản lý hành

chính nhà nước với chức năng của chủ sở hữu nhà nước đối với các TĐKT; chưa có quy định cụ thể và rõ ràng về giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở

hữu Nhà nước; thiếu các quy định về phương thức và biện pháp hình thành các quyết định của chủ sở hữu Nhà nước, cơ chế tách bạch giữa quản lý Nhà nước và quản lý của chủ sở hữu Nhà nước, cơ chế công khai và minh bạch.

1.2.3. Tình hình nghiên cứu về giải pháp hoàn thiện pháp luật và giảipháp thực hiện pháp luật vềtập đoàn kinh tế

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý về tập đoàn kinh tế tại Việt Nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)