Các đề xuất sau khi hoàn thành công việc tối ưu hóa 1. Về vấn đề xử lý trạm nghẽn và Halfrate:
Tại Nam Định, hiện nay không có trạm nghẽn >2% nhưng có 174 cell được giải quyết nghẽn TCH bằng việc khai Half Rate (HR), các cell khai HR sẽ làm chất lượng thoại kém hơn và có chỉ số Drop Call rate cao hơn so với Full Rate (FR).
Æ Đề xuất : Để giải quyết vấn đề trên, đề nghị không triển khai Half Rate mà phương án xử lý như sau:
9 Nâng cấp 81 cell ( 27 BTS ) từ 2 TRX hoặc 3 TRX đã hoạt động hơn
70% tải lưu lượng lên 4 TRX . Mặc dù đã nâng cấp được nhiều trạm , tuy nhiên vẫn chưa thể nâng cấp được hết số trạm đó, tại một số thời điểm vì điều kiện, trong quá trình làm tối ưu Công ty chưa chuẩn bị kịp vật tư dự phòng cho việc nâng cấp do phải ưu tiên cho việc ứng cứu thay thế rất nhiều các phần cứng bị lỗi trên mạng.
9 30 cell (10 BTS) đã chạy full config 4 TRX đang hoạt động hơn 70%
tải lưu lượng cần cắm thêm trạm GSM900 chung quanh: Các trạm này đều thuộc BSC_633A_NDH và BSC_634A_NDH không phải vùng trung tâm nên mật độ trạm thưa hơn, có thể cắm thêm trạm GSM900 được.
9 63 cell ( 21 BTS ) đã chạy full config 4 TRX đang hoạt động hơn 70%
tải lưu lượng cần cắm thêm trạm DCS1800 co-located : Các trạm này đều thuộc BSC_635A_NDH quản lý vùng trung tâm thành phố có mật độ trạm rất cao, nên cắm DCS1800 co-located dùng anten dualband. 2. Về vấn đề góc ngẩng downtilt của anten
Việc điều chỉnh góc ngẩng downtilt của các anten đang dùng hiện nay tại
Nam Định là hoàn toàn dựa vào việc chỉnh anten bằng cơ học Mech Tilt. Việc này sẽ gây rất mất thời gian nếu phải chỉnh góc ngẩng một trạm nhiều lần để tối ưu hóa vùng phủ. Ngày nay, đã ra đời loại anten có thể điều chỉnh được tilt điện (Elec tilt), điều này là vô cùng tiện lợi. Khi muốn điều chỉnh tilt của 1 hướng nào đó, Mech tilt trước đây rất khó khăn, tốn thời giờ điều chỉnh thì nay được giữ nguyên, thay vào đó ta chỉ phải chỉnh tilt điện tăng lên hoặc giảm đi, việc này đơn giản, gọn nhẹ hơn
rất nhiều, phù hợp hơn cho việc tối ưu hóa vùng phủ. Dải hoạt động tilt điện của loại anten này là từ O độ đến 10 độ.
Æ Đề xuất : Nên thay thế anten hiện nay đang dùng bằng anten có thể chỉnh được Elec tilt.
3. Về phân bổ anten
Trong một khu vực địa lý cụ thể thì chỉ nên dùng 1 chủng loại anten cụ thể để tiện lợi cho việc quản lý, vận hành. Các anten cùng chủng loại sẽ có cùng cấu
trúc phát xạ và cùng kiểu vận hành. Trong vùng trung tâm thành phố do mật độ
trạm dày, có thể phải thường xuyên hơn việc tăng/giảm tilt để tối ưu hóa vùng phủ, do đó vùng trung tâm nên dùng anten có thể điều chỉnh Elec Tilt vì việc vận hành rất gọn nhẹ, đơn giản, cơ động; còn vùng ngoại ô, ngoại thành thì có thể sử dụng
anten điều chỉnh tilt bằng cơ học. Hiện nay tại Nam Định, dù xem xét cùng trong
khu vực thành phố hay phạm vi toàn tỉnh thì đều dùng nhiều loại anten khác nhau, phân bổ đan xen lẫn nhau, như vậy sẽ khó khăn hơn trong việc xử lý vùng phủ.
4. Về hướng sector và công nghệ nhảy tần
Các BTS toàn mạng nên hoạt động theo cùng 1 hướng chuẩn ( ví dụ
0/120/240 hoặc 20/140/260 … ) sẽ vô cùng dễ dàng cho việc hoạch định tần số và
thiết kế mạng, kể cả khi có thêm trạm mới vào hoạt động. Khi áp dụng được mô
hình hướng sector như thế, Công ty nên triển khai phương án nhảy tần tổng hợp Synthesiser Frequency Hopping (SFH) còn gọi là Radio Frequency Hopping (RFH) thay cho công nghệ nhảy tần đang dùng bây giờ tại Nam Định là Baseband Hopping (BBH). SFH có khả năng chống nhiễu và chống Fading cao hơn nhiều BBH do SFH có thể sử dụng 1 dải tần rất rộng cho việc nhảy tần trong khi BBH bị giới hạn bởi số lượng tần số dùng cho nhảy tần ( chỉ được bằng với số khối thu phát TRE của cell đó). Nhờ ưu điểm như vậy, các trạm dùng SFH sẽ có chất lượng thoại tốt hơn và ít bị rớt cuộc gọi hơn so với khi dùng BBH.
Tối ưu hóa mạng truy cập vô tuyến của công ty Vinaphone tại tỉnh Nam Định
KẾT LUẬN
***
Luận văn tốt nghiệp đã trình bày những nét cơ bản nhất về mạng thông tin di động GSM, cùng với một số công tác tối ưu hóa mạng truy cập vô tuyến được thực hiện tại công ty Dịch vụ Viễn Thông VinaPhone. Tối ưu hoá là một công việc khó khăn và đòi hỏi người thực hiện phải nắm vững hệ thống, ngoài ra cũng cần phải có những kinh nghiệm thực tế và sự trợ giúp của nhiều phương tiện hiện đại để có thể giám sát và kiểm tra rồi từ đó mới đưa ra các công việc thực hiện tối ưu hoá.
Tối ưu hóa mạng truy cập vô tuyến đòi hỏi một kiến thức sâu rộng và sự đầu tư thoả đáng về thời gian. Vì vậy trong khuôn khổ luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm. Em rất mong có được những ý kiến đánh giá, góp ý của các thầy cô và của các bạn để luận văn hoàn thiện thêm.
Qua thời gian làm luận văn, em thấy tối ưu hoá là một mảng đề tài rộng và luôn cần thiết cho các mạng viễn thông hiện tại nói chung và mạng thông tin di động nói riêng. Khả năng ứng dụng của đề tài là giúp ích cho những người làm công tác tối ưu hoá mạng, là cơ sở lý thuyết để phân tích và tiến hành, từ đó hoàn toàn có thể tìm ra giải pháp tối ưu khoa học nhất.
Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy TS. Bùi Việt Khôi và thầy TS. Nguyễn Đức Minh, trưởng phòng vô tuyến – Trung tâm Điều hành Thông tin, cùng toàn thể anh em kỹ sư tổ tối ưu hóa đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn.
Hà Nội, Ngày tháng năm 2010 Học viên thực hiện
TÀI LIỆU THAM KHẢO
***
1. Nguyễn Văn Đức, Phạm Công Hùng, Nguyễn Hoàng Hải, Tạ Vũ Hằng, Vũ Đức
Thọ, Vũ Thị Minh Tú, Đỗ Trọng Tuấn (2007), Giáo trình thông tin di động, Nhà
xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
2. Vũ Đức Thọ (1999), Tính toán mạng thông tin di động số CELLULAR, Nhà xuất
bản giáo dục, Hà Nội.