Các nội dung chuẩn bị trước tối ưu hóa

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa mạng truy cập vô tuyến của công ty vinaphone tại tỉnh nam định (Trang 75 - 78)

A. Trình bày chi tiết kế hoạch thực hiện tối ưu hóa mạng vô tuyến bao gồm các nội dung sau đây:

• Khu vực địa lý mạng vô tuyến thực hiện tối ưu hóa.

• Kiểm tra và xác nhận trình trạng mạng trước khi thực hiện.

• Tối ưu hóa phần cứng thiết bị trạm BSS.

• Tối ưu hóa các tham số cơ sở dữ liệu mạng vô tuyến.

• Tối ưu hóa tần số vô tuyến.

• So sánh đánh giá kết quả thực hiện trước và sau khi tối ưu hóa.

B. Thực hiện việc kiểm tra và xác nhận tình trạng mạng vô tuyến trước khi thực hiện tối ưu hóa, bao gồm các nội dung sau:

• Các thông số vật lý của các trạm BTS trong vùng tối ưu hóa: tọa độ vị trí trạm, cấu hình trạm; độ cao anten, hướng anten, góc ngẩng anten

trạm BTS (các trạm mới đã có sẵn các thông số thì sử dụng luôn số

liệu hiện tại).

• Tính toán cấu hình mạng vô tuyến: tải hoạt động các cell, phân bổ tài nguyên mạng

• Chất lượng dịch vụ của hệ thống mạng vô tuyến trước khi tối ưu hóa ở mức network, BSC, cell trên phương diện thống kê (tối thiểu các tham số CSSR, DRC, HOSR), (Ghi chú: Số liệu thống kê trung bình trong vòng 1 tuần).

• Kết quả đo kiểm chất lượng thoại Qvoice và so sánh đánh giá với chất lượng thoại Qvoice của mạng di động MobiFone và Viettel trước và sau khi thực hiện tối ưu hóa tại các khu vực có lưu lượng cao: tại thành phố, thị xã trung tâm tỉnh (tỉnh lỵ) và một số trung tâm huyện.

• Đo kiểm driving test và xác định bản đồ vùng phủ sóng của các trạm khu vực tối ưu hóa, yêu cầu phải thể hiện được tất cả các khu vực có vùng phủ sóng tốt, sóng kém, có nhiễu, chất lượng thoại Qvoice kém

Chương 4 Ti ưu hóa mng truy cp vô tuyến ca công ty Vinaphone ti tnh Nam Định

(đối với các khu vực có thực hiện đo Qvoice), (phạm vị đo

kiểm:oudoor, inbuilding với nhà cao từ 10 tầng trở lên; các điểm đo phải thể hiện tất cả các tuyến đường, khu vực có thuê bao hoạt động).

• Tồn tại nếu có: báo cáo rõ các trường hợp tồn tại không khắc phục

được hoặc chỉ khắc phục được trong điều kiện khác như không thể nâng cấp, lắp thêm BTS, điều chỉnh vùng phủ.

C. Xây dựng tiêu chí thực hiện tối ưu hóa: Dựa trên kết quả thu thập đánh giá chất lượng mạng hiện tại, phải đưa ra tiêu chí để thực hiện công việc tối ưu hóa, nội dung bao gồm:

• Các chỉ số KPI (Bao gồm CSSR, DRC, HOSR, Qvoice) sẽ đạt được ở

mức network, BSC, cell sau khi thực hiện tối ưu hóa.

• Tỷ lệ phần trăm (%) các cell trong khu vực tối ưu hóa sẽ có chất

lượng tăng lên trên phương diện thống kê (CSSR, DRC, HOSR).

• Mức độ cải thiện các khu vực có mức thu tín hiệu kém, khu vực có

nhiễu, khu vực có chất lượng thoại Qvoice kém (phải liệt kê và đánh giá cụ thể các khu vực có khả năng cải thiện chất lượng và khu vực không có khả năng cải thiện chất lượng).

• Tồn tại nếu có.

4.3.2. Các nội dung công việc tối ưu hóa

™ Tối ưu hóa phần cứng thiết bị trạm BSS: Phải thực hiện phân tích chất lượng, kiểm tra và hiệu chỉnh, nâng cấp phần cứng của các trạm BTS thuộc khu vực tối ưu hóa (bao gồm cả anten, feeder) nếu có cảnh báo lỗi phần cứng, chất lượng dịch vụ không tốt, thể hiện kết quả đo kiểm và hiệu chỉnh chi tiết.

™ Tối ưu hóa các tham số cơ sở dữ liệu mạng vô tuyến: Phải liệt kê các tham số mạng vô tuyến đã được thay đổi tại các phần tử BSC/PCU/BTS (giá trị cũ, giá trị mới) trong quá trình thực hiện ưu hóa.

™ Phải phân tích cấu trúc mạng vô tuyến để đưa ra các khuyến nghị về vị trí đặt trạm BTS, tăng hoặc giảm độ cao, hướng và góc ngẩng anten; các vị

trí trạm BTS cần di dời, các khu vực cần phải bổ sung trạm BTS để đảm bảo chất lượng dịch vụ.

™ Phải có kết quả so sánh, đánh giá bán kính vùng phủ sóng và chất lượng

dịch vụ trước và sau tác động vào mạng lưới trong quá trình thực hiện tối ưu hóa.

™ Phải thực hiện điều chỉnh tối ưu vùng phủ sóng của các trạm BTS để đảm

bảo mỗi một cell không được có quá 15 neighbour cells, không có hiện tượng overshoot, overlap.

™ Tại thời điểm trước khi đổi tần cho toàn khu vực( nếu có), phải có kết quả tổng kết đánh giá mức độ hoàn thành, so sánh chất lượng dịch vụ mạng vô tuyến so với thời điểm trước khi bắt đầu thực hiện tối ưu hóa. bao gồm:

• Liệt kê các nội dung công việc đã thực hiện, đánh giá tóm tắt hiệu quả của từng nội dung công việc.

• So sánh đánh giá chất lượng dịch vụ trên phương diện số liệu

thống kê (CSSR, DRC, HOSR) ở mức Network, BSC, Cell của địa bàn thực hiện tối ưu hóa.

• Đánh giá mức độ cải thiện về mức thu tín hiệu và chất lượng thoại của mạng vô tuyến.

™ Phải thực hiện việc đổi tần số toàn diện(nếu có) mạng vô tuyến khu vực

tối ưu hóa thành công chỉ duy nhất 01 lần, nếu quá 02 lần phải đổi tần coi như việc đổi tần của công việc tối ưu hóa không thành công, liệt kê các tần số trước và sau khi đổi tần.

™ Sau khi thực hiện đổi tần toàn diện cho khu vực tối ưu hóa, đối tác chỉ được phép thực hiện trong thời gian không quá 01 tháng đối với tất cả các công việc cần thiết nhằm khắc phục lỗi phát sinh, tinh chỉnh nâng cao chất lượng mạng lưới nhằm đạt được các tiêu chí đề ra, liệt kê công việc khắc phục và tinh chỉnh sau đổi tần.

Chương 4 Ti ưu hóa mng truy cp vô tuyến ca công ty Vinaphone ti tnh Nam Định

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa mạng truy cập vô tuyến của công ty vinaphone tại tỉnh nam định (Trang 75 - 78)