Phân tích ngắn gọn ý nghĩa câu chuyện

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN kỹ NĂNG NGHỊ LUẬN về vấn đề xã hội đặt RA TRONG tác PHẨM văn học (Trang 49 - 56)

- Số phận bi kịch của những con người trong tác phẩm:

1. Phân tích ngắn gọn ý nghĩa câu chuyện

Truyện Người đi săn và con vượn mang màu sắc như một truyện ngụ ngôn có ý nghĩa răn dạy con người một cách sâu sắc và cảm động:

- Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, với muôn loài. Con người cần có trách nhiệm bảo vệ môi trường, hành động săn bắn thú rừng hoang dã là tội ác, là hành động đáng lên án.

- Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và cao quý của con người, che chở và nâng đỡ ta trên hành trình dài rộng của cuộc sống.

- Sức mạnh của tòa án lương tâm đã hướng thiện mọi con người, mọi hành động nhẫn tâm, độc ác

2. Nghị luận về ý nghĩa của câu chuyện

* Bàn luận:

- Môi sinh, môt trường, núi rừng, chim muông,… là những thứ rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta, chúng cần được bảo vệ. Hành động đi ngược lại (săn bắn, giết hại) là hành vi vi phạm pháp luật, đáng bị lên án.

- Bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta.

- Tình mẫu tử là là tình cảm tự nhiên, thiêng liêng và cao đẹp, trong gian nguy, nó lơn hơn cả nỗi đau và cái chết. Tình mẫu tử cũng khơi dậy lòng trắc ẩn và giúp người ta nhận ra và kịp thời sửa chữa những lỗi lầm.

- Trong cuộc sống, sẽ có những lúc ta mắc phải sai lầm nhưng điều quan trọng nhất nhận ra sai trái và sửa chữa kịp thời.

- Ranh giới giữa cái thiện và cái ác trong cuộc sống là rất mong manh, đứng trước ranh giới đó, lương tâm sẽ trỏ lối cho ta bước đi.

* Bài học:

- Luôn trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng và cao đẹp là thái độ sống chuẩn mực, văn minh cần có mỗi người.

- Trong cuộc đời này, không chỉ có tình mẫu tử mới là tình cảm thiêng liêng cao quý duy nhất, con người ta sống với muôn vàn những tình cảm khác: tình thân gia đình, tình bạn, tình đồng loại,… Bất cứ tình cảm nào cũng đáng trân trọng, bất cứ tình cảm nào cũng là cao quý.

- Mỗi người con cần phải có trách nhiệm hiếu thỏa, yêu thương, chăm sóc cha mẹ và người làm cha làm mẹ cũng phải luôn dành tất cả sự yêu thương, chở che, bao bọc cho những đứa con của mình.

- Chúng ta cần phải lên án những hành động phá hủy môi trường, có công tác tuyên truyền và hành động cụ thể, tích cực nhằm bảo vệ môi trường.

- Trong cuộc sống ta cần phải đứng vững trong mọi nghịch cảnh, luôn để lương tâm của mình hướng về những điều thiện, những điều tốt đẹp. Quan trọng hơn cả là phải biết thức tỉnh sau mỗi hành động tội lỗi, sai trái.

Đề 4.

Đọc truyện kể sau:

Loài chim họp nhau lại bầu ra vua. Con Công xòe to cái đuôi của mình và tự đề cử mình làm vua. Tất cả loài chim, vì vẻ đẹp của nó, đã chọn nó làm vua. Ác Là bèn nói:

- Anh Công này, anh hãy nói cho bạn chúng tôi biết: khi anh lên làm vua, anh sẽ che chở chúng tôi khỏi lũ diều hâu như thế nào, nếu chúng rượt đuổi chúng tôi?

Công không biết trả lời ra sao. Thế là tất cả loài chim suy nghĩ xem liệu Công có là ông vua tốt của chúng không. Và chúng không chọn Công làm vua nữa, mà chọn Đại Bàng”.

(Theo Lep Tônxtôi) Suy nghĩ của anh/chị được gợi ra từ câu chuyện trên.

Gợi ý hướng dẫn:

1. Phân tích ngắn gọn ý nghĩa câu chuyện

- Vấn đề nghị luận:

+ Con người trong cuộc sống không nên quá chú trọng hình thức mà quên đi vẻ đẹp thực sự của nhân cách, tâm hồn.

+ Câu chuyện cũng đề cao vai trò của người thủ lĩnh, vai trò của lòng dũng cảm.

2. Nghị luận về ý nghĩa của câu chuyện

* Bàn luận:

- Hình thức chỉ là cái vỏ bọc vô giá trị còn tài năng mới là thứ đáng trân trọng.

- Hình thức chỉ giúp ta thành công trong những bước đầu nhưng nếu không có tài năng thật sự thì con người sẽ chẳng bao giờ thực sự thành công.

- Vai trò của người thủ lĩnh là vô cùng to lớn trong hoạt động tập thể. Người thủ lĩnh phải là người dẫn dắt được tập thể đi, trèo lái, quyết định vào những lúc khó khăn nhất. - Câu chuyện cũng đề cao lòng dũng cảm, sẵn sàng hi sinh bảo vệ người khác (qua hình tượng nhân vật Đại bàng).

* Biểu hiện:

- Trong cuộc sống, những con người tài năng bao giờ cũng được trọng dụng và được làm việc trong những môi trường tốt.

- Không phủ nhận những người có ngoại hình đẹp sẽ có nhiều cơ hội, nhưng chỉ tài năng thực sự mới đưa học đến với thành công.

- Vai trò của người thủ lĩnh là vô cùng quan trọng. Con người ấy phải biết cách chèo lái tập thể đi trên con đường đúng đắn, sẵn sàng vì tập thể...

* Ý nghĩa:

- Đại bàng trong câu chuyện được các loài vật lựa chọn không phải vì hình thức mà bởi nó có khả năng bảo vệ các loài vật khác.

- Cái đích cuối cùng của con người là tài năng và nhân cách chứ không phải vẻ bề ngài hào nhoáng.

* Mở rộng:

- Phê phán những kẻ chỉ chú trọng vẻ bề ngoài mà quên đi giá trị thực sự của con người. - Tuy nhiên, không nên hạ thấp giá trị hình thức mà cần cân bằng cả hai yếu tố: hình thức và tài năng.

Đề 5.

Chim cun cút sa lưới của người thợ săn. Chim bèn lên tiếng van xin người thợ săn thả nó ra:

- Ông cứ thả tôi ra - Nó nói - Tôi xin hầu hạ ông. Tôi sẽ nhử những con cun cút khác vào lưới cho ông.

- Hừm, cun cút ơi, - người thợ săn nói - bình thường, ta cũng không thả mày ra, còn bây giờ lại càng không. Ta sẽ vặn cổ mày vì mày muốn phản lại đồng loại”.

(Theo Lep Tônxtôi) Suy nghĩ của anh/chị được gợi ra từ câu chuyện trên.

Gợi ý hướng dẫn:

1. Phân tích ngắn gọn ý nghĩa của câu chuyện

- Tóm tắt lại nội dung câu chuyện.

- Vấn đề nghị luận: Câu chuyện là bài học về tình cảm đồng loại, về sự yêu thương, chia sẻ và cao hơn chính là bài học và tình người. Nhưng ở một khía cạnh khác, câu chuyện là lời răn đe nghiêm khắc đối với những kẻ phản bội lại đồng loại mình, mang trong mình lòng ích kỷ và sự độc ác.

2. Nghị luận về ý nghĩa của câu chuyện

* Bàn luận: Câu chuyện về loài chim khiến chúng ta phải suy ngẫm về lối sống, cách ứng xử của con người với nhau.

- Đó là bài học về tình cộng đồng, về sự yêu thương, chia sẻ. Trong cuộc sống, giữa người với người luôn tồn tại những tình cảm thiêng liêng: tình phụ tử, tình mẫu tử, tình cảm với bạn bè, thầy cô... khởi nguồn cho những tình cảm ấy chính là tình người. Tình người là thứ tình cảm vô hình, bất diệt, một thứ tình cảm không phân biệt thời gian, không gian.

- Đó cũng là bài học về tính phản bội, ích kỷ đến độc ác; bất chấp tất cả vì lợi ích riêng, cho dù làm nguy hại đến đồng loại của mình; là lời cảnh tỉnh cho những kẻ ôm trong lòng sự ích kỷ cá nhân.

* Biểu hiện:

- Tình người biểu hiện qua chính những việc làm, cử chỉ hằng ngày mà chúng ta dành cho những người xung quanh.

+ Đó chính là cùng nhau đoàn kết vượt qua khó khăn, thiên tai, hoạn nạn... (Dẫn chứng: trợ giúp người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, trẻ mồ côi, người già neo đơn; ủng

hộ, giúp đỡ nhân dân bị bão lụt miền Trung; xa hơn là sự hiếu khách đối với bạn bè thế giới...).

+ Không vì lợi ích cá nhân nhỏ nhoi mà làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng (Dẫn chứng: các thương lái vì chạy theo lợi nhuận mà bất chấp sức khỏe người tiêu dùng...).

- Trong cuộc sống, vẫn có những người đánh mất đi thứ tình cảm thiêng liêng, ban sơ ấy. Họ quên đi tình thứ tình cảm thuần khiết nhất giữa người với người để chất chứa trong lòng những ích kỷ, ghen ghét, đua tranh. Họ sẵn sàng chà đạp lên lợi ích chính đáng của người khác để đạt được mục đích riêng mình. Họ không biết rằng thứ tình cảm họ đang nuôi dưỡng sẽ trở nên thứ tình cảm độc ác, xấu xa, nguy hại cho xã hội.

* Ý nghĩa:

- Cuộc sống luôn là một bài ca đẹp dù đâu đó còn vang lên những nốt trầm. Con người sống trong thế giới ấy hàng ngày phải cố gắng để điểm tô thêm cho cuộc sống; điểm tô bằng những tình cảm chân thành, thuần khiết dành cho nhau, bằng tình yêu thương và sự quan tâm chia sẻ. Một khi mỗi người ý thức được vai trò của tình người thì cuộc sống mới thực sự mang trên nó bộ cánh hồng của tình yêu và sự yên bình. Hãy bồi đắp thêm cho tình người thiêng liêng bằng cách đối xử tốt với những người xung quanh. Đó không phải là thứ tình cảm xa xôi, nó vốn dĩ đã ở ngay trong trái tim mỗi chúng ta. - Tình yêu thương đưa con người lại gần nhau hơn, sưởi ấm trái tim mỗi người và nuôi dưỡng tâm hồn con người thêm tươi đẹp.

- Những người ích kỷ thường cô độc, thậm chí bị loại ra khỏi nhịp sống chung, bị coi thường, khinh ghét, bị lên án, bài trừ.

- Nếu thế giới này tình thương biến mất, chỉ còn lòng ích kỷ và sự ghen ghét đố kỵ thì sẽ ra sao? Sẽ không còn khoảng hồng tươi đẹp, không còn cho ta những khoảnh khắc êm đềm. Nếu ai cũng mong muốn cho lợi ích của bản thân mà dè chừng, hãm hại người khác thì đến cuối cùng chỉ còn lại một màu xám ngắt.

* Bài học: Hãy biết yêu thương khi còn có thể.

Đề 6.

Xén lá

Mẫu đơn là vua các loài hoa. Có anh nhà giàu, mua được một gốc, trồng ở giữa sân. Khi hoa nở, màu đỏ rực rỡ, lá xanh rợp mát. Người nào đi qua trông thấy cũng thốt lên: “Hoa đẹp biết bao!”. Anh nhà giàu nghe người ta chỉ khen hoa, mà không nói

gì đến cành lá, bèn xén trụi cành lá. Rốt cuộc ai thấy cũng lắc đầu, nhíu mày bỏ đi. Anh nhà giàu hoang mang không hiểu, làu bàu: “Sao hôm qua thì ngợi khen hoa thế, mà hôm nay thấy hoa lại lắc đầu như vậy?”.

(Ngụ ngôn thi thoại - Theo Trần Tử Ích, NXB TP Hồ Chí Minh, 2003) Suy nghĩ của anh/chị được gợi ra từ câu chuyện trên.

Gợi ý hướng dẫn:

1. Phân tích ngắn gọn ý nghĩa câu chuyện

- Tóm tắt lại nội dung câu chuyện. - Vấn đề nghị luận:

+ Cái đẹp là sự hài hòa, là sự tôn vinh lẫn nhau, cái đẹp không thể đi với sự ích kỷ => Bài học về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng.

+ Câu chuyện cũng là lời phê phán những con người “đẽo cày giữa đường”, không có chính kiến.

2. Nghị luận về ý nghĩa của câu chuyện

* Bàn luận: Câu chuyện ngụ ngôn tuy đơn giản nhưng lại gợi ra nhiều bài học sâu sắc về lẽ sống.

- Đó là bài học về sự hòa đồng, hợp tác của cá nhân trong cộng động. Giống như vẻ đẹp của hoa mẫu đơn, dù là vua của các loài hoa, cũng chỉ thực sự được nâng tầm khi được bao bọc trong màu xanh của lá. Tuy lẽ thường là khen hoa đẹp nhưng ai cũng biết nếu không có lá, vẻ đẹp ấy chỉ là cái xác mang màu sắc rực rỡ vô hồn.

* Biểu hiện:

- Một tập thể lớp tốt được gây dựng nên từ nhiều cá nhân tốt. Mỗi cá nhân cố gắng hoàn thiện bản thân từ đó hoàn thiện tập thể.

- Mỗi người sinh ra đảm nhiệm một vai trò khác nhau, giống như “lá” và “hoa”. “Hoa” tuy là nổi bật nhưng chỉ đẹp khi hài hòa trong màu “lá”. Trong cuộc sống cũng vậy, có người nổi trội, tài năng hơn hẳn nhưng có được con người ấy là một hành trình dài, là sự giúp sức, đóng góp không nhỏ của một tập thể đoàn kết. Tôn vinh cá nhân cũng là ngầm tôn vinh tập thể.

- Những con người “đẽo cày giữa đường”, thiếu chính kiến sẽ không bao giờ thành công trong cuộc sống. Họ sẽ mãi chạy theo những ảo vọng mà người khác vẽ nên hết lần này đến lần khác. Bản thân họ không tự tin vào bản thân, vì vậy mà chịu sự chi phối từ người khác, mãi mãi không tìm được con đường của riêng mình.

- Cuộc sống bao giờ cũng bộc lộ cả hai mặt tốt-xấu. Vì vậy ta phải nhìn nhận nó với cái nhìn đa chiều; không nên chỉ nghe từ một phía mà thay đổi chính kiến, quan điểm của bản thân. Cuộc sống cũng giống như con người, có tốt, có xấu, nhưng tự bản thân nó hài hòa và tạo nên một vẻ đẹp lớn.

* Bài học: Trong cuộc sống con người, một cá nhân giỏi phải được nuôi dưỡng trong một môi trường tốt trong một thời gian dài. Tôn vinh cá nhân cũng là khẳng định vai trò của tập thể. Đó là mối quan hệ không thể tách rời, bổ trợ cho nhau, tôn vinh nhau, hoàn thiện nhau.

- Câu chuyện cũng là bài học sâu sắc cho những kẻ “đẽo cày giữa đường”, không có chính kiến. Giống như anh nhà giàu trong câu chuyện, chỉ vì nghe người ta khen hoa mà xén lá. Anh ta không chỉ thiếu hiểu biết, không có chính kiến mà còn vô cùng thiển cận, nhìn sự vật chỉ theo một góc độ, không suy xét, phán đoán.

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN kỹ NĂNG NGHỊ LUẬN về vấn đề xã hội đặt RA TRONG tác PHẨM văn học (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w