- Số phận bi kịch của những con người trong tác phẩm:
2. Dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống rút ra từ tác phẩm văn học
2.1. Một số đề minh họa
Đề 1. Trình bày suy nghĩ của anh/chị về số phận người phụ nữ trong bài ca dao:
Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Từ đó suy ngẫm về số phận người phụ nữ trong cuộc sống hiện đại.
Đề 2. Vấn đề đồng tiền trong Truyện Kiều của Nguyễn Du và vấn đề đồng tiền trong xã
hội ngày nay.
Đề 3. Từ tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, nghĩ về vấn nạn hối lộ trong
xã hội ngày nay.
Đề 4. Khát vọng lên đường của người thanh niên yêu nước trong bài thơ Lưu biệt khi
xuất dương của Phan Bội Châu và hiện tượng chảy máu chất xám ở Việt Nam hôm
nay.
Đề 5. Suy ngẫm về vấn đề đặt ra trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên và bài thơ
Chân quêcủa Nguyễn Bính.
Đề 6. Ý nghĩa thời sự trong bài thơ Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyễn đối với cuộc sống
hôm nay.
Đề 7. Từ bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ, anh/chị có suy nghĩ gì về hiện tượng
dùng tiếng nước ngoài tràn lan của một bộ phận giới trẻ hiện nay?
Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.
Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê.
Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa Khi hun thuyền gieo mạ lúc đưa nôi Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ Nón ai xa thăm thẳm ở bên trời...
“Đá cheo leo trâu trèo trâu trượt...” Đi mòn đàng dứt cỏ đợi người thương Đây muối mặn gừng cay lòng khế xót Ta như chim trong tiếng Việt như rừng.
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.
Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy Một tiếng “vườn” rợp bóng lá cành vươn Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng “suối”
Tiếng “heo may” gợi nhớ những con đường.
Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng
Vẫn tiếng “làng”, tiếng “nước” của riêng ta Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất
Nàng Mị Châu quì gối lạy cha già.
Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán
Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.
Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng Cao qúy thâm trầm rực rỡ vui tươi
Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ.
Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt.
Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi Như vị muối chung lòng biển mặn
Như dòng sông thương mến chảy muôn đời.
Ai thuở trước nói những lời thứ nhất Còn thô sơ như mảnh đá thay rìu Điều anh nói hôm nay, chiều sẽ tắt Ai người sau nói tiếp những lời yêu?
Ai phiêu bạt nơi chân trời góc bể
Có gọi thầm tiếng Việt giữa đêm khuya? Ai ở phía bên kia cầm súng khác
Cùng tôi trong tiếng Việt quay về.
Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình...
Đề 8. Đọc đoạn văn sau và trình bày ý kiến của anh/chị về hiện tượng nêu ra trong đoạn
văn:
Tôi đạp xe ở đường Phan Đình Phùng, tôi đạp chậm, vừa đạp vừa nghĩ ngợi. Một ông bạn trẻ đạp xe như gió thúc mạnh bánh xe vào đít xe tôi, may mà gượng kịp. Tôi quay lại nói cũng nhẹ nhàng: “Cậu đi đâu mà vội thế?”. Hắn không trả lời, đạp vượt qua xe tôi, rồi quay mặt lại chửi một câu đến sững sờ: “Tiên sư cái anh già!”. Lại một buổi sáng tôi tới thăm một người bạn ở quận Đống Đa, đã lâu không đến nên quên đường, lát lát phải hỏi thăm. Có người trả lời, là nói sõng hoặc hất cằm, có người cứ giương mắt nhìn mình như nhìn con thú lạ.
(Trích Một người Hà Nội- Nguyễn Khải)
Đề 9. Đời thừa của Nam Cao và bi kịch của người trí thức Việt trong cuộc sống hiện
nay.
Đề 10. Từ Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng, suy nghĩ về sự băng hoại
đạo đức trong một bộ phận xã hội hiện đại hôm nay.
Đề 11. Truyện ngắn Chiếc thuyện ngoài xa của Nguyễn Minh Châu đề cập đến một
vấn đề có tính chất nhức nhối trong xã hội hiện nay: nạn bạo hành gia đình. Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề trên.
Đề 12. Đọc truyện Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân và nghĩ về hiện tượng nhiều bạn trẻ
hiện nay không biết trân trọng giá trị sự sống.
Đề 13. Trong bút kí Ai đã đặt tện cho dòng sông, Hoàng Phủ Ngọc Tường có ví sông
Hương như một viên ngọc quý. Theo anh/chị, cần phải làm gì để bảo vệ viên ngọc quý ấy trong tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay?
Đề 14. Từ tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, anh/chị suy
nghĩ thế nào về hiện tượng sống gửi, sống nhờ của giới trẻ hiện nay?
Đề 15. Từ nghịch cảnh của nhân vật Trương Ba trong trích đoạn Hồn Trương Ba, da
hàng thịt (Lưu Quang Vũ), bàn về nỗi khổ của những con người không được sống đúng
là mình.
Đề 16. Từ truyện Người trong bao (Sê-khốp), quan sát trong đời sống thực, phải chăng
cũng có hiện tượng “người trong bao”? Ý kiến của anh/chị đối với hiện tượng này như thế nào?
Đề 17. Từ cuộc đời của nhân vật Xô-cô-lốp và bé Vi-ni-a trong Số phận con người của
Đề 18. Thần thoại Hy Lạp kể rằng: Ngày xưa có một chàng trai tên là Nacxit. Nacxit hết sức xinh đẹp nhưng chẳng yêu ai ngoài bản thân mình. Một ngày xuân Nacxit đi săn. Đến một dòng suối chàng dừng chân để uống nước. Chàng sững sờ nhìn bóng mình dưới nước suối, đưa tay vẫy, mê mẫn tỏ tình… và chỉ gặp phải dòng nước lạnh buốt đáp ứng. Nacxit cứ ngắm bóng mình mãi, không cách nào dứt được. Người chàng cứ héo dần, không còn thiết gì đến ăn hay ngủ. Cuối cùng chàng chết gục bên dòng suối.
Từ câu chuyện trên, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về hội chứng ái kỷ đang ngày càng tràn lan trong cuộc sống hiện nay.
Đề 19. Từ những tâm sự của Lưu Quang Vũ trong bài thơ Tự sự:
Dù đục dù trong con sông vẫn chảy Dù cao dù thấp cây lá vẫn xanh Dù người phàm tục hay kẻ tu hành Cũng phải sống từ những điều rất nhỏ Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?
Anh/chị có suy nghĩ gì về hiện tượng những người trẻ tuổi thường hay đổ lỗi cho hoàn cảnh?
2.2. Gợi ý hướng dẫn một số đề minh họa
Đề 1. Trình bày suy nghĩ của anh/chị về số phận người phụ nữ trong bài ca dao:
Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Từ đó suy ngẫm về số phận người phụ nữ trong cuộc sống hiện đại.
Gợi ý hướng dẫn: