0
Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Nghị luận về hiện tượng cư xử thiếu văn hóa

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC (Trang 37 -38 )

- Số phận bi kịch của những con người trong tác phẩm:

2. Nghị luận về hiện tượng cư xử thiếu văn hóa

* Nêu và mô tả hiện tượng:

- Đoạn văn bản bàn về vấn đề nói năng cư xử thiếu văn hóa của một bộ phận giới trẻ trong xã hội hiện nay. Hiện tượng này đã và đang diễn ra ở nhiều nơi như nói tục, chửi bậy, mất trật tự nơi công cộng, chen lấn xô đẩy khi xếp hàng, vứt rác bừa bãi…

 Đây là hiện tượng tiêu cực, đáng lên án. * Bàn luận về hiện tượng:

- Vì sao lại có hiện tượng trên?

+ Xã hội phát triển, nhiều trào lưu, lối sống lai căng xuất hiện gây ảnh hưởng lớn đến cách nói năng và ứng xử của giới trẻ.

+ Gia đình và nhà trường thiếu quan tâm giáo dục nhận thức, nhân cách cho giới trẻ. Nhiều người lớn có hành vi thiếu văn hóa khiến học sinh bắt chước làm theo, dần dần trở thành thói quen xấu khó bỏ.

+ Ý thức kém của chính giới trẻ. - Hậu quả của hiện tượng:

+ Cư xử, nói năng thiếu văn hóa là một thói quen xấu thể hiện nếp sống không văn minh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành nhân cách ở giới trẻ.

+ Người có hành vi cư xử thiếu văn hóa làm xấu hình ảnh của chính mình, gây ra sự phản cảm, bị mọi người xa lánh.

+ Giới trẻ cư xử, nói năng thiếu văn hóa sẽ làm xấu đi hình ảnh đất nước, dân tộc trong mắt bạn bè quốc tế.

+ Gây ảnh hưởng không tốt đến các em nhỏ.

* Bài học liên hệ:

- Bên cạnh hiện tượng cư xử thiếu văn hóa, trong xã hội vẫn còn những tấm gương đẹp về nếp sống văn minh đáng được ngợi ca: nhường ghế cho người già trên xa buýt, nhặt rác bảo vệ môi trường, giúp đỡ người tàn tật…

- Giao tiếp, ứng cử có văn hóa nơi công cộng là vấn đề quan trọng với mỗi người, cần được nhà trường và gia đình quan tâm giáo dục để nâng cao ý thức cho giới trẻ. Bản thân học sinh cần rèn luyện thói quen sống văn minh, tôn trọng chính mình và mọi người xung quanh.

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC (Trang 37 -38 )

×