- Số phận bi kịch của những con người trong tác phẩm:
2. Nghị luận về ý nghĩa của câu chuyện
* Bàn luận:
- Trong thực tế, nhiều người có lối sống ích kỉ, thực dụng. Họ chỉ biết nhận mà không biết cho đi, luôn toan tính cho bản thân mà bất chấp tất cả.
- Trong cuộc sống con người không nên có lối sống thực dụng, toan tính, ích kỉ. Lối sống ấy khiến con người trở nên vô cảm, sống cô đơn, thậm chí chuốc họa vào thân.
- Cuộc sống luôn cần sự quan tâm, hợp tác và sẻ chia để mỗi người luôn cảm nhận được niềm hạnh phúc.
- Sự quan tâm, hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau sẽ khiến cho các mối quan hệ xã hội luôn tốt đẹp, cuộc sống gần gũi,tràn ngập yêu thương.
- Giá trị cuộc sống nằm ở những điều mình đang có tuy vậy thực tế vẫn còn rất nhiều người không biết trân trọng những điều đó luôn tìm kiếm những giá trị xa xôi, viển vông.
- Biết trân trọng mọi điểu thuộc về hiên tại con người sẽ luôn cảm thấy tự tin, yêu cuộc sống, thấy cuộc sống này thật đáng sống, không ngừng nỗ lực phấn đấu.
- Trong cuộc sống, chỉ có lòng tin tưởng lẫn nhau mới giúp duy trì các mối quan hệ dài lâu, nhưng vẫn có những người trao đi lòng tốt với thái độ ngờ vực, thiếu tin tưởng. - Niềm tin giúp cho chúng ta vượt qua những thử thách khó khăn, thấy cuộc sống luôn có ý nghĩa và tràn đầy yêu thương.
* Bài học:
- Giá trị đích thực của cuộc sống là cho đi và nhận lại. Khi bạn cho đi bạn sẽ nhận lại nhiều hơn.
- Trong cuộc sống người không biết trân trọng những gì mình đang có sẽ không bao giờ nhận được hạnh phúc,
- Một mối quan hệ tốt đẹp không thể được xây dựng bằng sự ích kỉ, lòng toan tính hay sự thiếu tin tưởng lẫn nhau. Chỉ có quan tâm sẻ chia, tin tưởng mới là cầu nối cho những mối quan hệ dài lâu.
Đề 2.
Chiếc lá
Chim sâu hỏi chiếc lá:
- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
- Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn?
- Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ.
- Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt ngày đêm chưa?
- Chưa! Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.
- Thế thì chán thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.
- Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi – những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến.
(Tiếng Việt lớp 4, tập 2) Suy nghĩ của anh/chị được gợi ra từ câu chuyện trên.
Gợi ý hướng dẫn:
1. Phân tích ngắn gọn ý nghĩa của câu chuyện
- Chiếc lá nhỏ nhoi bình thường là niềm biết ơn lớn lao của bông hoa. Chim sâu cứ tưởng nó đã đôi lần biến thành hoa, thành quả, thành mặt trời nhưng không, cả đời nó vẫn là chiếc lá như thế. Chính vì nó luôn là chiếc lá, sự giản đơn, bình thường ấy đã tạo ra bao đóa hoa đẹp đẽ.
Câu chuyện đã cho thấy nhiều vấn đề và hiện tượng của cuộc sống:
+ Giá trị của con người thực chất lại là những điều vô cùng giản dị, bình thường. + Cuộc đời mỗi con người là câu chuyện đẹp nhất do mỗi chúng ta viết ra.
+ Cái đẹp chính là nằm ở sự giản dị, khiêm tốn, thầm lặng dâng hiến, không ganh đua, bon chen.
+ Cuộc sống là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Giống như bông hoa phải đặt cạnh chiếc lá, chiếc lá tôn vinh nét đẹp của bông hoa, cái tôi phải đặt trong cái ta, cái ta là sự tổng hợp của những cái tôi nhỏ bé. Chỉ có như vậy cuộc sống mới trở nên tốt đẹp, có ý nghĩa.
2. Nghị luận về ý nghĩa của câu chuyện
* Bàn luận:
- Giá trị của mỗi người không nằm ở những điều xa vời, lớn lao mà ở ngay chính những điều bình thường, thân thuộc.
- Mỗi người phải luôn là chính mình, luôn sống đúng nghĩa, luôn tự tin vào những giá trị riêng của bản thân.
- Cái đẹp luôn tiềm ẩn ngay trong những điều giản dị, nhỏ bé, lặng thầm nhất, Đẹp không có nghĩa là phải xa hoa, là lộng lẫy, là quyền quý.
- Con người không thể sống chỉ vì cái tôi riêng mà tách ra khỏi cái ta chung.
* Ý nghĩa:
- Ý thức được giá trị của bản thân ta sẽ luôn thấy tự tin, sống có động lực, có phấn đấu, có ý nghĩa.
- Nhận ra giá của mỗi người nằm ở những điều bình thường nhất ta sẽ luôn tìm ra, trân trọng những điều tốt đẹp của mọi người xung quanh.
- Sống là chính mình ta sẽ thấy cuộc đời là một hành trình tuy nhiều khó khăn, cách trở nhưng luôn có động lực để vượt qua.
- Luôn đặt cái tôi nhỏ bé của mình sau cái ta chung ta sẽ tìm thấy và dung hòa được những mối quan hệ tốt đẹp.
* Phản đề:
- Phê phán những người thiếu tự tin vào bản thân, luôn kiếm tìm những khuôn mẫu để biến mình thành những “bản sao”.
- Phê phán những kẻ đánh giá người khác bằng những thước đo lớn lao, xa xôi, viển vông.
- Phê phán những kẻ khoa trương hống hách, thiếu sự khiêm tốn, giản dị.
- Phê phán những kẻ luôn đặt cái tôi của bản thân lên trên hết, sống ích kỉ toan tính, vì bản thân mà bất chấp tất cả.
* Mở rộng:
- Giá trị của con người nằm ở những điều bình thường nhưng không có nghĩa là chúng ta ngừng tìm kiếm những ước mơ, vươn tới những điều tốt đẹp hơn.
- Luôn phải đặt cái tôi riêng của bản thân sau cái ta chung của mọi người nhưng không có nghĩa là ta sống một cách thụ động, không có chính kiến, không có tiếng nói.
Đề 3.
Người đi săn và con vượn
Ngày xưa có một người săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số. Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.
Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận, tay không rời con. Máu ở vết thương rỉ ra loang khắp ngực.
Người đi săn đứng im chờ kết quả...
Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống.
Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn rên má. Bác cắn môi, bẻ gãy nỏ và lẳng lặng quay gót ra về.
Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa.
(Theo Lep Tônxtôi, Tiếng Việt lớp 3, tập 2) Suy nghĩ của anh/chị được gợi ra từ câu chuyện trên.
Gợi ý hướng dẫn: