Vấn đề nhiễu

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa mạng viễn thông (Trang 70 - 73)

3.2.1 Định nghĩa và các dấu hiệu của nhiễu

a. Định nghĩa: Một mạng đối mặt các vấn đề nhiễu khi có mức tín hiệu thu tốt và chất lượng thu (RxQual) kém ở cùng khu vực tại cùng thời điểm.

b. Các dấu hiệu:

- Khách hàng phản ánh chất lượng thoại kém (cuộc gọi nhiễu) hay rớt cuộc gọi. - Các bộ chỉ thị chất lượng dịch vụ của hệ thống OMC:

9 Tỉ lệ chuyển giao do better cell HO thấp.

9 Tỉ lệ chuyển giao do DL/UL quality và chuyển giao do nhiễu cao. 9 Tỉ lệ chuyển giao thành công thấp.

- Các bộ chỉ thị giao diện A

- Tỉ lệ bản tin clear request cao, nguyên nhân thất bại ở giao diện vô tuyến.

3.2.2 Phân tích, kiểm tra, đánh giá vấn đề nhiễu

Việc phân tích, đánh giá nhiễu dựa vào các thống kê đo đạc vô tuyến RMS. RMS được thiết kế để giúp cho việc hoạch định và tối ưu được dễ dàng hơn bằng việc cung cấp các thống kê trên các báo cáo đo đạc vô tuyến. RMS cung cấp các thống kê ở mức TRX/Cell qua công cụ hổ trợ phân tích tối ưu vô tuyến RNO. Các thống kê hổ trợ phân tích nhiễu như:

- Ma trận phân bố mức chất lượng và tín hiệu (RxQual/RxLev).

- Ma trận phân bố tỉ lệ xóa khung liện tục so với mức tín hiệu (CFE/RxLev). - Thống kê về mức tín hiệu trên nhiễu (C/I) của các neighbour.

- Thống kê về mức tín hiệu trên nhiễu của các tần số MAFA (MAFA là tính năng mới cho các thiết bị MS của GSM, các MAFA MS có thể đo đạc tín hiệu trên nhiễu (C/I) của các tần số (cell) không phải là neighbour).

- Số cuộc gọi với nhiễu đường lên hay đường xuống. (tín hiệu tốt, chất lượng kém). - Số cuộc gọi bị tạp âm (chất lượng kém) với chất lượng thoại kém.

- Tỉ lệ sử dụng các mã hoá AMR tốc độ thấp cũng thể hiện các vấn đề nhiễu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần cẩn thận do phụ thuộc vào lựa chọn các giá trị ngưỡng được sử dụng cho việc thay đổi giữa các tốc độ mã.

3.2.3 Các nguyên nhân tiêu biểu của nhiễu 3.2.3.1 Nhiễu bởi hệ thống GSM:

- Nếu tín hiệu cùng kênh không mong muốn (nguồn nhiễu) nhỏ hơn tín hiệu có ích 12dB (C/I ≤ 12) thì có khả năng gây nhiễu (với GSM là 9dB).

Hình 3.1 Nhiễu đồng kênh

- Dấu hiệu nhiễu đồng kênh luôn luôn là nhiễu đường xuống, tỉ lệ chuyển giao do quality cao, tỉ lệ rớt cuộc gọi hay ấn định kênh TCH thất bại cao.

- Để xử lý cần giảm góc ngẩng nguồn nhiễu, thậm chí thay đổi hướng của anten, giảm công suất phát của BTS hay thay đổi tần số.

b. Nhiễu kênh kề:

- Nếu tín hiệu kênh kề không mong muốn (nguồn nhiễu) lớn hơn 6dB so với tín hiệu mong muốn (C/A ≤ -6) thì có khả năng gây nhiễu (với GSM là 9dB).

- Dấu hiệu nhiễu kênh kề luôn luôn là nhiễu đường xuống, tỉ lệ chuyển giao do quality cao, tỉ lệ rớt cuộc gọi hay ấn định kênh TCH thất bại cao.

- Để xử lý cần giảm góc ngẩng nguồn nhiễu, thậm chí thay đổi hướng của anten, giảm công suất phát của BTS hay thay đổi tần số.

- Nhiễu do sử dụng tính năng Forced Directed Retry: Thuật toán FDR cho phép MS kết nối trên SDCCH của một cell mà không có tài nguyên TCH rỗi và thực hiện chuyển giao SDCCH-TCH để chiếm một kênh TCH trên neighbour của nó. Tuy nhiên việc sử dụng tính năng FDR sẽ làm MS kết nối đến cell không phải vùng phục vụ của nó sẽ làm phá vở hoạch định tần số và làm tăng nguy cơ cuộc gọi bị nhiễu và chất lượng tồi.

- Nhiễu từ hệ thống không phải GSM:

9 Nhiễu bởi các mạng di động khác như CDMA, TACS, AMPS, NMT900.

9 Nhiễu bởi các nguồn tần số vô tuyến khác như các hệ thống radar, thiết bị chống trộm, thiết bị y tế,…

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa mạng viễn thông (Trang 70 - 73)