- Hìnhchiếu kết hợp hình cắt : để diễn tả hình dạng bên ngoài lẫn bên trong của vật thể trên cùng một hình biểu diễn (mục đích giảm bớt số lượng hình biểu diễn), người ta
VẼ QUI ƯỚC MỘT SỐ CHI TIẾT THÔNG DỤNG
2.3. Vẽ quy ước bánh răng côn
Răng của bánh răng côn được hình thành trên mặt côn, vì vậy kích thước của răng và môđun thay đổi theo chiều dài của răng, càng về phía đỉnh nón kích thước của răng và môđun càng bé
Quy ước vẽ bánh răng côn cũng tương tự như quy ước vẽ bánh răng trụ, tuy nhiên chỉ vẽ vòng chia đáy lớn của mặt côn.
Bài 3 : QUI ƯỚC VẼ LÒ XO 1.1. Khái niệm
Lò xo là chi tiết dự trữ năng lượng, dùng để giảm xóc, ép chặt, đo lực. Lò xo có các loại như sau : lò so xoắn ốc, lò so xoắn phẳng, lò so díp, lò so đĩa. Thông dụng nhất là lò so xoắn ốc.
• Đối với lò xo xoắn ốc, lò xo có kết cấu phức tạp nên lò xo được vẽ quy ước
theo TCVN 14-78
- Hình chiếu và hình cắt của lò xo xoắn trụ ( hay nón ) trên mặt phẳng chiếu song song với trục của lò xo, các vòng xoắn được vẽ bằng các đường thẳng thay cho đường cong
- Đối với lò xo xoắn trụ ( hay nón ) có số vòng xoắn lớn hơn 4 vòng thì quy định chỉ vẽ ở mỗi đầu lò xo một hoặc hai vòng xoắn ( trừ các vòng tỳ ) . Những vòng xoắn khác được vẽ bằng nét chấm gạch qua tâm mặt cắt của dây trên toàn bộ chiều dài và cho phép rút ngắn chiều dài của lò xo.
- Những lò xo có đường kính của dây lò xo bằng 2mm hay nhỏ hơn thì được vẽ bằng nét cơ bản, mặt cắt của lò xo được tô đen
• Đối với lò xo xoắn phẳng mà số vòng xoắn lớn hơn 2 vòng thì quy định
vẽ vòng đầu và vòng cuối, phần tiếp theo chỉ vẽ một đoạn bằng nét chấm gạch .
• Đối với lò xo đĩa có số đĩa lớn hơn 4, thì mỗi đầu chỉ vẽ một hoặc hai đĩa,
đường bao các đĩa còn lại vẽ bằng nét mảnh .
• Đối với lò xo díp, quy định chỉ vẽ đường bao của chồng lò xo.