- Hìnhchiếu cạnh : là hình chiếu nhìn từ trái đối với vật thể.
2.2.2. Phân bố kích thước :
Để kích thước ghi trên bản vẽ được rõ ràng, cách phân bố kích thước phải hợp lý. Khi ghi cần chú ý một số điểm sau :
- Mỗi kích thước chỉ được phép ghi một lần trên bản vẽ, không được ghi thừa. - Các kích thước định hình của bộ phận nào, nên ghi trên hình biểu diễn thể hiện rõ đặc trưng hình dạng của bộ phận đó.
- Những kích thước có lien quan, biểu thị cùng một bộ phận của vật thể thì nên ghi gần nhau.
- Những kích thước của cấu tạo bên trong và bên ngoài, nên ghi về hai phía của hình biẻu diễn.
- Mỗi kích thước được ghi ở một vị trí rõ ràng của bản vẽ, nên ghi ở ngoài hình biểu diễn và nên ghi tập trung ở trên một số hình biểu diễn, nhất là ghi trên hình chiếu chính.
Bài 3 : CÁCH ĐỌC BẢN VẼ HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ
Để đọc bản vẽ của hình chiếu vật thể cần lưu ý một số điểm sau :
- Khi đọc, người đọc phải xác định đúng hướng nhìn cho từng hình biểu diễn. Theo các hướng nhìn từ trước, từ trên, từ trái để hình dung hình dạng : mặt trước, mặt trên, mặt phải…của vật thể.
- Phải nắm chắc đặc điểm hình chiếu của các khối hình học cơ bản, rồi căn cứ theo hình chiếu mà chia vật thể thành một số bộ phận. Phân tích hình dạng từng bộ phận đi đến hình dung toàn bộ vật thể.
- Phải phân tích được ý nghĩa từng đường nét thể hiện trên các hình chiếu. Nét liền đậm, nét đứt, nét chấm gạch… mỗi nét thể hiện đường nào đó của vật thể. - Đối với những vật thể không dễ phân tích thành các bộ phận, có thể dùng cách phân tích đường, mặt. Ta biết rằng, bất kỳ một vật thể nào cũng được giới hạn bởi một số mặt, các mặt đó có vị trí tương đối khác nhau, chúng có thể song song với nhau hoặc cắt nhau. Nếu chúng song song với nhau thì có mặt ở trên có mặt ở dưới, hay có mặt ở trước có mặt ở sau.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 5 1. Hãy nêu các loại hình chiếu của vật thể ?
2. Hãy nêu cách vẽ bản vẽ hình chiếu của vật thể ? 3. Hãy nêu cách đọc bản vẽ hình chiếu của vật thể ?
Chương 6