HÌNH CẮT, MẶTCẮT

Một phần của tài liệu Giáo trình đào tạo máy trưởng hạng ba môn vẽ kỹ thuật cục đường thủy nội địa việt nam (Trang 44 - 46)

- Hìnhchiếu cạnh : là hình chiếu nhìn từ trái đối với vật thể.

HÌNH CẮT, MẶTCẮT

Bài 1 : KHÁI NIỆM VỀ HÌNH CẮT VÀ MẶT CẮT

Đối với những vật thể có cấu tạo bên trong phức tạp (vật thể có phần rỗng, có rãnh…), nếu chỉ dùng hình chiếu để biểu diễn thì hình vẽ có nhiều nét đứt, làm cho bản vẽ không rõ. Khắc phục điều đó, người ta dùng loại hình biểu diễn khác là hình cắt và mặt cắt để biểu diễn cấu trúc bên trong của vật thể.

Bài 2 : HÌNH CẮT 2.1. Định nghĩa :

Hình cắt là hình biểu diễn phần còn lại của vật thể sau khi đã tưởng tượng bỏ đi phần vật thể giữa mặt phẳng cắt và người quan sát.

2.2. Trình tự hoàn thành một hình cắt :

- Chọn mặt phẳng cắt : mặt phẳng cắt thường chọn song song với mặt phẳng

hình chiếu chứa hình chiếu muốn vẽ cắt (ví dụ : muốn vẽ hình cắt đứng, chọn

mặt phẳng cắt song song với P1, muốn vẽ hình cắt bằng chọn mặt phẳng cắt song

song với P2,….) và mặt phẳng cắt phải đi qua phần rỗng bên trong vật thể, nếu

vật có mặt phẳng đối xứng thì nên chọn mặt phẳng cắt trùng với mặt này. - Bỏ phần vật thể ở giữa người quan sát và mặt phẳng cắt đi.

- Chiếu phần vật thể còn lại lên mặt phẳng hình chiếu tương ứng. - Vẽ ký hiệu vật liệu trên các diện tích bị cắt.

- Định vị trí mặt phẳng cắt bằng cách : + Dùng nét cắt đặt tại chổ bắt đầu và chỗ kết thúc mặt phẳng cắt. Hình c?t A A A-A A-A M?t c?tMặt cắt Hình cắt

A

A

+ Dùng một chữ in hoa để gọi tên mặt phẳng cắt (ví dụ : mặt phẳng cắt A- A, B-B,…)

- Vẽ mũi tên chỉ hướng quan sát. Mũi tên này phải vuông góc với nét cắt và

chạm vào nét cắt.

- Gọi tên hình cắt cùng một tên với mặt phẳng cắt (ví dụ : mặt phẳng cắt A-A

thì gọi hình cắt A-A…) và đặt tên này ở phía trên hình cắt.

Chú ý : Nếu mặt phẳng cắt trùng với mặt phẳng đối xứng của vật thể và hình cắt được đặt đúng vị trí đã qui định thì không cần ghi chú ký hiệu gì về hình cắt.

2.3. Phân loại hình cắt :

2.3.1. Căn cứ theo vị trí mặt phẳng cắt : gồm có :

- Hình cắt đứng : là hình cắt có được khi mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng P1.

- Hình cắt bằng : là hình cắt có được khi mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu bằng P2.

- Hình cắt cạnh : là hình cắt có được khi mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh P3.

- Hình cắt nghiêng : là hình cắt có được khi mặt phẳng cắt không song song với mặt phẳng hình chiếu cơ bản.

2.3.2. Căn cứ theo số lượng mặt phẳng cắt : gồm có :

- Hình cắt đơn giản : là hình cắt có được khi dùng một mặt phẳng cắt để cắt vật thể.

- Hình cắt phức tạp : là hình cắt có được khi dùng từ hai mặt phẳng cắt trở lên để cắt vật thể. Có hai loại hình cắt phức tạp là hình cắt bậc và hình cắt xoay.

+ Hình cắt bậc : khi dùng nhiều mặt phẳng cắt song song nhau. Tưởng tượng kết hợp chúng thành một mặt phẳng cắt giống như hình bậc thang.

+ Hình cắt xoay : khi dùng hai mặt phẳng cắt giao nhau và hợp nhau thành một góc tù. Trước khi chiếu phần còn lại, tưởng tượng xoay mặt cắt nghiêng về song song với mặt phẳng hình chiếu tương ứng. (Khi vẽ : đưa những điểm nẳm trên

A

A

A

A-A

đường nghiêng về thẳng hàng với đường ngay rồi going qua hình biểu diễn

tương ứng).

2.3.3. Một số loại hình cắt đặt biệt : gồm có :

Một phần của tài liệu Giáo trình đào tạo máy trưởng hạng ba môn vẽ kỹ thuật cục đường thủy nội địa việt nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w