So sánh các phương pháp:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp 1. (Trang 28 - 30)

- Tên sáng kiến SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN

c) So sánh các phương pháp:

Ta thử dự giờ và so sánh một tiết dạy có dùng giáo cụ trực quan với một tiết học không dùng giáo cụ trực quan, sẽ thấy rõ khi dạy có đồ dùng dạy học, lớp học sinh động hơn, cả lớp tham gia sôi nổi, đóng góp ý kiến xây dựng bài tốt. Cũng một tiết dạy, cũng một bài học đó chúng ta sẽ thấy hiệu quả giờ dạy sẽ khác hẳn, HS tiếp thu bài một cách áp đặt, khi không có đồ dùng dạy học, đúng với câu “ Trăm nghe không bằng mắt thấy”

Ví du cu thể:

1/- Dạy bài “ Cây hoa” môn Tự nhiên và xã hội lớp 1, nếu giáo viên chuẩn bị đầy đủ các loại cây hoa thật, học sinh sẽ dễ dàng nhận dạng và hiểu biết nhiều hơn đối với những cây hoa mà các em chưa hề biết, dĩ nhiên sau bài học các em sẽ nhớ và phân biệt được các loại cây hoa một cách dễ dàng … 2/- Khi dạy bài “BẢN ĐỒ” môn địa lý lớp 4, các em không thể tưởng tượng ra được trống đồng Đông Sơn ra sao và hoa văn của trống như thế nào? Nếu GV không có ảnh chụp chiếc trống đồng thời Vua Hùng cho các em nhìn thấy. Từ đó các em không thể khắc sâu bài tốt được

Và còn, còn rất nhiều bài cần phải có hình ảnh trực quan giúp học sinh nắm bài sâu và chắc hơn

Từ kinh nghiệm giảng dạy đã qua tôi kết luận rằng : “PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG GIẢNG DẠY” rất quan trọng, nó có thể có mặt trong bất cứ tiết dạy nào khi GV lên lớp, sử dụng tốt giáo cụ phục vụ tốt cho tiết dạy (ngoại trừ một số tiết chỉ có lý thuyết thì không dùng mà thôi).

Để giúp các em dễ hiểu và nhớ lâu vì khắc sâu qua hình ảnh thực tế trong bài, đồng thời GV hướng dẫn HS bằng đồ dùng dạy học một cách sinh động hấp dẫn qua nội dung bài học. Từ đó các em hăng hái và phấn khởi hơn trong học tập.

Tôi nghĩ bản thân tôi muốn cố gắng tạo điều kiện tốt cho mình, để sử dụng phương pháp này và rất mong GV trường ta sẽ áp dụng tốt, để giúp các em dễ tiếp thu bài học, tạo cho HS say mê trong học tập.

4. Kết quả, hiệu quả mang lại:

Trong qua trình dạy và học nếu áp dụng phương pháp trực quan một cách đúng đắn thì các tiết dạy sẽ đạt hiệu quả cao. Không chỉ nâng chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn của HS mà trình độ chuyên môn của GV cũng được nâng lên rõ rệt. Riêng lớp tôi chủ nhiệm năm học nào cũng có 100% HS đạt hạnh kiểm tốt và được lên lớp. Trong năm học 2011 – 2012, giữa HKI lớp tôi có gần 20% HS học lực yếu nhưng đến cuối HKI thì các em đã có tiến bộ rõ rệt và đến cuối năm học thì các em này đã có học lực từ trung bình trở lên, chăm chỉ ngoan ngoãn, tích cực tham gia các phong trào của trường lớp.

Năm học số

Hạnh

kiểm Lên lớp thẳng Họcsinhgiỏi HS tiên tiến

THĐĐ SL % SL % SL %

2011-2012 35 100 35 100 13 37,1 16 45,7

2012-2013 37 100 37 100 15 40,5 17 46,0

5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:

Những kết quả trên đã nói lên những biện pháp đúng đắn từ công tác chủ nhiệm lớp của một giáo viên, có thể nói những biện pháp này đã mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy đã góp phần lập nên thành tích chung cho nhà trường, tạo được niềm tin cho phụ huynh.

NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA SÁNG KIẾN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp 1. (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w