Sự phân bố không gian của CO ở TPLX

Một phần của tài liệu Ứng dụng thống kê địa lý để xác định khu vực ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố long xuyên (Trang 58 - 62)

e. Nồng độ NO2

4.2.5. Sự phân bố không gian của CO ở TPLX

CO là loại khí không màu, không mùi, không vị. con người đề kháng với khí CO rất khó, nó phát sinh từ sự thiêu đốt các vật liệu tổng hợp có chứa cacbon và chiếm tỷ lệ lớn nhất trong ô nhiễm không khí.

™ Mô hình biến động của CO

Trong 4 mô hình nội suy, ta thấy mô hình Gaussian là phù hợp nhất vì có R2 = 0,088 là lớn nhất và RSS = 20,5 là nhỏ nhất. khoảng cách biến động (C + Co ) là 2,17 và khoảng cách tương quan không gian giữa hai điểm là 2.650 m.

Bảng 4.14: mô hình biến động không gian của CO

Hình 4.14: Mô hình biến động không gian của CO

Mô hình biến động C0 C0 + C A R2 RSS

Tuyến tính 0,952 2,53 5.832 0,078 20,7

Hình cầu 0,001 2,10 2.640 0,09 20,5

Hàm mũ 0,460 2,57 7.710 0,086 20,5

Hình 4.15: Bản đồ phân bố không gian của CO trên toàn TP-Long Xuyên

™ Sự phân bố không gian của CO ở TPLX

Kết quả ở Hình 4.15 cho thấy, hàm lượng CO ở phường Bình Đức và Mỹ Thạnh biến động từ 2,03 – 2,99 (mg/m3) chiếm khoảng 28,4 % (12,22 ha) diện tích TPLX, là khu vực có hàm lượng thấp nhất. Vì ởđây chủ yếu là nông thôn ít dân sinh sống và lượng xe lưu thông rất ít.

Hàm lượng CO cao nhất (4,95 – 5,87 mg/m3) tập trung ở phường Mỹ Phước và Mỹ Xuyên vì đây là khu vực có lượng xe lưu thông cao chiếm khoảng 1,72 %. Đa số hàm lượng CO dao động trong khoảng 2,99 – 3,95 (mg/m3) chiếm 69,7 % (29,99 ha) diện tích Long Xuyên.

Nhìn chung nồng độ COđều đạt QCVN 05: 2009 (30 mg/m3)

Bảng 4.15: Diện tích phân bố hàm lượng CO trong không khí ở TPLX STT Hàm lượng CO (mg/m3) Diện tích (ha) % 1 2,03 - 2,99 12,22 28,4 2 2,99 - 3,95 29,99 69,7 3 3,95 - 4,91 0,09 0,22 4 4,91 - 5,23 0,49 1,15 5 5,23 - 5,87 0,25 0,57 ¾ Nhận xét:

Qua kết quả nghiên cứu chất lượng không khí trên địa bàn thành phố Long Xuyên cho thấy, không khí ở nơi đây không bị ô nhiễm. Hầu hết các chỉ tiêu đều đạt chất lượng môi trường theo QCVN 05:2009 và QCVN 26:2010. Tuy nhiên, theo xu thế phát triển nhiều khu công nghiệp, nhà máy chế biến thuỷ sản mọc lên cùng với tốc độ tăng dân số phát triển đô thị… Sẽ góp phần tăng hàm lượng các khí SO2, NO2, CO và bụi dẫn đến làm cho môi trường không khí ở TPLX từ trạng thái không ô nhiễm sẽ chuyển sang trạng thái ô nhiễm cục bộ hay trên diện rộng ở toàn TPLX trong vài năm tới.

Lượng bụi tại cầu bà Bầu và ngã ba Tôn Đức Thắng rất cao do công trình xây san lấp mặt bằng để làm đường. Kết quả thu được ở đợt 1 cho thấy

hàm lượng bụi (0,637 mg/m3) vượt quá quy chuẩn QCVN 05:2009 (0,3 mg/m3).

Nhìn chung hàm lượng các chất ô nhiễm tập trung cao chủ yếu ở 4 phường Mỹ Quý, Mỹ Xuyên, Mỹ Phước và Mỹ Long. Vì đây là nơi tập trung đông dân cư, nhà máy xí nghiệp, các khu vực thương mại. Mức độ ô nhiễm không khí trung bình ở các phường Bình Đức, Mỹ Thạnh và xã Mỹ Khánh do đây là khu vực có mật độ dân số tương đối cao, các xí nghiệp, các khu dịch vụ thương mại… phân bố rãi rác. Mức độ ô nhiễm ít nhất ở các phường Mỹ Thới, Mỹ Long, Mỹ Hoà, Bình Khánh và xã Mỹ Hoà Hưng vì dân cưở khu vực này tương đối thưa thớt, rất ít các xí nghiệp, nhà máy.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Ứng dụng thống kê địa lý để xác định khu vực ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố long xuyên (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)