e. Nồng độ NO2
4.2.1. Sự phân bố không gian của tiếng ồn ở TPLX
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh khác nhau về cường độ và tần số gây ra cho con người cảm giác khó chịu (Nguyễn Văn Nghĩa, 2006). Và được sinh ra từ hoạt động của máy móc, động cơ xe, tiếng còi xe, loa phát thanh,... (Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Tài nguyên - Môi trường An Giang, 2008).
Chỉ tiêu Mô hình biến động R2 RSS Ao
Tiếng ồn Hình cầu 0,025 1,828 214
Bụi Gaussian 0,533 3.317.10-3 853
NO2 Hình cầu 0,730 4.924.10-6 173
SO2 Tuyến tính 0,826 2.294.10-5 772
Mô hình biến động của tiếng ồn
Trong 4 mô hình nội suy, ta thấy mô hình Gaussian là phù hợp nhất vì có R2 = 0,36 là lớn nhất và RSS = 6.386 là nhỏ nhất. Khoảng cách biến động là C + Co = 279 và khoảng cách tương quan không gian giữa hai điểm là A = 18.151 m.
Bảng 4.7: Mô hình biến động không gian của tiếng ồn
Ghi chú: C0: sai số do các thao tác trong quá trình thu và phân tích mẫu
Hình 4.6: Mô hình biến động không gian của tiếng ồn (tháng4/2011)
MHBĐ C0 C0 + C R2 RSS A
Tuyến tính 18,8 98,4 0,301 6.978 5.832
Hình cầu 7,7 68,2 0,043 9.557 2.290
Hàm mũ 18,4 247,7 0,281 7.180 45.900
Sự phân bố không gian của tiếng ồn
Kết quả nội suy (Hình 4.6) cho thấy tiếng ồn dao động từ 63,2 đến 64,9 db tập trung hầu hết ở phường Bình Khánh, Mỹ Bình, Mỹ Hòa, một phần các phường Mỹ Phước và Mỹ Xuyên chiếm khoảng 20,3% (8,7 ha) diện tích TPLX. Do đây là khu vực phát triển dịch vụ, thương mại nên tập trung nhiều công ty, xí nghiệp, siêu thị, chợ… nên xe cộ rất thường xuyên qua lại.
Tiếng ồn ở khu vực phường Mỹ Thạnh thấp nhất dao động 52,6 – 57,9 db chiếm 7,8 % (tương đương 3,37 ha), là do khu vực này là khu vực nông thôn nên ít có dân cư sinh sống, chủ yếu là ruộng lúa và vườn cây ăn trái…Những phường và xã còn lại tiếng ồn dao động trong khoảng từ 55,5 đến 63,2 db.
Nhìn chung, chỉ tiêu tiếng ồn trên địa bàn TPLX đều đạt QCVN 26:2010 (70 db).