Sự phân bố không gian của NO2 ở TPLX

Một phần của tài liệu Ứng dụng thống kê địa lý để xác định khu vực ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố long xuyên (Trang 53 - 56)

e. Nồng độ NO2

4.2.3.Sự phân bố không gian của NO2 ở TPLX

™ Mô hình biến động của NO2

Trong 4 mô hình nội suy, ta thấy mô hình Gaussian là phù hợp nhất vì có R2 = 0,333 là lớn nhất và RSS = 4586.10-7 là nhỏ nhất. khoảng cách biến động (C + Co) là 1.593.10-3 và khoảng cách tương quan không gian giữa hai điểm là 13250 m.

Bảng 4.9: Mô hình biến động không gian của NO2

Hình 4.10: Mô hình biến động không gian của NO2 (tháng 4/2011)

MHBĐ C0 C0 + C A R2 RSS

Tuyến tính 247.10-2 903.10-2 5.832 0,328 4.618.10-7

Hình cầu 243.10-2 1.126.10-3 10.990 0,321 4.669.10-7

Hàm mũ 192.10-2 1.584.10-3 25.860 0,317 4.692.10-7

Hình 4.11: Bản đồ phân bố không gian của NO2 trên toàn TP-Long xuyên

™ Sự phân bố không gian của NO2

Kết quả cho thấy, hàm lượng NO2 tập trung cao nhất ở các phường Mỹ Long, Mỹ Xuyên, Mỹ Phước, Mỹ Bình và một phần của Mỹ Quí với hàm lượng từ 0,05 – 0,06 (mg/m3) chiếm khoảng 14,5 % (6,23 ha) diện tích TPLX, nguyên nhân là do ở đây xe cộ lưu thông nhiều, có nhiều xí nghiệp, nhà máy tập trung ở phường Mỹ Phước và Mỹ Quý. chợ và bệnh viện, bệnh viện ở phường Mỹ Bình và các chợở các phường.

Kế đó là hàm lượng từ 0,04 -0,05 (mg/m3) chiếm khoảng 45,9 % (21,03 ha) diện tích toàn Long Xuyên phân bốở các phường Mỹ Hoà, Mỹ Thới, Bình Khánh và một phần ở xã Mỹ Hoà Hưng, Mỹ Khánh, phần diện tích còn lại biến động trong khoảng từ 0,03 – 0,04 (mg/m3) chiếm 39,6 % (18,7 ha), tập chung chủ yếu ở phường Mỹ Thạnh và Bình Đức. Nhìn chung nồng độ NO2 đều đạt QCVN 05: 2009 (0,2 mg/m3) được thể hiện ở Hình 4.11

Bảng 4.11: Diện tích phân bố hàm lượng NO2 trong không khí ở TPLX STT Hàm lượng NO2 (mg/m3) Diện tích (ha) % 1 0,03 - 0,04 18,7 39,6 2 0,04 – 0,05 21,03 45,9 3 0,05 – 0,06 6,23 14,5

Một phần của tài liệu Ứng dụng thống kê địa lý để xác định khu vực ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố long xuyên (Trang 53 - 56)