e. Nồng độ NO2
3.6.1. Địa điểm nghiên cứu
– An Giang
3.6.2. Phương pháp bố trí vị trí thu mẫu
Đề tài được thực hiện gồm 2 đợt.
¾ Đợt 1: Nội suy tìm khoảng cách thu mẫu (tháng 3/2011)
Chọn vùng đại diện từđó nội suy ra khoảng cách thu mẫu, thời gian thu mẫu từ 8h đến 11h, tổng số lượng mẫu thu là 10 mẫu. Các mẫu được thu ở ngã 4 đèn bốn ngọn, ngã ba, ngã tư, trường học, cầu, chợ, khu vực nhà dân.
Chú thích: Vị trí thu mẫu Ranh xã
Tuyến đường
Hình 3.1: Sơđồ thu mẫu đại diện đợt 1 (tháng 3/2011)
Toạ độ và nồng độ các khí được nhập vào phần mềm GS Plus để tiến hành xây dựng biểu đồ biến động (variogarm), trong phần mềm GS Plus các biểu đồ biến động được mô phỏng theo 4 hàm toán học là hàm tuyến tính, hàm mũ, hàm hình cầu và hàm Gaussian. Mô hình được chọn là mô hình có R2 lớn nhất và RSS nhỏ nhất.
Chọn khoảng cách thu mẫu chung cho 5 chỉ tiêu nghiên cứu là dựa vào khoảng cách thu mẫu của chỉ tiêu SO2 (A0 = 772 m).
Thoại sơn
Chợ mới Châu thành
¾ Đợt 2: Xây dựng bản đồ phân bố các chất ô nhiễm không khí
Dựa vào khoảng cách đã được chọn đợt 1, tiến hành thu mẫu trên địa bàn Thành phố Long xuyên vào tháng 4/2011. Từđó xây dựng bản đồ phân bố các chất ô nhiễm không khí.
Do trang thiết bị thu và phân tích mẫu khí tại Phòng thí nghiệm của Khoa còn thiếu nên chi phí để thuê nơi khác thu và phân tích mẫu là rất cao (mỗi chỉ tiêu khoảng 1 triệu đồng). Vì vậy, không thể thu theo khoảng cách đã chọn theo chỉ tiêu SO2. Dựa vào khả năng tài chính của chúng tôi nên bố trí thu 11 mẫu không khí phân bố tương đối đều ở các phường, xã trên đại bàn Thành phố Long xuyên. Vị trí các mẫu thu đợt 2 được trình bày ở Hình 3.2.
Hình 3.2: Sơ đồ vị trí thu mẫu không khí đợt 2 (tháng 4/2011)
Chú thích: Vị trí thu mẫu Ranh xã Tuyến đường Chợ mới Thoại sơn Châu thành
3.6.3. Phương pháp thu mẫu
Mẫu khí thu được sẽđược dán nhãn và ghi rõ tên, thời gian và địa điểm thu mẫu và trữ lạnh ở 4oC. Tại mỗi vị trí thu mẫu đều được xác định toạ độ (X,Y).
Phương pháp thu mẫu SO2: thu mẫu không khí qua impinger với 2 ống hấp thụ nối tiếp nhau, mỗi ống chứa 20 ml dung dịch hấp thụ, hút khí với lưu lượng 0,5 lít/phút trong khoảng 1 giờ.
Phương pháp thu mẫu CO: dùng chai 1 lít đã được rửa sạch, đem đến nơi lấy mẫu. Mở nút chai, dùng bơm hút không khí qua chai với tổng thể tích là 10 lít. Đậy nút kín đem về cho 3 ml PdCl2 vào (bằng cách ngâm chai vào nước lạnh hoặc nước đá cho thể tích không khí trong chai co lại rồi mở nút cho PdCl2 vào). Để CO tiếp xúc với paladiclorua trong 4 giờ.
Phương pháp thu mẫu NO2: mẫu không khí được hút qua impinger với 2 bình hấp thụ mắc nối tiếp nhau, chứa 40 ml dung dịch hấp thụ, lưu lượng 0,5 lít/phút trong khoảng 1 giờ.
Phương pháp thu mẫu bụi: mẫu không khí được hút qua impinger qua giấy lọc có đường kính 0,25 mm.
3.6.4. Địa điểm phân tích
Mẫu được phân tích tại phòng thí nghiệm Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Tài Nguyên - Môi Trường tỉnh An Giang.
3.6.5. Phương pháp phân tích mẫu
Tất cả các phương pháp xác định SO2, NO2, CO, bụi đều được tiến hành theo phương pháp của Nguyễn Thành Vinh (2008).
a. Xác định nồng độ SO2 trong không khí
Nguyên tắc: SO2 hấp thụ bằng dung dịch K2HgCl4. Phức này chống được sự oxy hoá ngay cả khi có mặt O3 và NO2. Định lượng SO2 thu được bằng p-rosanilin trong HCl và HCHO tạo thành phức màu hồng tím. Đo ở bước sóng λ= 550 nm.
Tính kết quả: so sánh mật độ quang của mẫu phân tích với dãy chuẩn suy ra lượng SO2 có trong mẫu phân tích. Hàm lượng SO2được tính theo công thức sau: CSO2 = k V V V a * * 2 1
Trong đó
CSO2: nồng độ SO2 trong mẫu đã thu (mg/m3) a: lượng SO2 có trong dung dịch phân tích (μm)
V1: tổng thể tích dung dịch hấp thu mẫu (ml)
V2: thể tích dung dịch hấp thu mẫu lấy ra phân tích (ml) Vk: tổng thể khí lấy mẫu, tính theo điều kiện chuẩn (ml)
b. Xác định nồng độ CO trong không khí
Nguyên tắc: khí CO sẽ khử hợp chất PdCl2 thành paladi kim loại, lượng PdCl2 dư cho xúc tác với KI tạo thành PdI2 màu đỏ, so màu với dung dịch chuẩn trên máy so màu ở bước sóng λ= 650-680 nm rồi tính ra nồng độ CO.
Tính kết quả: nồng độ CO được tính theo công thức sau: CCO = o V X)*0,157 3 ( − Trong đó
CCO: nồng độ CO trong mẫu đã thu (mg/m3)
3 là số mg PdCl2 có trong 3 ml dung dịch cho vào chai
X: lượng PdCl2 dưđọc ởđồ thị (1 mg PdCl2 tương đương với 0,157 mg CO) (mg)
Vo: thể tích chai, chuyển vềđiều kiện chuẩn (lít)
c. Xác định nồng độ NO2 trong không khí
Nguyên tắc: khí NO2 được hấp thụ vào dung dịch NaOH tạo thành NANO2, cho phản ứng với CH3COOH tạo thành HNO2. Axit nitơ tác dụng với axit sulfanilic và α-naphtylamin cho ra hợp chất azoic có màu hồng. độ nhạy của phương pháp 0,5 μm NO2- với 1 μm NO2.
Tính kết quả: nồng độ NO2 được tính theo công thức sau: CNO2 = k V V V a * * 2 2 1 Trong đó
CNO2: nồng độ NO2 trong mẫu đã thu (mg/m3) a: lượng NO2 có trong dung dịch phân tích (μm)
V1: tổng thể tích dung dịch hấp thu mẫu (ml)
V2: thể tích dung dịch hấp thu mẫu lấy ra phân tích (ml) Vk: tổng thể khí lấy mẫu, tính theo điều kiện chuẩn (ml)
d. Xác định bụi
Nguyên tắc: phương pháp dưạ trên việc cân trọng bụi thu được trên giấy lọc sau khi lọc thể tích không khí xác định. Giấy lọc được cân trước và sau khi lấy mẫu trong cùng một điều kiện, giá trị chêch lệch trọng lượng giữa 2 lần cân là cơ sởđể xác định hàm lượng bụi trong không khí.
Kết quả Bụi (mg/m3) = ( 1− 0)×106 k V M M Trong đó M1: trọng lượng giấy và bụi (g) M0: trọng lượng giấy lọc ban đầu (g) Vk: thể tích không khí đã lấy