- Sổ này có trang, đánh số từ trang số 01 đến trang Ngày mở sổ:
3.1.3.3. Đối với kế toán thành phẩm
- Đối với kế toán chi tiết thành phẩm
Theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm ở Công ty cả phòng kế toán, tại kho và cả phòng kinh doanh tiếp thị đều theo dõi. Điều này là không cần thiết vì số liệu trùng lặp tốn thời gian. Như vậy có thể chỉ cần phòng kế toán và tại kho theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm mà không cần phòng kinh doanh tiếp thị phải làm vấn đề này như vậy sẽ giảm tải khối lượng công việc cho phòng kinh doanh mà vẫn đảm bảo theo dõi được chính xác tình hình nhập xuất và tồn kho thành phẩm.
- Đối với kế toán tổng hợp thành phẩm
tình trạng dồn công việc vào cuối tháng, gây khó khăn cho công việc và dễ để xảy ra sai sót khi nghiệp vụ quá nhiều . Vì vậy, kế toán nên sử dụng giá thành kế hoạch làm giá hạch toán hàng ngày. Giá thành kế hoạch có thể là mức giá ước lượng của Công ty hoặc là giá thực tế của kỳ trước...
Cuối tháng khi tính được giá thành thực tế sản phẩm nhập kho, kế toán xác định hệ số giá để điều chỉnh giá hạch toán theo giá thành thực tế thành phẩm xuất kho.
Giá thành thực tế thành phẩm nhập
kho
= Giá hạch toán thành
phẩm xuất kho x Hệ số giá
Hệ số giá Giá thực tế thành phẩm tồn ĐK + Giá thực tế thành phẩm nhập trong kỳ Giá hạch toán thành phẩm tồn ĐK + Giá thực tế thành phẩm nhập trong kỳ
Khi có nghiệp vụ phát sinh về tiêu thụ thành phẩm để đảm bảo đúng trình tự ghi chép và để tiện cho việc theo dõi doanh thu, thành phẩm và giá vốn thành phẩm, Công ty nên vừa hạch toán để xác định doanh thu của số sản phẩm tiêu thụ, vừa hạch toán giá vốn của số thành phẩm xuất bán:
Khi thành phẩm được xác định là tiêu thụ: Nợ TK111, 112, 131... : Tổng giá thanh toán Có TK511 : Doanh thu số thành phẩm bán ra Có TK3331 : Thuế GTGT đầu ra
Đồng thời kế toán ghi:
Nợ TK632 : Giá vốn của số thành phẩm bán ra
Có TK155 : Giá thành của số thành phẩm xuất kho