Đây là những dạng hoạt động mang tính tự do mà trẻ có thể tham gia một cách tự
nguyện, tự giác. Các hoạt động này có thể diễn các ở những thời điểm khác nhau trong
ngày một cách hợp lý không theo một trình tự chặt chẽ về giờ giấc.
Hình thức này lại có hai nhóm :
Nhóm thứ nhất : là các hình thức hoạt động do giáo viên tổ chức thực hiện, được đưa vào kế hoạch chương trình của HĐTH.
+ HĐTH kết hợp với vui chơi.
+ HĐTH ứng dụng vào sinh hoạt : Lễ hội, trang trí môi trường,…
+ Hoạt động mang tính tạo hình trong các giờ rảnh rỗi : GV cung cấp thông tin về các đối tượng miêu tả, trao đổi, cùng hoạt động với trẻ để lắm bắt hiểu biết, suy nghĩ
của trẻ, gợi những xúc cảm, bồi dưỡng sự cảm thụ về nét đẹp của các sự vật, hiện tượng.
+ Tổ chức giờ quan sát chuyên biệt : chuẩn bị cho các giờ hoạt động tạo hình qua các hoạt động như : quan sát, đàm thoại, phân tích các đặc điểm thẩm mĩ các sự vật, làm quen với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình, tìm hiểu, tích lũy các kinh nghiệm văn hóa
tạo hình,…
Nhóm thứ hai : là các hình thức HĐTH do cá nhân trẻ tự lựa chọn và thực hiện :
+ Hoạt động tự do của trẻ ở các góc " tạo hình ", trong các giờ tham quan, dạo chơi, hoạt động tạo hình ở gia đình,…
+ Chơi – tạo hình tại các góc trong phòng lớp hoặc ngoài trời.
Hiện nay, khi phân tích đặc điểm hoạt động của trẻ em, người ta càng thấy rõ hơn
rằng : ở tuổi mầm non, sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ diễn ra không phải
qua các tiết học của môn khoa học riêng lẻ mà dưới tác động đồng bộ của nhiều dạng
hoạt động theo quan điểm tích hợp. Các hoạt động này giúp trẻ lĩnh hội, khám phám
những hiểu biết mới về tự nhiên, xã hội, khoa học. kỹ thuật, bồi dưỡng năng lực nhận
thức, khả năng vận động để từng bước hòa nhập vào thế giới xung quanh, và nhờ đó mà chuẩn bị những khả năng cần thiết cho việc tiếp thu nền giáo dục ở các bậc học tiếp
theo.
2.2.3. Tổ chức hoạt động xếp dán tranh
Xếp dán tranh là một loại HĐTH mà ở đó trẻ thể hiện hình ảnh nghệ thuật lên không gian hai chiều bằng cách sắp xếp các mảng hình theo một bố cục mang tính nghệ
Ngày nay, trong giáo dục trẻ em, người ta có thể mở rộng phương thức thể hiện
các loại hình hoạt động dán bằng cách phối hợp cả sử thể hiện 2 chiều với sự thể hiện 3
chiều, phối hợp với nhiều loại chất liệu phong phú trong một sản phẩm tạo hình.