Cấu trúc lí tính của YFeO3

Một phần của tài liệu tổng hợp vật liệu nano yfeo3 bằng phương pháp sol– gel và đồng kết tủa (Trang 26 - 27)

A. Giới thiệu về perovskit

1.3.1.Cấu trúc lí tính của YFeO3

Điều kiện đầu tiên để tổng hợp YFeO3 tồn tại ở dạng đơn pha là phải xác định đúng tỷ lệ Y3+/ Fe3+. Kết tinh

trúc biến dạng của mạng lập phương. Biến dạng từ perovskit lí tưởng chủ yếu là do ion Y, còn ion Fe vẫn tồn tại trong ô mạng [8].

Cấu trúc đó có thể được hình dung là một ô mạng cơ sở, tạo thành liên kết Fe - O - Fe. Hình vẽ trên (hình 11) cũng chứng tỏ mỗi ion sắt cùng tồn tại trong 8 tế bào đơn vị hay còn gọi là các ô mạng cơ sở "láng giềng" .

Vì thế liên kết của Fe có phần nào phản tính song song, kết quả là xuất hiện từ hóa, tạo ra tính sắt từ yếu. Tính chất này phản ánh được tính chất bất đẳng hướng của YFeO3. Điều đáng chú ý nhất là sự hình thành khối, vận tốc từ trường, tính chất được chú ý nhiều nhất là từ trường và quang học, và được ứng dụng trong cảm biến từ trường, và các thiết bị lưu dữ liệu. Tuy nhiên, việc tổng hợp YFeO3

đơn pha gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân có thể là do sự hạn chế của phương pháp tổng hợp. Trước đây, phương pháp ''ướt'' được sử dụng nhiều để tổng hợp các oxit lưỡng tính nhưng ứng dụng đối với hệ trực thoi thì không thuận lợi. Nguyên nhân có thể là do sự hình thành các hydroxit hoặc các phức của Y3+

và Fe3+tạo nên sự trùng hợp chồng chéo [8]. Do đó, làm ảnh hưởng đến quá trình xử lí nhiệt cũng như những con đường khuếch tán khác nhau.

Tuy nhiên, để giải quyết những khó khăn đó thì trong quá trình tổng hợp phải kiểm soát liên tục thành phần hóa học, cần chú ý các điều kiện như: tỉ lệ các ion, pH, nhiệt độ, thời gian nung mẫu gel ...

Một phần của tài liệu tổng hợp vật liệu nano yfeo3 bằng phương pháp sol– gel và đồng kết tủa (Trang 26 - 27)