Định hướng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây công nghiệp huyện Ia Grai

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây công nghiệp huyện iagrai tỉnh gia lai (Trang 94 - 95)

6. Cấu trúc đề tài

3.2. Định hướng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây công nghiệp huyện Ia Grai

nước và thế giới.

3.2. Định hướng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây công nghiệp huyện Ia Grai Grai

3.2.1. Định hướng chung

3.2.1.1. Ngành nông- lâm nghiệp

Xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa mạnh, đa dạng và bền vững dựa trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và nguồn vốn; tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích và hộ nông dân. Các nông sản hàng hóa mạnh của Ia Grai là: cao su, cà phê và hạt điều; các sản phẩm có tính chiến lược là lương thực (lúa, ngô). Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi từ 6,9% năm 2010 lên 13,6%, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt từ 93,1% năm 2010 xuống còn 86,4%. Trong ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng trồng cây công nghiệp lâu năm và trồng lúa, giảm tỉ trọng trồng cây công nghiệp hằng năm.

Bố trí sử dụng đất đai: Tận dụng các diện tích đất chưa sử dụng có khả năng canh tác. Trong đó tăng nhanh tỉ trọng diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm. Bố trí sử dụng các loại đất trong nông nghiệp như sau: Đất nông nghiệp: 94.655 ha, chiếm 87,54% tổng diện tích. Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp: 54.840 ha, chia ra: Đất trồng cây hằng năm: 13.060, chiếm 23,8% diện tích đất canh tác, đất trồng cây lâu năm: 41.780 ha, chiếm 76,2% diện tích đất canh tác.

Bố trí sản xuất cây trồng: Ưu tiên những vùng đất tốt, bằng, thấp và được tưới để sản xuất lương thực. Luân canh cây hằng năm trên đất trồng hoa màu với tổng diện tích 200 ha. Chủ yếu là trồng lạc và vừng. Trồng cây lâu năm: Chủ yếu gồm các cây công nghiệp lâu năm như: cà phê, cao su, điều, tiêu và các loại cây công nghiệp khác như: Bời lời; cây ăn quả lâu năm. Tổng diện tích 41.780 ha. Tăng 24% so với năm 2010.

3.2.1.2. Các ngành công nghiệp

Bố trí sản xuất:Công nghiệp chế biến là lĩnh vực chủ yếu, xây dựng mới theo hướng mở rộng ra các xã và thị trấn- nơi năng lực chế biến còn thấp như Ia Kha, Ia O, Ia Chía….. Đầu tư theo chiều sâu, nâng cấp trang thiết bị và công nghệ cao.

Bố trí quy hoạch không gian:Hoàn thiện 3 cụm chính về công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp:

+ Cụm trung tâm (trên địa bàn thị trấn Ia Kha và Ia Pếch): Định hướng phát triển: thủy điện nhỏ (21MW), chế biến cà phê nhân (15.000 tấn/năm), chế biến thịt gia súc (1.500 tấn sản phẩm/năm), chế biến củ quả (3.000 tấn sản phẩm/năm), nhà máy nước (2.300m3

/ngày), 1 cơ sở tiểu thủ công nghiệp.

+ Cụm phía đông (trung tâm các xã Ia Sao và Ia Dêr): Định hướng phát triển: chế biến cà phê nhân (15.000 tấn/năm), chế biến cao su mủ khô (6.000 tấn/năm), nhà máy nước (300m3/ngày), 1 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, khai thác đá, cát (100.000 m3/năm), chế biến phân vi sinh (15.000 tấn/năm).

+ Cụm phía tây (trung tâm xã Ia Krái): Định hướng phát triển: thủy điện nhỏ (27,01MW), chế biến cà phê nhân (10.000 tấn/năm), chế biến cao su mủ khô (19.000 tấn/năm), chế biến nhân hạt điều (12.000 tấn/năm), nhà máy nước (300m3

/ngày), khai thác đá, cát (200.000 m3/năm), 1 cơ sở tiểu thủ công nghiệp.

3.2.1.3. Ngành dịch vụ

Phát triển các dịch vụ sản xuất như tài chính ngân hàng, bưu điện, vận tải, giáo dục,…nhằm nhanh chóng cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn lao động. Triển khai cho xây dựng các cơ sở thu mua nông sản với quy mô lớn hơn và phân bố gần hơn với các khu vực trồng cây công nghiệp, đồng thời tạo điều kiện giải quyết nguồn vốn vay để nhân dân xây dựng các cơ sở thu mua nông sản trong dân cư.

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây công nghiệp huyện iagrai tỉnh gia lai (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)