6. Cấu trúc đề tài
1.2.3. Thực tế về tổ chức lãnh thổ cây công nghiệp ở tỉnh Gia Lai
1.2.3.1. Tổ chức lãnh thổ trồng cây công nghiệp
Với các điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, diện tích đất canh rộng lớn, hiệu quả kinh tế mang lại ngày càng cao, mô hình kinh tế hộ gia đình tham gia trồng cây công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp phổ biến nhất ở
tỉnh Gia Lai. Theo số liệu thống kê năm 2009, toàn tỉnh Gia Lai có trên 39.210 hộ trồng cây công nghiệp với tổng diện tích là 156.841,5 ha, như vậy mức diện tích bình quân là 2ha/ hộ.
Mô hình tổ chức lãnh thổ phổ biến thứ 2 trồng cây công nghiệp của tỉnh là trang trại. Hiện có khoảng 2.208 trang trại (năm 2010). Trong đó có 405 trang trại trồng cây công nghiệp hằng năm và 1.745 trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm. Dựa trên các tiêm năng sẵn có, tỉnh đã đầu tư kinh phí hình thành những vùng kinh tế trang trại chuyên sâu và tập trung, như cây hồ tiêu ở Chư Sê, mía ở An Khê, Kbang, Ayun Pa...
Tính đến tháng 5 năm 2006, toàn tỉnh Gia Lai có 5 nông trường quốc doanh. Qua 5 năm triển khai công tác sắp xếp và bố trí lại nông trường quốc doanh (2006-2010), đến nay việc sắp xếp các nông trường này cơ bản đã ổn định: 5 nông trường quốc doanh được chuyển đổi thành 2 xí nghiệp, 3 công ty. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai cũng đã và đang thành lập mới nhiều nông trường do các doanh nghiệp đầu tư và phát triển như: Doanh nghiệp Hoàng Anh Gia Lai,…Các nông trường này chủ yếu trồng cây cà phê và cao su.
Bên cạnh đó, toàn tỉnh còn có 162 hợp tác xã với tổng vốn điều lệ đến cuối năm 2010 là hơn 116 tỷ đồng. Trong đó, có 76 hợp tác xã nông nghiệp với 16.970 xã viên, vốn điều lệ đăng ký gần 40 tỷ đồng và giải quyết 5.303 lao động tại địa phương. Mô hình này đang ngày càng giảm sút nhanh chóng về số lượng và đa số là trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày.
1.2.3.2. Tổ chức lãnh thổ chế biến cây công nghiệp
Giá trị xuất khẩu cao của hàng nông sản qua chế biến đã thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Gia Lai phát triển mạnh, nhất là chế biến các nông sản từ cây công nghiệp. Các xí nghiệp công nghiệp chế biến cây công nghiệp có tổ chức theo lãnh thổ khá đa dạng.
Hệ thống các điểm chế biến cây công nghiệp phân bố rải khắp thành phố, các huyện, xã trong tỉnh, gần hoặc nằm trong các vùng chuyên canh cây công nghiệp. Tập trung nhiều nhất là tại thành phố Plei Ku với các điểm công nghiệp chế biến nổi bậc như: Xí nghiệp chế
biến Hưng Nguyên, Uyên, Thu Hà…
Các nhà máy chế biến nông sản từ cây công nghiệp nằm trong các cụm công nghiệp tại thành phố Plei Ku gồm có: Cụm công nghiệp Bắc Biển Hồ, cụm công nghiệp Diên Phú…và còn có các cụm công nghiệp ở các huyện như cụm công nghiệp trung tâm thị trấn Ia Kha, cụm công nghiệp phía đông Ia Grai,…
Các khu công nghiệp tập trung ở thành phố Plei Ku và thị xã An Khê. Khu công nghiệp có nhiều xí nghiệp chế biến nông sản từ cây công nghiệp là: Khu công nghiệp Trà Đa, khu công nghiệp Trà Bá, khu công nghiệp Tây Pleiku, khu công nghiệp Nam Hàm Rồng…
Tỉnh Gia Lai được quy hoạch với nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp. Chiếm diện tích đa số là các vùng chuyên canh cà phê và cao su. Khối lượng nông sản từ cây công nghiệp tạo ta hằng năm trên địa bàn tỉnh rất lớn, thành phố Plei Ku trở thành trung tâm chế biến nông sản với nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp và điểm công nghiệp. Đảm nhận chế biến hơn 70% khối lượng nông sản hằng năm.
CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN IA GRAI- TỈNH GIA
LAI 2.1. Khái quát huyện Ia Grai
Ia Grai là một huyện miền núi, biên giới thuộc tỉnh Gia Lai, nằm trên cao nguyên Plei Ku và cách thành phố Plei Ku 20 km về phía tây theo tỉnh lộ 664. Với tổng diện tích tự nhiên là 1.122 km2. Tọa độ địa lý của huyện từ 107027’30’’Đ đến 108001’19’’Đ, từ 13050’19’’B đến 14008’14’’B. Phía bắc giáp huyện: Chư Păh (Gia Lai), Sa Thầy (Kon Tum); phía nam giáp huyện Chưprông và Đức Cơ; phía đông giáp thành phố Plei Ku, phía tây giáp tỉnh Ratanakiri (Campuchia).
Các đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn là Ia Kha và 12 xã: Ia Sao, Ia Yok, Ia Hrung, Ia Bă, Ia Khai, Ia Krái, Ia Grăng, Ia Tô, Ia O, Ia Dêr, Ia Chía, Ia Pếch.
Nằm ở độ cao trung bình 600m trên vùng cao nguyên đất đỏ bazan tương đối bằng phẳng, nền khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng với lượng nhiệt và ẩm dồi dào, mạng lưới sông suối khá phong phú tạo ra những cơ sở nền tảng để huyện phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới đặc trưng với nhiều loại cây công nghiệp dài và ngắn ngày. Đây là điều kiện đưa ngành nông nghiệp trở thành ngành kinh tế chính của huyện (chiếm 72.6% trong cơ cấu các ngành kinh tế) và là ngành kinh tế động lực thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển, góp phần quan trọng trong việc nâng cao mức sống cho người dân. Hiện nay, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp- xây dựng và tăng chậm ngành thương mại- dịch vụ, giảm tỉ trọng nông- lâm- ngư nghiệp nhưng tốc độ giảm còn rất chậm, do vậy đến nay ngành nông nghiệp vẫn chiếm trên 70% giá trị sản xuất.
Cộng đồng dân cư đa sắc tộc, ngoài người dân bản địa là các dân tộc thiểu số (chủ yếu là người Ja rai), còn có cộng đồng dân tộc kinh di dân tự giác và tự phát đến từ sau năm 1975, đây là nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế huyện nhưng cũng gây ra không ít các khó khăn trong công tác quản lí của các cơ quan nhà nước. Dân số trung bình (năm 2009) là 87.239 người, mật độ dân số tương đối thấp chỉ với 78 người/km2.
Như vậy, so với toàn tỉnh, Huyện Ia Grai chỉ chiếm 7,23% về diện tích, 6.9% về dân số và là một trong những huyện có mật độ tập trung dân cư thưa thớt của tỉnh. Tuy nhiên, Ia Grai lại là huyện có kinh tế phát triển của tỉnh Gia Lai với nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao
và ổn định: Bình quân 12%/năm trong giai đoạn 2001- 2005 , nhờ đó đời sống dân cư nhanh chóng được cải thiện với. mức thu nhập bình quân đầu người ước đạt 6,08 triệu đồng/năm.
Với các tiềm năng sẵn có về tự nhiên và kinh tế- xã hội, Ia Grai trở thành một trong những vùng kinh tế tiềm năng của tỉnh Gia Lai, thu hút nhiều các dự án đầu tư lớn, mở ra nhiều cơ hội phát triển toàn diện hơn, hiệu quả hơn.
2.2. Các nhân tố tác động tới tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây công nghiệp 2.2.1. Các nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.2.1.1. Địa hình
Ia Grai nằm ở phía tây cao nguyên bazan Plei Ku, tiếp giáp với vùng núi thấp Nam Sa Thầy ở phía tây bắc và vùng đồi núi thấp khu vực biên giới Campuchia ở phía tây. Ranh giới giữa cao nguyên và vùng núi thấp là sông Ia Grai và Sê San. Hướng địa hình chung là thoải dân từ Đông sang Tây, trong phạm vi ranh giới có 2 dạng địa hình khác nhau:
• Địa hình cao nguyên: Phân bố ở khu vực trung tâm và phía đông của huyện. Diện tích 62.653 ha, chiếm 55,8% tổng diện tích tự nhiên. Độ cao trung bình 200-800m. Bề mặt cao nguyên bằng phẳng, sườn bị chia cắt thành các dải đồi lượn sóng theo hướng đông- tây. Đỉnh các dải đồi bằng phẳng, có độ dốc 3-80, sườn dốc 15-200, chân các dải đồi là các thung lũng hẹp, thấp ven các suối nhỏ đổ ra sông Sê San và Ia Grai. Loại đất chủ yếu trên cao nguyên là đất đỏ và nâu sẫm phát triển trên đá bazan, tầng dày trên 100 cm, độ phì cao. Địa hình cao nguyên rất lý tưởng cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm, mở rộng diện tích các vùng chuyên canh cây công nghiệp. Thảm thực vật ở đây chủ yếu là cà phê, cao su, điều trên địa bàn đồi và lúa, hoa màu trên địa hình thấp ven suối.
• Địa hình đồi núi thấp: Phân bố ở phía bắc và tây nam huyện. Diện tích 48.377 ha, chiếm 43,1% tổng diện tích tự nhiên. Độ cao trung bình 800-1000m đối với dãy Chư O ở phía bắc và 400-700m đối với dãy Chư GouNgot ở tây nam. Địa hình có dạng núi khối tảng, bị chia cắt vừa ở phía bắc và dạng đồi núi sót bị chia cắt ít ở phía tây nam. Độ dốc trung bình 20-250 ở phía tây nam, 25-300 ở phía bắc. Loại đất chủ yếu là loại đất xám, tầng mỏng 30-50cm và đất xói mòn trơ xỏi đá. Thảm thực vật chủ yếu là rừng thường xanh, xen nương rẫy lúa, hoa màu. Đây là địa bàn chủ yếu của sản xuất lâm nghiệp. Do địa hình dốc trên 200
, lại bị chia cắt nên gây khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp, nhất là đối với việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
Địa hình cao nguyên tương đối bằng phẳng và đồi núi thấp còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các hồ chứa nước tưới cây công nghiệp, nhất là trong mùa khô.
Như vậy, xét về mặt độ cao địa hình và độ dốc dựa vào bản đồ địa hình thì khu vực địa hình cao nguyên ở trung tâm, phía đông và phía tây bắc thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp (độ cao 200- 800m, độ dốc <20o). Còn khu vực đồi núi phía bắc và tây nam lại có độ dốc quá lớn nên khả năng phát triển cây công nghiệp thấp (độ dốc >20o).
2.2.1.2. Đất đai
Để đánh giá khă năng sử dụng đất cho việc trồng cây công nghiệp, cần phải căn cứ vào: phân loại đất theo nhóm đất, phân loại đất theo độ dốc và phân loại đất theo tầng dày. Cụ thể như sau:
• Phân loại theo nhóm đất:
Huyện Ia Grai có 11 đơn vị đất, thuộc 5 nhóm đất chính sau:
Bảng 2.1. Tổng hợp diện tích các nhóm đất chính huyện Ia Grai
STT TÊN ĐẤT DIỆN TÍCH (HA) TỈ LỆ (%) 1 Nhóm đất Glây 395 0,35 2 Nhóm đất xám 47.663 42,55 3 nhóm đất nâu thẫm 723 0,65 4 Nhóm đất đỏ 61.534 54,94 5 Nhóm đất trơ sỏi đá 714 0,64 6 Sông suối, hồ 975 0,87 Tổng diện tích tự nhiên 112.005 100,00 Nguồn: Phân viện QHTK-NN Miền Trung, năm 1999
- Nhóm đất đỏ: Là nhóm đất có diện tích lớn nhất so với tất cả các nhóm đất khác (61.535 ha) và là loại đất quan trọng nhất để trồng cây công nghiệp của huyện Ia Grai. Phân bố ở hầu hết các xã, trên địa hình đồi liền dải của cao nguyên bazan. Trong nhóm này có 3 đơn vị đất là: Đất đỏ chua, rất nghèo bazơ: 59.443 ha; đất đỏ, rất nghèo bazơ, sỏi sạn nông: 975 ha; đất nâu đỏ, nghèo bazơ: 1.117 ha.
Đất đỏ trên bazan có thành phần cơ giới nặng (tỉ lệ sét trên 40%), tơi xốp khi ẩm, thoáng khí, thoát nước tốt; khi ướt thì dẻo dính, khả năng chống chịu xói mòn tốt, hàm
lượng mùn trong đất cao: trên 1,4% tới độ sâu 100cm. Khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất cho cây chủ yếu từ thành phần hữu cơ, còn từ thành phần khoáng là rất thấp.
Đất đỏ có tầng dày cao, độ phì tốt, phân bố trên địa bàn đồi liền dải, độ dốc 3- 80, thoát nước tốt. Như vậy, tính chất đất, độ dốc địa hình của khu vực phân bố loại đất này đều rất thích hợp cho cây lâu năm, nhất là các cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều,…Diện tích đất đỏ lớn nhất trong tất cả các loại đất là tiềm năng tự nhiên lớn để đưa cây công nghiệp lâu năm thành cây trồng chủ lực phát triển nông nghiệp huyện.
Dựa theo bản đồ thổ nhưỡng huyện Ia Grai, có thể thấy rõ diện tích đất đỏ và nâu đỏ thích hợp với cây công nghiệp phân bố chủ yếu ở trên cao nguyên, thuộc khu vực trung tâm, phía đông, phía tây bắc; một bộ phận diện tích nhỏ phân bố ở khu vực đồi núi phía tây nam.
- Nhóm đất xám: Đây là nhóm đất có diện tích lớn thứ 2 trong các nhóm đất của huyện Ia Grai (47.663 ha) . Theo bản đồ thổ nhưỡng, nhóm đất này phân bố rải rác trên vùng rìa khu vực địa hình đồi núi thấp phía bắc và tây nam huyện. Nhóm này có 5 đơn vị đất là: Đất xám rất chua: 495 ha; đất xám tầng mỏng: 7.917 ha; đất xám nghèo bazơ: 31.544 ha; đất xám nghèo bazơ sỏi sạn nông: 7.152 ha, đất xám nghèo bazơ sỏi sạn sâu: 555 ha.
Đất xám hình thành trên đá magma axit, có thành phần cơ giới nhẹ, đất mỏng 30-50 cm, độ phì thấp, rất chua và nghèo lân, độ dốc lớn trên 200, hiện trạng chủ yếu là rừng tự nhiên, cây bụi, cỏ và nương rẫy. Hướng sử dụng là phải duy trì, bảo vệ và trồng lại rừng trên đất dốc trên 200 . Trên đất ít dốc, có tầng dày trên 70 cm trồng cao su, điều. Do đất chua, nghèo dinh dưỡng và thành phần cơ giới nhẹ, nên canh tác cần chú trọng bón phân hữu cơ, phân lân và chống rử trôi, xói mòn cho đất.
Như vậy, nhóm đất đỏ, đất xám đạt tiêu chuẩn (độ dốc <200, tầng dày trên 70 cm) là 2 loại đất thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp, nhất là cây công nghiệp lâu năm. Tổng diện tích 2 loại đất phù hợp trồng cây công nghiệp lên tới gần 70.000 ha, chiếm tới gần 63% tổng diện tích các loại đất của huyện. Trong đó, diện tích đất đỏ phân bố tập trung. Đây là điều kiện tốt cho huyện trồng cây công nghiệp.
- Nhóm đất Glây: Phân bố trong thung lũng thấp, đầu nguồn các suối Ia Dơnil và Ia Hrăng thuộc xã Ia Sao và Ia Dêr. Trong nhóm này có 1 đơn vị đất là đất Glây chua hình thành trong điều kiện bị ngập nước thường xuyên nên thường có màu xám xanh. Đất giàu mùn nhưng rất chua, thành phần cơ giới nặng, thường chỉ trồng lúa nước, không có giá trị trồng cây công nghiệp.
- Nhóm đất nâu thẫm: Phân bố trên địa hình đồi bằng thấp vùng rìa bazan, thuộc xã Ia Chía. Trong nhóm đất này chỉ có 1 đơn vị đất là đất nâu thẫm sỏi sạn nông. Đất hình thành trên đá bọt vùng rìa bazan, tầng đất mỏng dưới 30 cm, dưới có nhiều sỏi sạn, tầng mặt giàu mùn, độ phì cao. Hiện trạng là rừng tự nhiên nghèo kiệt.
- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: Phân bố trên địa hình núi độc lập thuộc xã Ia Sao và Ia Hrung. Do thảm thực vật bị tàn phá, đại hình dốc, quá trình rửa trôi lớp đất mặt diễn ra mạnh làm trơ ra lớp xỏi đá gốc. Hướng khắc phục là khai thác đá, sỏi.
Như vậy, 3 nhóm đất còn lại này không thích hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp, tuy nhiên, do chiếm tỉ lệ nhỏ và tập trung trên phạm vi hẹp nên cũng không gây ảnh hưởng quá lớn cho việc phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm.
• Phân loại theo độ dốc và tầng dày:
Dựa vào bảng phân loại đất theo độ dốc và tầng dày (xem bảng 2 trong phụ lục), trong tổng số 112.005,25 ha đất tự nhiên, trong đó: Đất ít dốc (dưới 150): 49.573 ha, chiếm 44,26% tổng diện tích tự nhiên; đất rất dốc (>200): 38.149 ha, chiếm 34,1% tổng diện tích; sông, suối, hồ: 975 ha, chiếm 0,9% tổng diện tích.
Theo các số liệu như trên thì đất có khả năng canh tác (độ dốc <200, tầng dày trên 30 cm) toàn huyện có 70.636 ha, chiếm 63,1% tổng diện tích tự nhiên, khả năng nông nghiệp khoảng 54.000- 55.000 ha. Theo bản đồ địa hình, diện tích đất có độ dốc thích hợp với trồng cây công nghiệp phân bố trên vùng cao nguyên ở trung tâm, phía đông và tây bắc của