7. Ý nghĩa thức tiễn và ý nghĩa của khoa học của đề tài
4.2 Đánh giá về giải pháp phát triển nguồn nhân lực của huyện Vĩnh
4.2.1Ưu điểm:
- Đưa ra mục tiêu cụ thể thực hiện sự đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phải lấy chất lượng phục vụ nhu cầu phát triển của huyện nhà.
- Có chính sách thích hợp đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho người lao động. - Mở rộng và đa dạng hoá các hình thức tìm việc cho người lao động: giao dịch việc làm, trang web cung cấp thông tin về việc làm và các yêu cầu, phúc lợi do các công ty đưa ra,…
- Có chiến lược lâu dài, kết hợp với các chủ thể sản xuất, kinh doanh đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực bền vững; có chế độ đãi ngộ đúng mức để thu hút và giữ người lao động. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng việc làm và tạo việc làm đầy đủ cho người lao động, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi nhất để làm việc.
- Trước đây, dạy nghề chủ yếu được tiến hành trong các trường dạy nghề chính quy và tại các lớp dạy nghề cạnh doanh nghiệp. Hiện nay, dạy nghề được kế hoạch hóa cao độ từ tuyển sinh đến phân công học sinh sau khi tốt nghiệp.
- Có các biện pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về vai trò của việc phát triển nguồn nhân lực.
- Đã có một số chính sách nhằm thu hút cán bộ có trình độ cao về làm việc tại huyện, như ban hành QĐ số 30/ 2007/ QĐ - UBND quy định một số chính sách hỗ trợ thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ở huyện Vĩnh Cửu giai đoạn 2007-2010.
- Những chính sách phát triển nguồn nhân lực của huyện Vĩnh Cửu đưa ra chưa căn cứ vào tình hình thực tế của từng doanh nghiệp. Những chính sách đó, cần được kiểm nghiệm thông qua các đánh giá từ thực tiễn chứ không phải thông qua báo cáo hàng năm mang tính tổng quát.
- Công tác giáo dục hướng nghiệp, việc thực hiện phân luồng trong giáo dục - đào tạo làm chưa tốt nên nhận thức về vai trò của học nghề, dạy nghề trong các cấp các ngành và các tầng lớp nhân dân. Tỷ lệ công nhân kỹ thuật qua đào tạo còn thấp (bảng 2.3).
- Các kế hoạch đào tạo ngắn hạn vẫn chiếm ưu thế hơn so với chương trình đào tạo trung và dài hạn, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu của việc dạy và học, đất đai, nguồn tài chính, cơ sở vật chất, đặc biệt là cơ sở thực hành nghề nghiệp, thiết bị dạy học quá thiếu thốn, chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Đầu tư cho cơ sở đào tạo chưa tương xứng với chủ trương, yêu cầu nhiệm vụ. Vì thế, đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo (bảng 2.4).
- Huyện chưa đưa ra chính sách đãi ngộ đối với những người sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Họ tự tìm việc làm để trang trải cuộc sống