7. Ý nghĩa thức tiễn và ý nghĩa của khoa học của đề tài
1.2 Vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao đối với sự phát triển KT – XH
hiện nay
Mối quan hệ giữa NNL với phát triển kinh tế thì nguồn nhân lực luôn luôn đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động kinh tế trong các nguồn lực để phát triển kinh tế.
Theo nhà kinh tế người Anh, William Petty cho rằng lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi của cải vật chất. Còn C.Mác cho rằng con người là yếu tố số một của lực lượng sản xuất. Trong truyền thống Việt Nam xác định ''Hiền tài là nguyên khí của quốc gia". Nhà tương lai Mỹ Avill Toffer nhấn mạnh vai trò của lao động tri thức, theo ông ta "Tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất, chỉ có trí tuệ của con người thì khi sử dụng không những không mất đi mà còn lớn lên" ( Power Shift-Thăng trầm quyền lực- Avill Toffer)
1.2.1 Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng tới kết quả của quá trình sản xuất lao động
Cho dù doanh nghiệp là một doanh nghiệp sản xuất hay một doanh nghiệp thương mại thì kết quả mong muốn của quá trình lao động cũng vẫn là lợi nhuận mà nó mang lại.
Đối với doanh nghiệp thương mại, dù họ kinh doanh hàng hoá hay dịch vụ thì vấn đề vẫn là phải bán cho được nhiều sản phẩm và phải có lãi. Một điều rất quan trọng đối với các doanh nghiệp này là phải có được chữ tín, phải có thái độ thanh lịch đáng mến và phải có tài khéo léo trong giao tiếp... Đó là những yêu cầu
phải có để đi tới kết quả tốt đẹp, và lẽ dĩ nhiên điều đó có quan hệ chặt chẽ với chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Đối với một doanh nghiệp sản xuất, chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm cũng như năng suất lao động. Xét về chất lượng sản phẩm, ngoài sự ảnh hưởng của máy móc thiết bị ra nó còn phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của người lao động cũng như thái độ của họ đối với công việc. Cùng với sự phát triển của sản xuất, nhu cầu của con người ngày càng phong phú và đa dạng, sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều hơn và đặc biệt chất lượng ngày càng cao hơn. Điều đó, chỉ có thể có được do nguồn nhân lực có trình độ cao sản xuất ra, khi một doanh nghiệp áp dụng một dây truyền công nghệ hiện đại với máy móc thiết bị mới, nó đòi hỏi sự chuyên môn hoá cao và khả năng làm việc tận tâm của người lao động. Xét về năng suất lao động có thể thấy rằng, cùng một điều kiện làm việc như nhau năng suất lao động ở nơi có nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ hơn hẳn ở nơi có chất lượng nguồn nhân lực thấp hơn
Nói tóm lại, chất lượng nguồn nhân lực có một vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra kết quả của quá trình lao động trong mọi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn thành công thì điều đầu tiên là phải giúp các cá nhân trong doanh nghiệp nhận thức được ý nghĩa của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng của nó đối với chính bản thân họ. Từ đó, vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không chỉ xuất phát từ nhu cầu sản xuất nữa mà còn xuất phát từ chính nhu cầu của con người, điều đó sẽ tạo điều kiện tốt cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
1.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Tổ chức sản xuất kinh doanh là việc lập ra một hệ thống chính thức gồm các vai trò nhiệm vụ mà con người có thể thực hiện, sao cho họ có thể cộng tác một cách tốt nhất với nhau để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Để việc tổ chức sản xuất tồn tại có ý nghĩa với mỗi cá nhân, nó phải có những điều kiện như: phải
liên kết những mục tiêu xác đáng của doanh nghiệp mà nó được chỉ ra khi lập kế hoạch, phải có một ý đồ rõ ràng về những công việc hay hoạt động chủ yếu có liên quan, phải có một phạm vi có thể hiều được về sự tự quyết hay quyền hạn sao cho người thực hiện nhiệm vụ này hiểu được rằng họ có thể được làm những gì để hoàn thành công việc.
Công tác tổ chức như là việc thực hiện các hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu, là việc giao phó cho mỗi cá nhóm cho một người quản lý với quyền hạn cần thiết để giám sát công và là việc tạo điều kiện cho sự liên kết ngang và dọc trong cơ cấu của doanh nghiệp. Một cơ cấu tổ chức cần phải được thiết kế để chỉ ra rõ ràng rằng ai sẽ làm việc gì và ai có trách nhiệm trong kết quả nào để loại bỏ những trở ngại đối với việc thực hiện do sự lầm lỡ và không chắc chắn trong việc phân công công việc gây ra và để tạo điều kiện cho các mạng lưới ra quyết định và liên lạc phản ánh, hỗ trợ cho các mục tiêu của doanh nghiệp
Nói tóm lại, bản chất của công tác tổ chức là những người cùng làm việc phải những vai trò nhất định. Mặt khác, những vai trò mà mỗi người phải thực hiện phải được xây dựng một cách có chủ đích để đảm bảo rằng những hoạt động cần thiết sẽ được thực hiện và để đảm bảo rằng các hoạt động này là phù hợp với nhau, sao cho con người có thể làm việc một cách trôi chảy, có hiệu quả và có kết quả trong các nhóm.
Như vậy, nói tới tổ chức sản xuất là nói tới con người và công tác này thành công tới mức nào còn phụ thuộc phần lớn vào bản thân mỗi con người đó mà trong một tập thể nó được hiểu là chất lượng của một nguồn nhân lực
1.2.3 Chất lượng nguồn nhân lực cao sẽ làm cho công tác quản lý lao động được dễ dàng và hiệu quả.
Quản lý con người trong doanh nghiệp được gọi là quản trị nhân lực, đây là hoạt động trung tâm của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản lý lao động thường là nguyên nhân của sự thành công hay thất bại trong các hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là các hoạt động nhằm thu hút, sử dụng thúc đẩy, phát triển và duy trì một lực lượng lao động làm việc có hiệu quả.
Thông thường, nói tới quản lý lao động là ta nới tới sự tác động liên tục có tổ chức, có hướng đích của chủ doanh nghiệp lên toàn bộ nguồn nhân lực trong doanh nghiệp có tính tới sự tác động qua lại của các hệ thống khác, nhằm đạt mục tiêu chung của hệ thống (doanh nghiệp) đặt ra một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất trong một môi trường đầy biến động.
Sự thành công của công tác đó bị ảnh hưởng nhiều bởi chất lượng nguồn nhân lực mà họ quản lý. Hơn nữa, bản thân chủ thể quản lý muốn nhìn thấy trước sự thành công, ít nhất họ cũng phải tuyển chọn cho mình một đội ngũ phù hợp ngay từ đầu, sau đó là phải tính đến việc nâng cao nó lên cho theo kịp sự phát triển của thời đại. Như vậy, có thể thấy rằng chất lượng nguồn nhân lực có vai trò lớn đối với việc quản lý nguồn nhân lực.
1.2.4 Chất lượng nguồn nhân lực có vai trò lớn trong việc tạo ra bầu không khí văn hoá tốt lành trong doanh nghiệp.
Mỗi cơ quan tổ chức đều có bầu không khí văn hoá, nó điều khiển các thành viên của mình nên cư xử như thế nào. Trong mọi tổ chức có những hệ thống hoặc khuôn mẫu của các giá trị, các biểu tượng, nghi thức, thực tiễn, tất cả đều phát triển theo thời gian. Những giá trị được chia sẻ này xác định, ở một mức độ lớn, những điều mà nhân viên thấy và xác định xem họ nên đáp ứng với thế giới của họ như thế nào. Khi đối phó hay trực diện với vấn đề khó khăn thì văn hoá của tổ chức sẽ giới hạn những điều mà nhân viên sẽ làm bằng cách gợi ra một phương thức đúng để tổng hợp, xác định, phân tích và giải quyết vấn đề.
Mỗi quốc gia có nền văn hoá của mình và mỗi công ty cũng có bầu không khí văn hoá của công ty. Nó là bầu không khí xã hội và tâm lý xí nghiệp. Nó được định nghĩa như là một hệ thống các giá trị, các niềm tin và thói quen được chia xẻ trong phạm vi một tổ chức, tác động vào cấu trúc chính quy tạo ra chuẩn mực, hành vi
Chúng ta cần phải xây dựng một bầu không khí văn hoá của công ty vì nó ảnh hưởng đến sự hoàn thành công tác trong khắp tổ chức và hậu quả là ảnh hưởng đến sự thoả mãn của công nhân viên, cũng như ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của công ty.
Bầu không khí văn hoá của công ty tiến triển và hình thành từ các tấm gương của cấp quản trị cao cấp, chủ yếu nảy mầm từ những gì họ làm chứ không phải từ những thứ họ nói. Những yếu tố khác cũng tác động tạo ra văn hoá của một hãng. Ba yếu tố sau đây có một ảnh hưởng đặc biệt đến khung cảnh tâm ký của một công ty đó là: truyền thông, động viên và phong cách lãnh đạo. Các yếu tố khác như các đặc tính của tổ chức, tiến trình quản trị, cơ cấu tổ chức của công ty và phong cách quản trị cũng như giúp hình thành nên văn hoá công ty
Lẽ dĩ nhiên, một bầu văn hoá không khí tốt lành cũng không phải là cái gì khác mà chính yếu tố con người sẽ được lợi, kể cả chủ doanh nghiệp lẫn những thành viên trong doanh nghiệp. Và tất cả những yếu tố tạo thành bầu không khí văn hoá của doanh nghiệp và do đâu mà nó lại có được vai trò lớn lao đó? Câu trả lời không mấy khó khăn. Hẳn vậy, vai trò thì đã rõ ràng rồi, còn nguyên nhân để có được vai trò đó trước hết là nhờ những tấm gương của cấp quản lí cao cấp trong doanh nghiệp, sau đó là nhờ chất lượng của nguồn nhân lực hay giá trị của các thành viên cấu thành nguồn nhân lực với những đặc điểm về thể lực, trí lực, phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc và sinh hoạt của họ.
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN VĨNH CỬU 2.1 Điều kiện tự nhiên
Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai
2.1.1 Vị trí địa lí
Vĩnh Cửu là đơn vị hành chánh cấp huyện thuộc tỉnh Đồng Nai. Về địa lý, huyện Vĩnh Cửu ở phía tây bắc tỉnh Đồng Nai: phía bắc giáp huyện Đồng Phú và Bù Đăng tỉnh Bình Phước, phía nam giáp thành phố Biên Hòa và huyện Thống
Nhất, phía đông giáp huyện Định Quán và Thống Nhất, phía tây giáp huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương.
Huyện có 12 đơn vị hành chính gồm: thị trấn Vĩnh An và các xã Trị An, Thiện Tân, Bình Hòa, Tân Bình, Tân An, Bình Lợi, Thạnh Phú, Vĩnh Tân, Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm.
Tổng diện tích tự nhiên là 1.091,99 km2, chiếm 18,52% diện tích tự nhiên Đồng Nai. Dân số đến năm 2005 là 108.476 người. Trên địa bàn huyện có nhiều thành phần dân tộc sinh sống. Chiếm số lượng nhiều nhất là người Việt, kế đến là người Hoa, Nùng, Chơro, Stiêng, Mạ…
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gần các trung tâm đô thị lớn: thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và thành phố Biên Hòa với các tuyến đường giao thông nội – thủy quan trọng, có nhiều cảnh quan đặc sắc… Vĩnh Cửu có nhiều lợi thế phát triển công nghiệp, dịch vụ du lịch, là một trong những nơi có khả năng thu hút đầu tư, có triển vọng phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đóng vai trò khá quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai.
2.1.2 Lịch sử hình thành
Vĩnh Cửu nguyên là tên của một thôn (làng) thuộc xã Tam Hiệp thuộc quận Châu Thành tỉnh Biên Hoà. Nơi đây, những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai, có nhiều người yêu nước hoạt động cách mạng. Năm 1946, trại du kích Bình Đa mở tại đây để huấn luyện cho lực lượng vũ trang Biên Hòa. Lúc bấy giờ, địa bàn Vĩnh Cửu còn là rừng rậm, trở thành một trong những căn cứ của cách mạng. Địch tấn công, càn quét, đốt phá làng Vĩnh Cửu lập vành đai trắng để bảo vệ cho khu vực Bình Trước (Biên Hòa).
Năm 1948, Uỷ ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ quyết định chia quận Châu Thành tỉnh Biên Hòa thành hai đơn vị gồm thị xã Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu.
Thị xã Biên Hòa gồm: xã Bình Trước có 5 khu nội ô và 8 ấp vùng ven là Tân Lân, Lân Thành, Lân Thị, Phước Lư, Vinh Thạnh, Bàu Hang, Đồng Lách, Sông Mây (từ chợ Biên Hòa lên đến Trảng Bom).
Huyện Vĩnh Cửu gồm các xã Hiệp Hòa, Tam Hiệp, Bửu Hòa, Tân Vạn, Hóa An, Tân Hạnh, Bình Trị, Tân Hiệp, Tân Phong, Bửu Long, Tân Thành, Bình Hòa, Bình Ý, Bình Thạnh, Tân Triều, Bình Phước, Lợi Hòa, Bình Long, Thiện Tân, Đại An, Tân Định. Như vậy, địa giới của huyện Vĩnh Cửu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp khá rộng, bao gồm một số đơn vị hành chánh mà ngày nay thuộc cấp phường, xã của thành phố Biên Hòa.
Trong thời kỳ chống Mỹ, tình hình chiến trường có nhiều biến động, có những thay đổi nhưng huyện Vĩnh Cửu trên cơ bản vẫn bao gồm các xã địa bàn trên. Sau khi đất nước thống nhất, huyện Vĩnh Cửu được thành lập. Một số thay đổi hành chánh diễn ra trong tình cảnh chung của địa phương về cắt chuyển, sát nhập. Huyện Vĩnh Cửu mở rộng thêm lên hướng bắc, tiếp nhận thêm một số đơn vị hành chánh thuộc Tân Phú trước đây.
Từ sau năm 1975, huyện Vĩnh Cửu có những mốc thay đổi: huyện Vĩnh Cửu gồm 13 xã (1976 - 1985), thị xã Vĩnh An gồm 2 phường và 8 xã (1985 - 1994); huyện Vĩnh Cửu (1994 nay) theo Nghị định 109/ CP ngày 29/8/1994.
Vùng rừng núi của huyện Vĩnh Cửu gắn liền với căn cứ địa kháng chiến Chiền khu Đ. Trong hai cuộc kháng chiến, Chiến khu Đ là căn cứ địa cách mạng, là hậu phương quan trọng của miền Đông Nam Bộ, là địa bàn đứng chân, hoạt động, lãnh đạo của Xứ Uỷ Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam, Khu uỷ miền Đông…Từ trong lòng chiến khu Đ là nơi thành lập nhiều đơn vị quân giải phóng miền Nam, là bàn đạp để lực lượng vũ trang cách mạng tấn công kẻ thù. Chính quyền Sài Gòn đã từng đặt Chiến khu Đ là mục tiêu tìm diệt vì “Chiến khu Đ còn, Sài Gòn mất” nhưng chiến khu Đ vẫn tồn tại. Từ chiến khu Đ, lực lượng cách mạng đã làm nên những chiến thắng vang dội: La Ngà, Trảng Bom, Nhà Xanh, Phước Thành, Đất Cuốc, Phước Long, Long Bình… và mở những hước tấn công trong chiến dịch Hồ
Chí Minh lịch sử tiến về Sài Gòn, giải phóng miền Nam. Hiện nay, trong quy hoạch phát triển huyện Vĩnh Cửu có những bước chuyển mạnh mẽ với nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế
2.1.3 Địa hình
Có hai dạng điạ hình chính
Địa hình đồi, phân bố tập trung ở khu vực phía Bắc diện tích tự nhiên 83.351ha, chiếm 77% tổng diện tích toàn huyện. Cao nhất là ở khu vực phía bắc khoảng 340m, thấp dần về phía nam và tây nam, ở khu vực giữa khoảng 100 -120m, khu vực phía nam khoảng 10-50m. Diện tích có độ dốc <30 chiếm 17,1%, từ 3-80 chiếm 33,8%, từ 8 – 150 chiếm 22,6%, trên150 chiếm 4,2%. Dạng địa hình này thích hợp phát triển nông lâm nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng
Địa hình đồng bằng, diện tích 5.994 ha chiếm 5,5% diện tích, nơi thấp nhất là 1-2m. Địa hình khá bằng phẳng thích hợp phát triển nông nghiệp vì nền đất hơi yếu không thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng
2.1.4 Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt chủ yếu của huyện là hệ thống sông Đồng Nai. Lưu lượng trung bình 312m3/s, lưu lượng tháng cao nhất là tháng 9 là 1.083m3/s. nguồn nước sông Đồng Nai hiện được tích trong hồ Trị An có diện tích trên 32.000ha, dung tích