9.5.1 Giải pháp VoiceMail(VM):
Với công nghệ thoại trên nền IP, ta có nhiều các dịch vụ giá trị gia tăng đi kèm, trong đó, dịch vụ hộp thư thoại trên nền IP cũng là một dịch vụđược ứng dụng rất nhiều. VM over IP cho phép người đăng ký dịch vụ gửi/nhận Voice Mail qua máy tính cá nhân hoặc hệ thống thoại. Khi cuộc gọi không có người nhận hoặc máy được gọi đang bận, người gọi có thểđể lại lời nhắn ghi vào hệ thống VM Server, Server này sẽ chuyển lời nhắn thành dạng data audio (.wav) và đính kèm vào e-mail rồi gửi cho người nhận. Người nhận có thể check mail tại bất kỳ nơi nào và nhận được lời nhắn được lưu lại, do vậy không mất các thông
thống Voice Mail đểđăng nhập và nghe lại trực tiếp các tin nhắn để lại cho mình.
Tại Tổng cục Thuế, với việc trang bị hệ thống tổng đài IP – Cisco CallManager, giải pháp voice mail đề xuất là sử dụng phần mềm Unity của Cisco.
Cisco Unity sẽđược cấu hình để tích hợp với hệ thống thoại sẵn có (TDM hoặc IP). Trong trường hợp của tổng cục thuế, việc tích hợp giữa Cisco Unity và Cisco CallManager khá dễ dàng do hai sản phẩm này cùng do Cisco cung cấp, dễ dàng tương thích với nhau.
Với hệ thống thư thoại Cisco Unity, khi có cuộc gọi đến mà người dùng không trả lời (máy bận hoặc không trả lời cuộc gọi), Cisco Unity sẽ trả lời cuộc gọi và lưu lại lời nhắn từ người gọi. Người dùng có thể nhận tin nhắn từđiện thoại hoặc từ hộp thưđiện tử (Lotus Domino/Microsoft Exchange).
Sơ lược về hoạt động của Cisco Unity
Khi có một cuộc gọi tới, quá trình sẽ diễn ra như sau:
1. Người gọi quay số extension. Nếu người bị gọi trả lời, quá trình diễn ra bình thường. Nếu điện thoại đang bận hoặc người dùng không trả lời, cuộc gọi sẽ được CallManager chuyển tới hệ thống Unity.
2. Cisco Unity trả lời cuộc gọi, tìm số extension của người bị gọi trong cơ sở dữ liệu, đưa ra lời nhắn của thuê bao (chẳng hạn ‘ hiện tại tôi đang đi vắng, xin hãy để lại lời nhắn’) và sẵn sàng nhận lời nhắn.
3. Chủ gọi để lại lời nhắn. Khi cuộc gọi kết thúc, lời nhắn đó sẽ tạm thời được lưu tại Cisco Unity server.
4. Cisco Unity chuyển tin nhắn đến Domino/Exchange, tin nhắn sẽ được lưu trong mailbox của người dùng. Nếu tin nhắn xuất phát từ một người dùng cũng là thuê bao của Cisco Unity, tin nhắn sẽ được ghi nhận là xuất phát từ thuê bao này (mục From). Nếu tin nhắn xuất phát từ một người không phải thuê bao của Cisco Unity, nó sẽđược ghi nhận là xuất phát từ Unity Messaging System. 5. Cisco Unity thông báo cho người dùng về việc có tin nhắn mới
Các đặc điểm của hệ thống Unified Messaging và Voice Messaging
Cisco Unity có thểđược cấu hình cho hệ thống tin nhắn hợp nhất (Cisco Unity Unified Messaging) hoặc hệ thống tin nhắn thoại (Cisco Unity Voice
Messaging). Một sốđặc điểm của hệ thống như sau: Hệ thống tin nhắn hợp nhất
9 Các bản tin thoại được lưu trong cùng message store với email và fax (nếu có).
9 Thuê bao sẽ thấy tất cả các tin nhắn, thoại, mail, fax (nếu có) trong cùng một Inbox.
9 Thuê bao có thể nhận tin nhắn qua điện thoại hay qua mail client.
9 Sau khi nghe tin nhắn từ điện thoại, người dùng có thể lưu tin nhắn để nghe lại. Nếu có thêm lựa chọn Text To Speech, người dùng có thể nghe các tin nhắn điện tử qua điện thoại.
9 Các thuộc tính voice mail và email của các account có thểđược quản lý qua Cisco Unity Administrator. Việc quản trị này có thểđược thực hiện qua mạng.
9 Domino/Exchange phải được cài đặt trên một/nhiều server khác. Hệ thống tin nhắn thoại (Voice Messaging)
9 Người dùng nhận tin nhắn qua điện thoại hoặc qua Cisco Unity Inbox.
9 Các tin nhắn thoại được lưu trong Exchange 2000. (Message store này chỉ chứa các tin nhắn thoại, không chứa email, fax)
9 Exchange 2000 có thể được cài đặt trên cùng server với Cisco Unity hay trên một server khác.
9 Cisco Unity server có thể kết nối vào mạng hay không (khi sử dụng với hệ thống thoại chuyển mạch kênh, ta không cần kết nối Cisco Unity server vào mạng).
9 Các thuộc tính cho email account và các thuộc tính của thuê bao Cisco Unity được quản trịđộc lập.
9.5.2 Thiết lập cuộc gọi gián tiếp qua máy tính PC:
Có hai giải pháp CallManager Attendent Console và WebDialer:
- Cisco CallManager Attendant Console là một ứng dụng client-server, được cài đặt trên máy tính PC, với giao diện đồ họa, ứng dụng này cho phép người dùng truy cập hệ thống danh bạ (directory) để tìm kiếm sốđiện thoại, quan sát trạng thái (bận/rỗi) của các line điện thoại trong danh bạ, thực hiện các cuộc gọi (điều khiển IP Phone). Đồng thời có thểđặt cuộc gọi trên PC chỉ bằng click chuột vào tên User mà không thao tác ấn số trên Ip Phone.
-WebDialer: là ứng dụng giao diện Web cho phép người dùng thiết lập cuộc gọi từ tên User gợi nhớ , không cần thao tác số trực tiếp trên IP Phone. Chức năng này tương tự như CallManager Attendant Console nhưng có điểm khác là nó không phải cài đặt chương trình riêng, cấu hình cũng đơn giản hơn. Tuy nhiên nhược điểm của nó là không thấy được trạng thái của người được gọi (đang bận hay rỗi) như trong CallManager Attendant Console.
9.5.3 Quản lý cuộc gọi:
Để giám sát chi tiết cuộc gọi cũng như quản lý số lượng cuộc gọi của người dùng Cisco đưa ra giải pháp Call Detail Record (CDR) và Forced Authorize Code (FAC).
CDR là một ứng dụng đi kèm với CallManager để ghi lại thông tin của tất cả các cuộc gọi vào cơ sở dữ liệu trên Publisher Server. Thông tin về cuộc gọi bao gồm : sốđược gọi, thời gian gọi , mã FAC(Forced Authorize Code)….Để phân tích cũng như xử lý thông tin trong CDR database Cisco đưa ra ứng dụng Call Analysis Record (CAR). CAR cho phép người quản trị quản lý, báo cáo về chi tiết cuộc gọi trên giao diện Web. Những tính năng cơ bản của CAR bao gồm: Tạo báo cáo hàng ngày , hàng tuần, hàng tháng.
Thống kê lưu lượng cuộc gọi.
Tìm kiếm thông tin về cuộc gọi của một máy, tính hóa đơn.
FAC là một mã duy nhất ứng với một người dùng nhất định. Khi mã này được cấu hình, người dùng phải bắt buộc vào mã FAC trước khi cuộc gọi được thiết lập(chỉ với cuộc gọi ra ngoài PSTN). Sau đó, mã này sẽ lưu vào CDR database cùng với thông tin chi tiết về cuộc gọi. Căn cứ vào FAC người quản trị có thể
biết được số lượng cuộc gọi được thực hiện, gọi đi đâu, thời gian bao nhiêu … của một người dùng nhất định. Ngoài ra mã FAC còn giúp cho việc hạn chế các cuộc gọi có giá cước cao. Ví dụ nhưđể cho phép một số người có thể gọi từ mạng nội bộđến một thuê bao di động ta có thể cấu hình CallManager chỉ chấp nhận người dùng có FAC xác định(có đặc quyền cao). Những người dùng khác cũng có mã những mã riêng nhưng không có đặc quyền để thiết lập cuộc gọi. Tuy nhiên, FAC là một giải pháp kiểm soát cuộc gọi tương đối vì có một số nhược điểm như: Mã FAC phải là những con số, chỉ có một dãy số duy nhất (không có dạng User và password). Vì vậy việc mạo danh có thê xảy ra.
Tạo mã phải được cấu hình bằng tay nên có thể cấu hình khó khăn khi số lượng User lớn.
Kiểm soát có thể có thể không chính xác khi người dùng cho mượn mã. Người dùng không thể tự thay đổi mã FAC.
9.5.4 Giải Pháp SoftPhone
Cisco không chỉ cung cấp các máy điện thoại IP phần cứng mà Cisco còn cung cấp các phần mềm có tính năng tương tự như IP Phone. Các phần mềm này là những ứng dụng có thể cài đặt dễ dàng trên máy tính cá nhân, khi cài đặt trên Labtop có thểđem lại khẳ năng di chuyển. Ví dụ một người nhân viên khi công tác tại các chi nhánh chỉ cần mang theo máy tính cá nhân có cài Softphone và kết nối trực tiếp vào mạng là có thể thực hiện cuộc gọi nhưở tại văn phòng của mình. Nếu không trực tiếp kết nối vào mạng riêng thì có thể tạo kết nối VPN qua Internet. Tuy nhiên biện pháp này không đem lại chất lượng thoại cao bởi không thể can thiệp vào QoS trong mạng của ISP.
Cisco có hai loại sản phẩm Softphone: IP Communicator và IP SoftPhone. Hai loại phần mềm này có một số tính năng khác nhau. IP Communicator hoạt động tương tự như máy IP Phone nên dễ sử dụng. IP SoftPhone còn cho phép người dùng sử dụng User và Pass của mình để đăng nhập vào bất cứ IP SoftPhone nào. Khi đó mọi thông tin về điện thoại( số Extention, số cuộc gọi nhỡ, các dịch vụ đã dăng ký….) của người này được nạp vào IP SoftPhone được đăng nhập.
Chương 10: Thiết kế hệ thống IP phone của ngành Thuế
Nội dung tóm tắt: sau khi đã đi qua phân tích tính chất, đặc điểm của hệ thống Ip phone của Cisco đồng thời cũng dựa trên kinh nghiệm, kiến thức, hiện trạng của ngành thuế của bản thân thì chương này tôi sẽ đưa ra phương án triển khai hệ thống IP phone. Do quy mô ngành Thuế rất lớn nên chia quá trình triển khai hệ thống thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 mới chỉ tập trung triển khai tại Tổng cục Thuế. Giai đoạn 2 sẽ triển khai diện rộng toàn ngành. Đồng thời trong chương này cũng chỉ ra thiết kế tổng thể cho giai đoạn 1, giai đoạn 2 và đề xuất thiết bị sẽđược sử dụng trong giai đoạn 1. Trong chương này cũng có một số nội dung được trích dẫn từ tài liệu nội bộ “Thiết kế hệ thống điện thoại hỗ trợ ” của Tổng cục Thuế.
10.1 Thiết kế tổng thể:
10.1.1 Thiết kế tổng thể giai đoạn 1:
Trong giai đoạn đầu tiên, chỉ áp dụng hệ thống điện thoại IP của Tổng cục thuế tương đối đơn giản, gồm có 1 Cisco CallManager server quản lý 50 IP Phone, 01 voice gateway (Cisco Router 2811). Việc triển khai hệ thống Ip phone bước đầu chỉ phục vụ trong nội bộ Cục CNTT và cho trường hợp lãnh đạo khi đi nước ngoài sử dụng phần mềm Soft phone chỉđạo công việc. Mô hình theo hình vẽ 10.1.
Hình 10.1: Mô hình hệ thống điện thoại IP giai đoạn 1 [tham khảo hình 1 tài liệu tham khảo [11]]
Theo mô hình này các thiết bị Ip phone cũng như soft phone đều do 1 Call manager quản lý. Khi cần liên hệ ra hệ thống điện thoại bên ngoài thì tín hiệu sẽ qua Voice gatewave để kết nối PSTN. Đối với trường hợp của softphone, để sử dụng thì cần phải khai báo địa chỉ MAC của máy trạm để Call Manager quản lý. Để kết nối vào bên trong thì máy trạm phía người sử dụng sẽ kết nối với mạng nội bộ thông qua VPN.
10.1. 2 Thiết kế tổng thể giai đoạn 2:
Ở giai đoạn 2, hệ thống thoại IP sẽđược mở rộng tới các Cục Thuế và Chi cục Thuế. Mô hình hệ thống trong tương lai như sau:
PS
T
N
Internet
Hình 10.2: Mô hình hệ thống thoại IP tổng thể toàn ngành
Nhưđã trình bày tại Chương 8, hiện tại ngành Thuế có 63 Cục Thuế và gần 700 Chi cục Thuế. Hiện tại tất các điểm của ngành Thuếđều đã có đường truyền trong đó tối thiểu là 513 Kbps và tối đa lên đến 1Gbps. Với thuận lợi đó tôi xin đề xuất mô hình triển khai hệ thống Ipphone toàn ngành như sau: Tại Tổng cục Thuế và các Cục Thuếđều có Call Manager trong đó để tăng cường độ sẵn sang cao thì tại Tổng cục Thuế và các Cục Thuế lớn Call Manager đều chạy Cluster. Các Cục Thuế còn lại chỉ sử dụng 1 Call Manager. Các CallManager này sẽđược xử lý phân tán theo đúng mô hình đã được nêu tại Chương 9. Call manager tại Tổng cục sẽ quản lý toàn bộ các IPphone của Tổng cục Thuế. Call Manager của các Cục Thuế bên cạnh quản lý Ipphone của mình sẽ có trách nhiệm quản lý thêm Ip Phone tại Chi cục Thuế. Tại các Chi cục
Thuế, Voice gatewave được trang bị thêm Call Manager Express thực chất là bản Call Manager rút gọn để hỗ trợ cho các Chi cục Thuế trong trường hợp đứt đường truyền, lúc này các Ipphone sẽ do Voice gatewave quản lý vì vậy vẫn đảm bảo duy trì hoạt động của hệ thống.
Riêng với trường hợp Softphone dùng để gọi từ ngoài vào nên yêu cầu về bảo mật rất cao vì vậy sẽ tập qua Tổng cục Thuế.
10.2 Thiết kế chi tiết giai đoạn 1:
10.2.1 Mô hình thiết kế:
Ở giai đoạn 1, các IP Phone sẽ do các cán bộ thuộc Cục Ứng dụng CNTT sử dụng. Mô hình thiết kế tại giai đoạn này như sau:
zz Core switch Call Manager Soft phone IP Phone 7940G VLAN USER PC PC Voice gateway PSTN Đường ĐT
10.2.2 Mô tả thiết kế:
Hệ thống điện thoại IP của Tổng cục Thuế gồm các thành phần sau :
9 Voice gateway:
• Tạo kết nối giữa hệ thống thoại nội bộ và hệ thống điện thoại PSTN.
• Tạo kết nối với các server và IP Phone qua mạng Ethernet • Chuyển thoại từ PSTN sang dạng gói IP.
• Tạo các bản kế hoạch đánh sốđể hướng các cuộc gọi ra ngoài
9 Call Manager:
• Khai báo thông tin cá nhân của các thiết bị và người sử dụng điện thoại IP, voice gateway.
• Quản lý tài khoản của người sử dụng điện thoại IP.
• Quản lý quá trình đăng nhập của người sử dụng điện thoại IP • Tạo các bản đánh số chi tiết các định hướng cuộc gọi trong và
ngoài hệ thống mạng IP.
• Tạo các sốđiện thoại đại diện cho các nhóm điện thoại viên xử lý yêu cầu cuộc gọi.
• Chuyển đổi và xử lý các codec thoại IP.
9 Điện thoại IP (IP Phone):
• Đầu cuối liên lạc trong môi trường IP.
• Có các chức năng chuyển cuộc gọi sang các cán bộ yêu cầu xử lý cuộc gọi khác.
• Chức năng hiển thị số người gọi
9 Soft phone:
• Phần mềm của Cisco được cài đặt trên máy trạm để phục cho việc gọi từ internet
• Có chức năng giống 1 Ip phone.
Đểđảm bảo yêu cầu về chất lượng thoại cũng như chinh sách bảo mật của ngành thì hệ thống IP phone phải tuân thủ chính sách như sau:
- Call Manager được đưa vào một vùng riêng, có chính sách truy cập rõ ràng.
- IP Phone nhận địa chỉđộng do DHCP server cấp.
- Đối với người dùng sử dụng Softphone, để sử dụng được cần phải được cấp phép. Người quản trị sẽ khai báo địa chỉ MAC của máy trạm cài softphone, đồng thời cài đặt cơ chế xác thực để cho phép người dùng sử dụng VPN kết nối đến Call Manager.
10.2.3 Đề xuất đối với thiết bị và phần mềm:
- Voice gateway: Cisco 2811-V/K9. + Flash: 64MB.
+ RAM 256 MB
+ LAN 2*10/100Mbps + Voice port: 32port FXO
- Máy chủ cài Call Manager: MCS- 785-H1 + CPU: 3.4Ghz, L2 cache 1MB
+ RAM: 2GB (2 x 1GB) + HDD: 2 x 80 GB – RAID1 + NIC: 2*10/100/1000 Mbps - Ip phone: 7911
+ Ports: 2* RJ-45 10/100BaseTX Ethernet
+ Networking Protocol support: IEEE 802.1Q, IEEE 802.3u, IEEE 802.3, Ethernet, Fast Ethernet, IEEE 802.1p, IEEE 802.3af (PoE), DHCP + VoIP Protocols: SCCP, SIP, H323
+ Voice Codecs: G.729a, G.729ab, G.711u, G.711a - Phần mềm Call Manager 6.0.
Các tài liệu tham khảo:
[1] ITU-T Recommendation H.323 (02/1998). [2] Chuẩn RFC3550 (July 2003)
[3] Cisco IP Telephony Network Design GuideCisco CallManager Release 3.0(5) của Cisco
[4] Voice Over IP Fundamentals của Cisco
[5] http://en.wikipedia.org/wiki/Real-time_Transport_Protocol [6] http://www.td.rutgers.edu/documentation/FAQ/H.323_Tutorial [7] http://Cisco.com [8] http://www.manucomp.com/cisco_tips/IP_phone_startup.html [9] http://www.gdt.gov.vn [10] http://www.wattpad.com
[11] Tài liệu nội bộ: Thiết kế hệ thống điện thoại hỗ trợ cho Tổng cục Thuế năm 2006.
KẾT LUẬN
Với các ứng dụng của hệ thống IP phone thì việc áp dụng vào thực tế sẽ mang lại hiệu quả rất to lớn. Riêng đối với ngành Thuế việc áp dụng hệ thống IP phone đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí quản lý. Bên cạnh đó hệ