Hỗ trợ số lượng lớn người dùng với các phương án đặt tổng đài IP

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống IP phone trong ngành thuế (Trang 75)

khác nhau:

Khi sử dụng PBX cũ, một trong những điều bất cập là khả năng mở rộng. Mỗi PBX có một số khe cắm nhất định dùng để cắm các loại card khác nhau như line card (phục vụ cho user), trunk card (kết nối với CO hay Telco), service card (touch-tone, conference...), switching module card. Những card này chỉ phục vụđược một số user nhất định (một line card cung cấp được từ 8 đến 32 số máy lẻ tuỳ theo loại PBX), khi số lượng user tăng lên thì phải tăng thêm card hoặc thậm chí phải thay cả PBX.

Hạn chế này đã bị dỡ bỏ khi sử dụng giải pháp IP Telephony của Cisco. Trung bình một Call Manager có thể cho phép đăng ký tới 4000 IP Phone. Khi số lượng người dùng tăng lên thì chỉ việc tăng thêm số lượng Call Manager. Cisco cũng cho phép khách hàng sử dụng công nghệ Clustering đối với Call Manager, tức là ghép nhiều Call Manager vào thành một nhóm duy nhất nhằm tăng năng suất phục vụ của Call Manager và đảm bảo độ an toàn cao. Khi Call Manager chính gặp sự cố, các Call Manager khác vẫn tiếp tục vận hành bình thường để không làm ngắt quãng dịch vụ. Số lượng IP Phone mà một Cluster Call Manager có thể phục vụ lên đến 32.000 với 8 Call Manager trong Cluster đó. Hình dưới minh hoạ hệ thống Call Manager dùng CSDL SQL.

Hình 9.1: Cluster Call manager [trích dẫn hình 3.1 tài liệu tham khảo [1]]

9.4 Mô hình triển khai Call Manager:

Do việc IP Phone phải đăng ký với Call Manager khi khởi động và phải gửi tín hiệu với Call Manager khi thiết lập hoặc kết thúc cuộc gọi nên sẽ là một vấn đềđáng quan tâm khi kết nối giữa Call Manager và IP Phone là WAN tốc độ chậm, bởi khi đó giao tiếp giữa Call Manager và IP Phone phải đi qua WAN link làm tăng tải cho WAN link và giảm hiệu quả phục vụ của hệ thống VoIP. Chính vì vậy Cisco đề xuất áp dụng 3 mô hình chính dùng cho trường hợp có IP phone tại nhiều địa điểm khác nhau.

Hình 9.2: Call Manager xử lý độc lập [trích dẫn hình 1-3 tài liệu tham khảo [3]] Mô hình này được ứng dụng khi quá trình chuyển đổi VoIP chưa được áp dụng hoàn toàn mà mới chỉ sử dụng giải pháp IP Telephony. Mật độ các cuộc gọi giữa các vùng với nhau cũng chưa thực sự nhiều. Khi đó các chi nhánh gọi điện thoại cho nhau qua mạng PSTN truyền thống nhưng các thiết bịđầu cuối được chuyển sang IP Phone và Call Manager.

Theo mô hình trên tại mỗi chi nhánh đều có Call Manager và cơ sở dữ liệu về IP Phone độc lập nhau. Khi cuộc gọi được thực hiện trong nội bộ một chi nhánh, thì Call Manager tại chi nhánh đó sẽ có nhiệm vụ xử lý quá trình thực hiện cuộc gọi. Khi cuộc gọi được thực hiện tới IP phone thuộc một chi nhánh khác, cuộc gọi sẽđược Call Manager chuyển tiếp tới PSTN và tới Call Manager thuộc chi nhánh bên kia. Tại đây Call Manager này sẽ xác định được IP phone cần nhận cuộc gọi và cuộc gọi sẽđược thiết lập.

Mô hình 2: Call Manager xử lý phân tán

Hình 9.3: Call Manager xử lý phân tán [trích dẫn hình 1.4 tài liệu tham khảo [3]]

Mô hình này được ứng dụng khi quá trình chuyển đổi sang VoIP đã thực hiện hoàn toàn, số lượng các IP phone tại mỗi chi nhánh là đáng kể và lưu lượng cuộc gọi giữa các chi nhánh với nhau tương đối lớn.

Tại mỗi chi nhánh đều có Call Manager (giống mô hình 1) nhưng các Call Manager này có cơ sở dữ liệu về IP phone đồng bộ với nhau, do vậy mỗi Call Manager đều biết chính xác địa chỉ IP và phân vùng của từng IP phone. Khi cuộc gọi được thực hiện từ một chi nhánh, Call Manager tại chi nhánh đó sẽ đảm nhận vai trò quản lý cuộc gọi từđầu đến cuối, không phụ thuộc vào Call Manager chi nhánh bên kia. Quá trình này làm tăng tốc hơn nhiều quá trình xử lý cuộc gọi và tiết kiệm băng thông cho việc gửi yêu cầu thực hiện cuộc gọi từ

các IP phone. Trong trường hợp hệ thống IPWAN bịđứt kết nối thì khi đó IP phone sẽ quay sang sử dụng qua đường PSTN truyền thống.

Mô hình 3: Call Manager xử lý tập trung

Hình 9.4: Call Manager xử lý tập trung [trích dẫn hình 1.5 tài liệu tham khảo [3]]

Mô hình này được ứng dụng khi số lượng IP phone tại các chi nhánh không nhiều. Call Manager chỉđược đặt tại trụ sở chính. Khi IP phone tại chi nhánh muốn gọi tới một IP phone tại trụ sở chính, trước hết IP phone chi nhánh sẽ gửi yêu cầu tới Call Manager (các yêu cầu này chạy qua WAN link) và Call

Manager sẽ trỏ tới IP Phone cần gọi và cuộc gọi được thiết lập. Cách thực hiện này khác với mô hình 1 ở chỗ yêu cầu về thực hiện cuộc gọi không được xử lý tại chỗ (vì ở chi nhánh không có Call Manager) mà lại phải chuyển tiếp qua WAN. Do vậy, khi số lượng IP phone tại các chi nhánh tăng lên, thông tin về yêu cầu thực hiện cuộc gọi sẽ nhiều lên và chiếm dụng nhiều hơn băng thông mạng WAN.

Hình 9.5: Call Manager xử lý phân tán [trích dẫn hình trong phần 9 tài liệu tham khảo [11]]

Bước 1: Bắt đầu IP Phone nhận nguồn: IP Phone có thểđựợc cấp nguồn từ Adapter hoặc từ Switch có tính năng PowerInline.

Bước 2: Nạp hệđiều hành (Image): IP Phone có bộ nhớ Flash riêng lưu giữ một hệđiều hành. Khi nạp hệđiều hành, nó khởi tạo phần phần mềm và phần cứng đểđiều khiển các hoạt động ở bước tiếp theo.

Bước 3: Nhận thông tin cấu hình về VLAN: Nếu Switch được cấu hình voice VLAN thì bằng giao thức CDP, nó trao đổi với thông tin về VLAN cho IP Phone. IP Phone cần thông tin về VLAN đểđóng gói Frame. Khi một Switch bất kỳ nhận được Frame của IP Phone thì nó sẽ biết Frame thuộc VLAN nào. Nếu Switch không được cấu hình voice VLAN thì IP Phone sẽ không ghi thông tin về VLAN vào trong Frame gửi đi. Khi đó không có sự khác biệt giữa VLAN thông thường và voice VLAN.

Bước 4: Nhận địa chỉ IP và địa chỉ IP từ TFTP server: IP Phone có thể cấu hình địa chỉđịa chỉ tĩnh hoặc động. Khi cấu hình địa chỉ tĩnh thì đồng thời cũng phải cấu hình luôn địa chỉ của TFTP Server. Nếu cấu hình địa chỉđộng Ip Phone sẽ dùng giao thức DHCP để yêu cầu địa chỉ từ DHCP server. Trên DHCP server nếu có cấu hình địa Option 150 hoặc 66 thì nó sẽ cung cấp luôn địa chỉ của TFTP server cho IP Phone. Nếu DHCP server không cấu hình Option 150 và 66 thì địa chỉ TFTP server phải được cấu hình bằng tay trên IP Phone.

Bước 5: Nhận File cấu hình: TFTP server là một Server lưu cấu hình của IP Phone được cấu hình từ CallManager. Khi IP Phone nhận được địa chỉ của TFTP server thì nó liên hệ với TFTP server để lấy File cấu hình. Khi thông tin với TFTP server IP Phone gửi địa chỉ MAC (trong Payload) của Ip Phone cho TFTP server. TFTP server sẽ tìm File cấu hình có địa chỉ MAC tương ứng. Nếu tìm thấy có nghĩa là IP Phone đã được đăng ky trước đó và mọi thông số cấu hình như (Địa chỉ của CallManager) sẽđược gửi lại cho IP Phone. Nếu không tìm thấy TFTP có nghĩa là đây là lần đầu tiên IP Phone đăng ký nên sẽ không có File cấu hình. Lúc này TFTP server sẽ gửi một File cấu hình ngầm định (có chứa địa chỉ của CallManager) gửi cho IP Phone.

Bước 6: Đăng ký với CallManager: Khi nhận được địa chỉ của CallManager, IP Phone gửi thông tin của nó (bao gồm địa chỉ MAC và các thông số khác) cho CallManager. CallManager sẽ tìm địa chỉ MAC( mà IP Phone gửi )trong Database. Nếu thấy thì có nghĩa là IP Phone đã từng được đăng ký trước đó. CallManager chỉ việc lấy File cấu hình(gồm số Extention) tương ứng gửi cho IP Phone và việc đăng ký sự tồn tại của IP Phone(đang Up). Nếu không thấy trong database thì có nghĩa đây là lần đầu tiên IP Phone đăng ký với CallManager. CallManger sẽ cấp một sốđăng ký mới cho IP Phone và lưu vào database cùng với địa chỉ MAC.

Như vậy do có sự ánh xạ với địa chỉ MAC nên mỗi máy sẽ có một số Extention mặc dù là địa chỉ IP có thể thay đổi. Địa chỉ IP chỉđược lưu giữ với File cấu hình khi Ip Phone đang Up.

9.5 Một số giải pháp ứng dụng trong mô hình IP phone:

9.5.1 Giải pháp VoiceMail(VM):

Với công nghệ thoại trên nền IP, ta có nhiều các dịch vụ giá trị gia tăng đi kèm, trong đó, dịch vụ hộp thư thoại trên nền IP cũng là một dịch vụđược ứng dụng rất nhiều. VM over IP cho phép người đăng ký dịch vụ gửi/nhận Voice Mail qua máy tính cá nhân hoặc hệ thống thoại. Khi cuộc gọi không có người nhận hoặc máy được gọi đang bận, người gọi có thểđể lại lời nhắn ghi vào hệ thống VM Server, Server này sẽ chuyển lời nhắn thành dạng data audio (.wav) và đính kèm vào e-mail rồi gửi cho người nhận. Người nhận có thể check mail tại bất kỳ nơi nào và nhận được lời nhắn được lưu lại, do vậy không mất các thông

thống Voice Mail đểđăng nhập và nghe lại trực tiếp các tin nhắn để lại cho mình.

Tại Tổng cục Thuế, với việc trang bị hệ thống tổng đài IP – Cisco CallManager, giải pháp voice mail đề xuất là sử dụng phần mềm Unity của Cisco.

Cisco Unity sẽđược cấu hình để tích hợp với hệ thống thoại sẵn có (TDM hoặc IP). Trong trường hợp của tổng cục thuế, việc tích hợp giữa Cisco Unity và Cisco CallManager khá dễ dàng do hai sản phẩm này cùng do Cisco cung cấp, dễ dàng tương thích với nhau.

Với hệ thống thư thoại Cisco Unity, khi có cuộc gọi đến mà người dùng không trả lời (máy bận hoặc không trả lời cuộc gọi), Cisco Unity sẽ trả lời cuộc gọi và lưu lại lời nhắn từ người gọi. Người dùng có thể nhận tin nhắn từđiện thoại hoặc từ hộp thưđiện tử (Lotus Domino/Microsoft Exchange).

Sơ lược về hoạt động của Cisco Unity

Khi có một cuộc gọi tới, quá trình sẽ diễn ra như sau:

1. Người gọi quay số extension. Nếu người bị gọi trả lời, quá trình diễn ra bình thường. Nếu điện thoại đang bận hoặc người dùng không trả lời, cuộc gọi sẽ được CallManager chuyển tới hệ thống Unity.

2. Cisco Unity trả lời cuộc gọi, tìm số extension của người bị gọi trong cơ sở dữ liệu, đưa ra lời nhắn của thuê bao (chẳng hạn ‘ hiện tại tôi đang đi vắng, xin hãy để lại lời nhắn’) và sẵn sàng nhận lời nhắn.

3. Chủ gọi để lại lời nhắn. Khi cuộc gọi kết thúc, lời nhắn đó sẽ tạm thời được lưu tại Cisco Unity server.

4. Cisco Unity chuyển tin nhắn đến Domino/Exchange, tin nhắn sẽ được lưu trong mailbox của người dùng. Nếu tin nhắn xuất phát từ một người dùng cũng là thuê bao của Cisco Unity, tin nhắn sẽ được ghi nhận là xuất phát từ thuê bao này (mục From). Nếu tin nhắn xuất phát từ một người không phải thuê bao của Cisco Unity, nó sẽđược ghi nhận là xuất phát từ Unity Messaging System. 5. Cisco Unity thông báo cho người dùng về việc có tin nhắn mới

Các đặc điểm của hệ thống Unified Messaging và Voice Messaging

Cisco Unity có thểđược cấu hình cho hệ thống tin nhắn hợp nhất (Cisco Unity Unified Messaging) hoặc hệ thống tin nhắn thoại (Cisco Unity Voice

Messaging). Một sốđặc điểm của hệ thống như sau: Hệ thống tin nhắn hợp nhất

9 Các bản tin thoại được lưu trong cùng message store với email và fax (nếu có).

9 Thuê bao sẽ thấy tất cả các tin nhắn, thoại, mail, fax (nếu có) trong cùng một Inbox.

9 Thuê bao có thể nhận tin nhắn qua điện thoại hay qua mail client.

9 Sau khi nghe tin nhắn từ điện thoại, người dùng có thể lưu tin nhắn để nghe lại. Nếu có thêm lựa chọn Text To Speech, người dùng có thể nghe các tin nhắn điện tử qua điện thoại.

9 Các thuộc tính voice mail và email của các account có thểđược quản lý qua Cisco Unity Administrator. Việc quản trị này có thểđược thực hiện qua mạng.

9 Domino/Exchange phải được cài đặt trên một/nhiều server khác. Hệ thống tin nhắn thoại (Voice Messaging)

9 Người dùng nhận tin nhắn qua điện thoại hoặc qua Cisco Unity Inbox.

9 Các tin nhắn thoại được lưu trong Exchange 2000. (Message store này chỉ chứa các tin nhắn thoại, không chứa email, fax)

9 Exchange 2000 có thể được cài đặt trên cùng server với Cisco Unity hay trên một server khác.

9 Cisco Unity server có thể kết nối vào mạng hay không (khi sử dụng với hệ thống thoại chuyển mạch kênh, ta không cần kết nối Cisco Unity server vào mạng).

9 Các thuộc tính cho email account và các thuộc tính của thuê bao Cisco Unity được quản trịđộc lập.

9.5.2 Thiết lập cuộc gọi gián tiếp qua máy tính PC:

Có hai giải pháp CallManager Attendent Console và WebDialer:

- Cisco CallManager Attendant Console là một ứng dụng client-server, được cài đặt trên máy tính PC, với giao diện đồ họa, ứng dụng này cho phép người dùng truy cập hệ thống danh bạ (directory) để tìm kiếm sốđiện thoại, quan sát trạng thái (bận/rỗi) của các line điện thoại trong danh bạ, thực hiện các cuộc gọi (điều khiển IP Phone). Đồng thời có thểđặt cuộc gọi trên PC chỉ bằng click chuột vào tên User mà không thao tác ấn số trên Ip Phone.

-WebDialer: là ứng dụng giao diện Web cho phép người dùng thiết lập cuộc gọi từ tên User gợi nhớ , không cần thao tác số trực tiếp trên IP Phone. Chức năng này tương tự như CallManager Attendant Console nhưng có điểm khác là nó không phải cài đặt chương trình riêng, cấu hình cũng đơn giản hơn. Tuy nhiên nhược điểm của nó là không thấy được trạng thái của người được gọi (đang bận hay rỗi) như trong CallManager Attendant Console.

9.5.3 Quản lý cuộc gọi:

Để giám sát chi tiết cuộc gọi cũng như quản lý số lượng cuộc gọi của người dùng Cisco đưa ra giải pháp Call Detail Record (CDR) và Forced Authorize Code (FAC).

CDR là một ứng dụng đi kèm với CallManager để ghi lại thông tin của tất cả các cuộc gọi vào cơ sở dữ liệu trên Publisher Server. Thông tin về cuộc gọi bao gồm : sốđược gọi, thời gian gọi , mã FAC(Forced Authorize Code)….Để phân tích cũng như xử lý thông tin trong CDR database Cisco đưa ra ứng dụng Call Analysis Record (CAR). CAR cho phép người quản trị quản lý, báo cáo về chi tiết cuộc gọi trên giao diện Web. Những tính năng cơ bản của CAR bao gồm: Tạo báo cáo hàng ngày , hàng tuần, hàng tháng.

Thống kê lưu lượng cuộc gọi.

Tìm kiếm thông tin về cuộc gọi của một máy, tính hóa đơn.

FAC là một mã duy nhất ứng với một người dùng nhất định. Khi mã này được cấu hình, người dùng phải bắt buộc vào mã FAC trước khi cuộc gọi được thiết lập(chỉ với cuộc gọi ra ngoài PSTN). Sau đó, mã này sẽ lưu vào CDR database cùng với thông tin chi tiết về cuộc gọi. Căn cứ vào FAC người quản trị có thể

biết được số lượng cuộc gọi được thực hiện, gọi đi đâu, thời gian bao nhiêu … của một người dùng nhất định. Ngoài ra mã FAC còn giúp cho việc hạn chế các cuộc gọi có giá cước cao. Ví dụ nhưđể cho phép một số người có thể gọi từ mạng nội bộđến một thuê bao di động ta có thể cấu hình CallManager chỉ chấp nhận người dùng có FAC xác định(có đặc quyền cao). Những người dùng khác cũng có mã những mã riêng nhưng không có đặc quyền để thiết lập cuộc gọi. Tuy nhiên, FAC là một giải pháp kiểm soát cuộc gọi tương đối vì có một số nhược điểm như: Mã FAC phải là những con số, chỉ có một dãy số duy nhất (không có dạng User và password). Vì vậy việc mạo danh có thê xảy ra.

Tạo mã phải được cấu hình bằng tay nên có thể cấu hình khó khăn khi số lượng User lớn.

Kiểm soát có thể có thể không chính xác khi người dùng cho mượn mã. Người dùng không thể tự thay đổi mã FAC.

9.5.4 Giải Pháp SoftPhone

Cisco không chỉ cung cấp các máy điện thoại IP phần cứng mà Cisco còn cung cấp các phần mềm có tính năng tương tự như IP Phone. Các phần mềm này là những ứng dụng có thể cài đặt dễ dàng trên máy tính cá nhân, khi cài đặt trên Labtop có thểđem lại khẳ năng di chuyển. Ví dụ một người nhân viên khi công tác

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống IP phone trong ngành thuế (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)