Đánh giá ảnh hưởng của nhiên liệu diesel pha cồn tới tính năng kinh tế kỹ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá đặc tính kinh tế kỹ thuật của động cơ diesel khi sử dụng (Trang 60 - 64)

5. Phương pháp nghiên cứu:

3.4.1.Đánh giá ảnh hưởng của nhiên liệu diesel pha cồn tới tính năng kinh tế kỹ

kỹ thuật động cơ

a. Quá trình cháyđộng cơ

Hình 3.10; 3.11 và 3.12 cho thấy diễn biến áp suất trong xylanh ở tốc độ động cơ 1400 vòng/phút với áp suất phun lần lượt là 400 bar, 600 bar và 800 bar.

Áp suất trong xylanhở áp suất phun 400 bar và 600 bar là tương đương nhau, áp suất xylanh đạt cực đại ở áp suất phun 800 bar và mẫu nhiên liệu diesel có áp suất lớn nhất trong 3 mẫu nhiên liệu, tuy nhiên sựchênh lệch này là không đáng kể.

Diễn biến tăng, giảm áp suất trong xylanh của 3 mẫu nhiên liệu cũng tương tự nhau khi thay đổi áp suất phun.

Hình 3.10. Kết quả đo áp suất trong xylanh ở áp suất phun 400bar

Hình 3.12. Kếtquả đo áp suất trong xylanh ở áp suất phun 800bar

b) Công suất động cơ và suất tiêu hao nhiên liệu - Mô men xoắn động cơ

Kết quả đo mô men xoắn của động cơ đối với 3 mẫu nhiên liệu thửnghiệmở áp suất phun là 400 bar được thểhiện qua hình 3.13. Kết quả cho thấy, động cơ sử dụng nhiên liệu diesel có mô-men xoắn lớn nhất ở tất cả các tốc độ động cơ. Khi tăng lượng ethanol trong hỗn hợp thì mô-men xoắn của động cơ giảm rõ rệt, đó là do nhiệt trịcủa ethanol thấp hơn nhiều so với diesel. (Nhiệt trị của ethanol 27MJ/kg trong khi đó của diesel là 43MJ/kg). Điều đó có nghĩa là nhiệt trị của nhiên liệu ED5 giảm khoảng 1,9% và của ED10 3,8%, kết quảlà mô-men xoắn giảm khoảng 1,4% và 3,5 % so với nhiên liệu dieselởtất cảcác dải tốc độ.

Hình 3.13. Kết quả đo mô men xoắn của động cơ ở áp suất phun 400bar

- Suất tiêu hao nhiên liệu

Hình 3.14 thể hiện suất tiêu hao nhiên liệu của động cơ khi sử dụng nhiên liệu diesel có giá trị trung bình thấp hơn so với 2 mẫu nhiên liệu có pha cồn ở các chế độthửnghiệm.

Do mô-men xoắn của động cơ khi sử dụng nhiên liệu ED5 giảm khoảng 1,4% và ED10 giảm khoảng 3,5 % so với nhiên liệu diesel ở tất cả các dải tốc độ nên tiêu thụnhiên liệu của mẫu ED5 và ED10 tăng so với mẫu diesel, tuy nhiên với mẫu nhiên ED5 tăng không quá lớn so với nhiên liệu diesel và có thể không tính đến.

Kết quảcho thấy, suất tiêu hao nhiên liệu của mẫu ED5 tăng khoảng 1.1 % và ED10 tăng khoảng 2% nhưng thấp hơn so với giảm nhiệt trị. Dường như khi pha cồn vào diesel có thể cải thiện quá trình cháy đồng thời bù đắp một chút những tổn thất do tỏa nhiệt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá đặc tính kinh tế kỹ thuật của động cơ diesel khi sử dụng (Trang 60 - 64)