7. Phương pháp nghiên cứu
3.2.3. Nhóm biện pháp đối với nhà trường
3.2.3.1. Xây dựng khu, phòng tự học cho SV với phương tiện cần thiết
* Mục đích, ý nghĩa biện pháp
Nhà trường hiện nay muốn SV tự học nhiều hơn, nhưng lại không tạo điều kiện cơ sở vật chất cho quá trình tự học diễn ra, đặc biệt là xây dựng các không gian học tập. Việc xây dựng các khu, phòng tự học là điều cần thiết, đây là nơi SV có thể đến để tìm tài liệu, đọc tài liệu, làm bài tập hay trao đổi các vấn đề học tập với bạn bè, qua đó, thúc đẩy tính tích cực rèn luyện KN.
Số lượng khu, phòng tự học được xây dựng dựa trên tỉ lệ phù hợp với SV toàn trường và một số điều kiện hoàn cảnh cụ thể ở nhà trường, có thể trưng dụng các phòng học mà nhu cầu sử dụng không cao để xây dựng khu, phòng tự học.
Việc thiết kế cần đảm bảo các nhu cầu cần thiết của SV, từ nơi học tập riêng có không gian yên tĩnh, nơi trao đổi với nhóm học cũng như nơi giải lao giảmcăng thẳng. Do vậy,đề tài đề xuất nhà trường cần xây dựng tối thiểu bốn khu vực: học tập
độc lập, làm việc nhóm, thư giãn, máy tính kết nốiinternet. Ứng với việc xây dựng phòng ốc đầy đủ cũng phải trang bị các phương tiện phục vụ một cách đồng bộ: bàn ghếđa chức năng, wifi tốc độ hợp lý, tài liệu cần thiết, nước uống.
Qúa trình tổ chức khu, phòng tự học cũng cần quan tâm thiết lập nội quy sử
dụng một cách nghiêm túc, đảm bảo người học phát huy cao nhất các tiện ích mang lại và hiệu quả học tập được nâng cao. Nhà trường có thể tạo điều kiện cho tổ chức
Đoàn TN - Hội SV thực hiện mô hình tự quản lý và bảo quản cơ sở vật chất.
3.2.3.2. Trang bị tài liệu phong phú và đa dạng cho thư viện
* Mục đích, ý nghĩa biện pháp
Tài liệu học tập là cơ sở quan trọng để SV tự tìm tòi kiến thức. Họ thường xuyên truy cập các website điện tử để tham khảo nguồn tài liệu, song nhiều nội dung chưa được kiểm chứng một cách khoa học. Do đó, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho SV tự học, nhà trường buộc phải trang bị tài liệu phong phú và đa dạng cho thư
viện.
* Nội dung, cách thức thực hiện
Hằng năm, thư viện trường đều gởi phiếu lấy ý kiến những đầu sách mà GV các khoa cần, nhưng số lượng phản hồi không nhiều. Nhóm nghiên cứu nhận thấy
đây là việc làm cần thiết và điều quan trọng là cần điều chỉnh cách làm cho thực chất nhất có thể. Cụ thể, cuối mỗi năm học, thư viện nên gởi đến từng GV thư đề
nghị cung cấp danh mục các đầu sách cần trang bị mới cho SV, dựa trên nguồn tài liệu chuyên ngành của khoa ấy đã có tại thư viện. Ban chủ nhiệm các khoa cũng cần hỗ trợ trong việc đốc thúc GV nghiêm túc phối hợp làm tốt công tác này.
Nhà trường đầu tư nguồn kinh phí nhất định để mua nguồn tài liệu nước ngoài.Trong khi đó, thư viện có trách nhiệm giới thiệu rộng rãi nguồn tài nguyên quý giá này đến toàn bộ SV trong trường, tránh tình trạng lãng phí như hiện nay.
Đồng thời, để SV có thêm cơ hội tiếp cận các nguồn thông tin rộng rãi hơn, thư viện trường cần liên kết theo sâu hơn với các thư viện khác, kể cả hướng ra nước ngoài.
3.2.3.3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung hướng dẫn SV tự học của GV
* Mục đích, ý nghĩa biện pháp
Tăng cường hướng dẫn SV tự học là một trong những yêu cầu của dạy học
đại học, nhưng làm cách nào đểđảm bảo điều này diễn ra khi có quá nhiều lý do để
người dạy không thực hiện. Điều này cần nhà trường phải có biện pháp kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung này của GV.
* Nội dung, cách thức thực hiện
Ai sẽ là người kiểm tra, giám sát thực hiện các nội dung hướng dẫn tự học của GV? Ở các trường đại học việc quản lý chuyên môn vẫn do Tổ trưởng tổ bộ
môn phụ trách, song với các nội dung tổ chức tự học cho SV vẫn chưa được kiểm tra, giám sát có hiệu quả. Xét điều kiện về đánh giá chuyên môn và tínhkhả thi, nhóm nghiên cứu cho rằng giao trách nhiệm kiểm tra, giám sát lĩnh vực này cho Tổ
trưởng tổ bộ môn ở các khoa là hợp lý và điều cần nhận ra là kiểm tra, giám sát cần
đi vào thực chất, tránh kiểu làm hình thức.
Một số cách thức đề nghị: phối hợp kiểm tra, giám sát chuyên môn nói chung và kiểm tra, giám sát nội dung hướng dẫn tự học cho SV nói riêng thông qua kiểm tra giáo án lên lớp theo năm học đã phù hợp với yêu cầu chương trình hay chưa, dự
giờ tiết dạy, lấy phiếu phản hồi từ SV…
3.2.3.4. Hỗ trợ, tạo điều kiện tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng KN tự học
* Mục đích, ý nghĩa biện pháp
Việc tổ chức những chuyên đề bồi dưỡng các KN cần thiết cho tự học phụ
thuộc vào sự hỗ trợ và tạo điều kiện tổ chức của nhà trường. Nếu không có sự cho phép và hỗ trợ cơ sở vật chất, kinh phí từ Nhà trường thì các lớp học chuyên đề này
không thể thực hiện được, trong khi đó đây là những cơ hội để SV được trang bị
kiến thức về các KN tự học bài bản, đúng đắn nhất. * Nội dung, cách thức thực hiện
Nhà trường phát huy vai trò, tính chất của tổ chức Đoàn TN - Hội SV trong rèn luyện KN cho SV bằng cách mạnh dạn đặt hàng tổ chức các chuyên đề phù hợp nội dung này vào mỗi năm học. Ngoài việc đặt hàng, nhà trường hỗ trợ, tạo điều kiện còn thể hiện ở việc cho phép tiến hành chuyên đề theo kế hoạch cụ thể, sử
dụng cơ sở vật chất cần thiết, duyệt kinh phí tổ chức và kinh phí mời báo cáo viên…
3.2.3.5. Xây dựng hệ thống giáo trình, tài liệu học tập theo hướng tăng cường yêu cầu tự học
* Mục đích, ý nghĩa biện pháp
Trong quá trình học tập ở đại học, SV thường căn cứ vào chỗ dựa vững chắc là giáo trình môn học để lĩnh hội hệ thống tri thức, KN, kỹ xảo cần thiết.Nếu giáo trình và tài liệu học tập thể hiện yêu cầu hướng dẫn tự học một cách rõ ràng thì SV sẽ dễ dàng rất nhiều khi tiến hành hoạt động tự học cá nhân, qua đó làm căn cứ để
GV đánh giá.
* Nội dung, cách thức thực hiện
Nhà trường thống nhất quan điểm xây dựng giáotrình, tài liệu học tập chính cho các bộ môn trong trường bằng văn bản quy định rõ ràng, theo đó mỗi tài liệu phải thể hiện rõ ràng các nội dung tự học bắt buộc, có hướng dẫn cách thức tự học, nguồn tài liệu cần tham khảo thêm,...Trong quá trình xuất bản giáo trình, tài liệu học tập, nhà xuất bản của trường cần làm việc chặt chẽ với các tác giảđể đảm bảo sản phẩm đến tay SV phải thực hiện đúng yêu cầu tự học.
3.2.3.6. Thực hiện chếđộ thù lao thoảđáng cho GV đứng lớp khi hướng dẫn các giờ thảo luận, tự học cho SV; GV kiêm nhiệm công việc cố vấn học tập
* Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Biện pháp này đưa ra ngoài ý nghĩa kích thích, còn thể hiện sự ghi nhận của Nhà trường đối với nỗ lực của GV trong việc nâng cao chất lượng đào tạo SV.
* Nội dung, cách thức thực hiện
Chương trình các học phần hiện nay đều có số giờ thảo luận, tự học của SV rất nhiều, các hoạt động này đều cần có sự hướng dẫn, giám sát của GV nhưng chế độ thù lao chưa thoả đáng (một giờ thảo luận chỉ được tính hệ số 0.5 so với giờ lý
thuyết, còn hướng dẫn tự học cho SV thì chưa được đưa vào tính thù lao). Từ đó dẫn đến việc nhiều GV đã bỏ qua việc cho SV thảo luận hoặc không hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của SV. Tương tự, các GV kiêm công việc cố
vấn học tập chỉ được giảm 15% định mức giảng dạy trong khi thời gian dành cho công việc này rất nhiều, vì thế, nhiều GV cố vấn học tập chỉ gặp gỡ và cố vấn cho SV trong quá trình chọn các học phần còn quá trình học thì không có cơ hội gặp gỡ, tư vấn cho SV.
Nhà trường nên thay đổi cách tính thù lao các giờ hướng dẫn SV thảo luận hiện có cũng như quy đổi số giờ tự học của SV thành một lượng giờ dạy được tính thù lao cho GV. Bên cạnh đó, lực lượng giám sát (ví dụ tổ trưởng bộ môn, ban thanh tra đào tạo) việc thực hiện các giờ thảo luận, hướng dẫn tự học cho SV của GV cũng được xem xét để hỗ trợ thù lao thoảđáng.
Đối với lực lượng cố vấn học tập, Nhà trường đề nghị họ thông báo thời khoá biểu cố định để tiếp SV hàng tuần hoặc hàng tháng. Qua đó, Nhà trường lấy căn cứđể tính chếđộ giờ làm việc hợp lý hơn cho các GV này.