7. Phương pháp nghiên cứu
1.4.2. Các yếu tố bên ngoài
1.4.2.1. Giảng viên
Tự học của SV là một mặt hoạt động trong quá trình dạy học, nó không thể
tách rời với hoạt động của GV, vì vậy tự học chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi nó
được diễn ra trong mối quan hệ biện chứng thống nhất với hoạt động dạy của thầy. Giờ dạy học được đánh giá là tích cực khi GV giảng dạy trên cơ sở sự chuẩn bị chủ động của SV, tương tác giữa SV với nhau và tương tác giữa thầy và trò. Việc sử
dụng các phương pháp dạy học tích cực sẽ giúp GV thực hiện được điều này. [3] Việc đặt ra các yêu cầu tự học cho SV cũng là cách GV kích thích hoạt động tự học cho SV. Chẳng hạn, khi dạy học bài mới, GV tổ chức cho SV báo cáo kết quả tự học bằng việc thuyết trình trước lớp. Có thể nâng dần yêu cầu thuyết trình để
nâng dần trình độ, KN học tập của SV từ: không đọc trước tài liệu đến có đọc trước nhưng không có hướng dẫn; có đọc trước theo hướng dẫn của GV; có đọc trước theo hướng dẫn của GV và chuẩn bị trình bày trước lớp bằng lời; trình bày phối hợp ghi bảng cho đến mức phối hợp trình bày qua phương tiện hiện đại như máy chiếu với chương trình power point, làm chủ các slide hoặc các phương tiện chuyên ngành khác.
Ngoài ra, kết quả tự học của SV cần được thể hiện, được bạn và thầy nhận xét, góp ý, đánh giá.Vì vậy, GV giao nhiệm vụ tự học nhưng phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của SV, để kịp thời hỗ trợ SV cũng như giám sát việc tự học của SV.
Với sự hỗ trợ tự học từ GV, SV sẽ tiến bộ lên rất nhiều. Họ có KN đọc - hiểu tài liệu chuyên ngành; họ nắm được phương pháp nghiên cứu chuyên ngành với sự
hỗ trợ của thầy; có KN làm việc nhóm; có KN về công nghệ thông tin, internet; họ
có phẩm chất cần cù, nghiêm túc, không ỷ lại, trông chờ, chủđộng, tích cực và sáng tạo... từ đó, bồi dưỡng sự tự tin, ý chí quyết tâm, tính kiên trì vượt khó, tính trung thực, tinh thần tập thể giúp đỡ nhau trong học tập.
Như vậy hướng dẫn SV tự học ở nhà chu đáo, tổ chức các hoạt động tự kiểm tra, đánh giá giữa SV với nhau trong từng học phần, môn học trên lớp là biện pháp hữu hiệu mà GV có thể phát huy vai trò chủđộng của SV.
1.4.2.2. Nhà trường và chương trình đào tạo
Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn từng vạch ra các bình diện trợ giúp cho người tự
học, trong đó giáo sư có đề cập đến mô hình giáo dục của nhà trường. Nếu mô hình
đó khuyến khích và tạo điều kiện cho việc tự học của người học thì người học sẽ được nâng đỡ nhiều hơn. Ông khẳng định: việc quản lý tự học chặt chẽ của nhà trường không giới hạn mà ngược lại sẽ giúp người học tự học tốt hơn. Ngoài ra, nhà trường cần hỗ trợ người học về mặt nhận thức, cảm xúc, động cơ, xây dựng nguồn học liệu, mở rộng các kênh trao đổi giữa GV-SV và kênh để SV tiếp cận nguồn học liệu. [34]
Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề tự học của SV vẫn chưa được các trường cao
đẳng, đại học quan tâm đúng mức. Quan điểm nhấn mạnh khả năng tự học và tạo
điều kiện tự học cho SV vẫn chưa được chú trọng, thể hiện qua việc xây dựng chương trình, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá, đầu tư cơ sở vật chất, thư viện...còn nhiều hạn chế.
Một dẫn chứng dễ thấy là chương trình đào tạo của các trường các kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp ôm đồm, nặng nề với rất nhiều môn học khác nhau.Thời gian học tập trên lớp nhiều khiến thời gian tự học ngoài lớp của SV giảm sút.Một GV phải đảm nhận nhiều môn, nhiều lớp. Chính do áp lực của khối lượng công việc luôn quá tải đó nên GV chỉ lo thực hiện chức năng của mình mà ít quan tâm đến rèn luyện KN toàn diện cho SV trong đó có KN tự học.
Chương trình một học phần riêng về KN tự học hoặc các khoá học ngắn hạn, bồi dưỡng chuyên đề về KN tự học sẽ trang bị cho SV hiểu biết đúng đắn về các KN tự học, chắc chắn sẽ giúp ích nhiều cho SV trong việc phát triển KN tự học hiệu quả.
Vì vậy, một trường đại học hiện đại cần đưa KN tự học vào mục tiêu đào tạo, bởi lẽ, nó không chỉ cần thiết cho SV khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà cả khi ra trường hòa nhập với xã hội, trong suốt cuộc đời.
1.4.2.3. Tài liệu và các cơ sở vật chất khác
Tự học phải gắn liền với sách, giáo trình, tài liệu tham khảo…Sách được xem là người thầy thứ hai, sau GV của SV. Nguồn tài liệu càng phong phú, dồi dào, càng giúp ích cho SV tích luỹ kiến thức đa chiều, sâu sắc hơn. [34]
Hiện nay, SV có thể tìm thấy nguồn tài liệu trong thư viện trường, thư viện tỉnh, thành phố, nhà sách, kho tài liệu trực tuyến, các website của các tạp chí khoa học, tổ chức giáo dục...Tuy nhiên, nguồn tài liệu chủ yếu vẫn đến từ thư viện trường. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu tự học, nghiên cứu của SV ở bậc đại học, các trường cần đầu tư vào việc mua các tài liệu in (sách, tạp chí, báo khoa học...) mới nhất, với số lượng nhiều, đủ đáp ứng nhu cầu tham khảo của SV. Ngoài ra, hệ thống thư viện phải có đủ chỗ ngồi, thoáng mát, yên tĩnh, với hệ thống tra cứu tiện lợi mới giúp SV tự học tốt.
Bên cạnh thư viện, các khu tự học với bàn ghế, hệ thống chiếu sáng đầy đủ cũng là điều kiện hỗ trợ tốt cho hoạt động tự học của SV.
Tóm lại, lý luận cho thấy vấn đề tự học là đặc biệt quan trọng trong giáo dục.Ở đại học, muốn hoạt động học tập có hiệu quả nhất thiết SV phải chủđộng tự giác học tập bất cứ lúc nào có thể bằng chính nội lực của bản thân vì đây mới chính là nhân tố quyết định cho sự phát triển cá nhân. Ngoài ra, để hình thành KN tự học cho SV, rất cần tới vai trò của GV, nhà trường với tư cách là những ngoại lực trong việc trang bị cho SV một hệ thống tri thức, kĩ năng, thái độ cùng với phương pháp tự học cụ thể, khoa học cũng như hỗ trợ các điều kiện thuận lợi để hoạt động tự học tựđào tạo của SV đi vào chiều sâu và thực chất.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KỸ NĂNG TỰ HỌC NGOÀI LỚP HỌC CỦA SV CHÍNH QUY SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐHSP TP. HCM 2.1. MÔ TẢ THỂ THỨC NGHIÊN CỨU