Kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng tự học ngoài lớp học của sinh viên

Một phần của tài liệu thực trạng kỹ năng tự học ngoài lớp học của sinh viên chính quy sư phạm trường đhsp tp hồ chí minh (Trang 45)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng tự học ngoài lớp học của sinh viên

LỚP HỌC CỦA SV CHÍNH QUY SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐHSP TP. HCM 2.2.1. Thời gian dành cho việc tự học ngoài lớp học của SVchính quy sư phạm Trường ĐHSP TP. HCM

Bảng 2.3. Thời gian mỗi ngày dành cho việc tự học ngoài lớp học của SV chính quy sư phạm Trường ĐHSP TP. HCM

Thời gian Đối tượng SV 0 -> dưới 1 giờ 1- > dưới 2 giờ 2 -> dưới 3 giờ 3-> dưới 4 giờ 4 giờ trở lên Tổng cộng Năm thứ Năm 2 7.9 22.6 34.2 20.0 15.3 100 Năm 3 5.6 29.6 36.3 14.5 14.0 100 Khoa Địa 2.4 19.0 47.6 19.0 11.9 100 Anh 4.9 28.4 35.8 14.8 16.0 100 Hoá 11.2 28.1 28.1 14.6 18.0 100 TLGD 7.8 27.8 31.3 20.0 13.0 100 Học lực Xuất sắc 0.0 0.0 0.0 66.7 33.3 100 Giỏi 3.1 21.9 31.3 15.6 28.1 100 Khá 6.3 23.7 37.7 17.4 15.0 100 Trung bình khá 15.2 23.9 30.4 19.6 10.9 100 Trung bình 2.7 34.2 35.6 16.4 11.0 100 Yếu 25.0 50.0 25.0 0.0 0.0 100

Bảng 2.3 cho thấy thời gian tự học ngoài lớp học của SV Trường ĐHSP TP.HCM tập trung nhiều nhất ở mức 2 giờđến 3 giờ mỗi ngày. Các con số thống kê theo các cách phân loại đối tượng khác nhau đều cho thấy, trên dưới 1/3 số SV được khảo sát cho biết họ dành 2 giờ đến 3 giờ mỗi ngày để tự học ngoài lớp học tức có thể là ở nhà, nhà sách, thư viện, địa điểm khác. Phỏng vấn sâu 26 SV về 'Thời gian mỗi ngày một SV nên tự học) thì 20/26 SV (hơn 76%) cho rằng phải từ 4 tiếng trở

lên, chỉ có 2/26 SV (khỏang 7.7%) cho rằng 1.5- 2 tiếng/ ngày là đủ. Điều này cho thấy có thể SV nhận thức được cần nhiều thời gian cho tự học nhưng thực tế thì thường học ít hơn con số mong đợi đó.

Thông thường, SV Trường ĐHSP TP. HCM mỗi ngày (đôi khi cả thứ 7) đều học một buổi khoảng 6 tiết (tức 5 tiếng). Nếu SV nào đăng ký học lại, học nhanh thì có thể phải học cả ngày. Vì vậy, nếu tính tổng cộng thời gian dành cho việc học của SV cả trên lớp và ngòai lớp trung bình là trên dưới 8 giờ thì trong đó thời gian 2-3 tiếng tự học cũng ở mức vừa phải. Trong khi đó, đa số các GV được phỏng vấn đều cho rằng SV nên tự học ngoài lớp ít nhất 4 giờ/ ngày. Lý giải cho lượng thời gian tự

học còn ít ỏi của mình, SV Lê Quốc T. (Khoa Hoá) nói: "Thứ nhất, vì thời gian tự

học là tìm hiểu thông tin mới hoặc giải quyết vấn đề chưa hiểu ở lớp nên chỉ cần tập trung 1h30p sẽđủ, vì khi ta làm dùng nhiều thời gian tự học chỉ làm thêm mệt mỏi và ngán ngẩm cho những ngày sau tự học. Thứ hai, SV cũng phải kiếm tiền sinh hoạt nên thời gian còn phải chi trả ngoài giờ học còn phải lo thêm những công việc cá nhân và các mối quan hệ. Thứ ba, thời gian chỉ 1h30p mà SV phải lọc nhiều thông tin một lúc sẽđòi hỏi SV nhiều phương pháp và kĩ năng để tạo cho bản thân một phương pháp tổ hợp học tập kết quả tốt"

Lượng thời gian tự học ở SV năm 2 và 3 không có nhiều sự khác biệt. Điều này có thể tạm lý giải là do áp lực bài học của các năm học là khá đồng đều.

Xét theo khoa, thời gian tự học từ 3 tiếng trở lên, SV tại các khoa tương đối

đồng đều ở mức trên 30%. Khoa Địa lý có số SV tự học trong mức 2-3 giờ/ ngày nhiều nhất với xấp xỉ 50%, còn khoa Hoá thì ít nhất với chưa tới 1/3 SV dành quỹ

thời gian tự học ở mức này. Ngược lại, khoa Địa có số SV tự học dưới 2 giờ/ ngày ít nhất, khoa Hoá cũng là khoa có số SV tự học ngoài lớp dưới 2 giờ nhiều nhất, lên

tới hơn 40%. Điều này có thể trái với suy nghĩ của nhiều người vì SV khoa Hoá vốn có điểm đầu vào rất cao và được đánh giá là học tốt, nghiêm túc nên theo tiên đoán, sẽ là khoa mà SV dành nhiều thời gian tự học ngoài lớp. Tuy nhiên, kết quảđiều tra thì ngược lại. Phỏng vấn sâu các GV, SV khoa Hoá về điều này, họ lý giải, do SV khoa Hoá phải học thí nghiệm rất nhiều, thời gian trong lớp và phòng thí nghiệm có thể kéo dài từ sáng đến chiều. Do đó, các em không còn nhiều thời gian để tự học ngoài lớp. Phỏng vấn các GV khoa Địa, họ đều yêu cầu thời gian tự học của SV nhiều hơn 3 giờ, thậm chí GV Hà Văn T. (khoa Địa) còn khẳng định SV phải tự học 5- 7 tiếng/ngày mới giỏi được.

Xét theo kết quả học tập, trên 3 giờ mỗi ngày là khoảng thời gian mà tất cả

SV xuất sắc và khoảng trên 40% SV giỏi dành cho tự học ngoài lớp, còn 75% SV yếu chỉ tự học ngoài lớp dưới 2 giờ/ ngày. Đối với SV từ mức trung bình đến khá thì số lượng SV tự học ngoài lớp từ 2 giờ/ ngày trở lên chiếm ưu thế hơn so với thời lượng dưới mức đó.Tuy thống kê chưa tìm thấy sự tương quan giữa thời gian tự học với kết quả học tập của SV (do số SV các nhóm chênh lệch khá lớn), nhưng có thể

thấy khuynh hướng các SV có kết quả học tập tốt thường dành nhiều thời gian tự

học ngoài lớp hơn so với các SV có kết quả không tốt.

2.2.2. Mức độ ảnh hưởng của các KN tự học ngoài lớp học đến kết quả học tập của SV chính quy sư phạm Trường ĐHSP TP. HCM

2.2.2.1. Mc độ nh hưởng ca KN t hc ngoài lp hc nói chung đến kết qu hc tp ca SV chính quy sư phm Trường ĐHSP TP. HCM

Bảng 2.4. Mức độ ảnh hưởng của KN tự học ngoài lớp học nói chung đến kết quả học tập của SV chính quy sư phạm Trường ĐHSP TP. HCM

Đối tượng SV Số lượng Điểm TB Độ LC Sig

Năm thứ Năm 2 190 4.19 0.724 0.188 Năm 3 179 4.08 0.813 Khoa Địa 84 3.94 0.750 0.022 (Địa và Hoá) Anh 81 4.11 0.822 Hoá 89 4.29 0.694 TLGD 115 4.18 0.779 Học lực Xuất sắc 3 4.00 0.000 Giỏi 32 4.34 0.902 Khá 207 4.16 0.758 Trung bình khá 46 4.04 0.729 Trung bình 73 3.97 0.763 Yếu 8 4.75 0.463 Toàn mẫu 369 4.14 0.770

Khi được hỏi về mức độ ảnh hưởng của KN tự học ngoài lớp học đến kết quả

học tập của mình, các SV tham gia khảo sát đã cho ý kiến như bảng 2.4. Điểm trung bình của toàn mẫu là 4.14 tức nằm ở cn trên ca mc “Nhiu”. Độ lệch chuẩn thấp (đều dưới 1) cho thấy ý kiến của các SV khá đồng nhất với nhau và đều cho rằng KN tự học ngoài lớp học ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập của SV. Kết quả

này phản ánh nhận thức đúng đắn của SV về vai trò của tự học ngoài lớp. Kết quả

phỏng vấn sâu SV và GV cũng cho kết quả tương tự. GV Bùi Nguyên K. (khoa Anh) còn mạnh dạn đưa ra con sốảnh hưởng của tự học đến kết quả học tập của SV là đến 90%, còn GV Huỳnh Phẩm Dũng P. (khoa Địa) thì đưa ra con số là 70%.

Theo lý giải của GV Huỳnh Lâm Anh Ch. (khoa TLGD) thì "Bản chất của phương pháp là rút ngắn con đường đi đến mục tiêu. Phương pháp đúng thì hình thành KN dễ dáng. KN thành thạo thì hiệu quả của hoạt động cao".

Xét theo năm thứ, kiểm nghiệm T-Test với mức ý nghĩa α= 0.05 cho thấy không có sự khác biệt nào về ý kiến đối với mức độ ảnh hưởng của KN tự học ngoài lớp học đến kết quả học tập giữa SV năm 2 và năm 3 (sig= 0.188 >α= 0.05)

Xét theo khoa, kiểm nghiệm ANOVA với mức ý nghĩa α= 0.05 cho thấy có sự khác biệt nhất định trong nhận thức về tầm ảnh hưởng của KN tự học ngoài lớp học đến kết quả học tập của SV các khoa (sig= 0.022 <α= 0.05), cụ thể là giữa khoa

Địa và khoa Hoá, trong đó SV khoa Hoá (ĐTB= 4.29) đánh giá ảnh hưởng của KN tự học đến kết quả học tập cao hơn hẳn so với SV khoa Địa (ĐTB= 3.94). Đối chiếu với kết quả về thời gian tự học phía trên, SV khoa Địa dành nhiều thời gian cho việc tự học hơn nhưng lại đánh giá mức độ ảnh hưởng thấp hơn. Kết quả này có thể tạm lý giải (mang tính suy đoán) rằng bằng kinh nghiệm bản thân, SV nhận ra rằng thời gian tự học chưa phải là yếu tố quyết định hiệu quả tự học mà là yếu tố phương pháp hay KN tự học.

Do sự chênh lệch về số lượng mẫu SV theo học lực nên nhóm nghiên cứu không đưa ra kết luận so sánh giữa các nhóm với nhau. Tuy nhiên, nhìn vào bảng kết quả, có thể thấy: dù học lực khác nhau thì SV vẫn đánh giá các KN học tập ảnh hưởng “Nhiều” hoặc “Rất nhiều” đến kết quả học tập. Cả 3 SV loại giỏi đều đánh giá cùng một mức độ như nhau (ĐTB= 4, độ LC = 0), đặc biệt nhóm SV có kết quả

học lực yếu lại đánh giá ở mức 'Rất nhiều” với ĐTB= 4.75, tức gần tiệm cận với mức cao nhất trong thang thái độ là 5 và độ LC cũng ở mức rất thấp dưới 0.5 tức ý

kiến của nhóm SV khá đồng nhất với nhau. Như vậy, chính SV yếu đã nhận ra việc học ở đại học đòi hỏi tự học rất cao, nếu không sở hữu các KN tự học tốt thì kết quả

2.2.2.2. Mc độ nh hưởng ca các KN t hc c th ngoài lp hc đến kết qu hc tp ca SV chính quy sư phm Trường ĐHSP TP. HCM

Khảo sát bằng bảng câu hỏi mở ban đầu, SV liệt kê ra rất nhiều KN khác nhau, thuật ngữ sử dụng cũng không thống nhất. Sau khi tổng hợp, nhóm nghiên cứu tạm đưa ra 8 KN được nhiều SV đề nghị nhất như bảng 2.5.

Bảng 2.5. Mức độ ảnh hưởng của các KN tự học cụ thể ngoài lớp học đến kết quả học tập của SV chính quy sư phạm Trường ĐHSP TP. HCM

Kết quả khảo sát qua bảng 2.5 như sau: không có KN nào được đánh giá ảnh hưởng ở mức “Rất nhiều”, 6/8 KN đã khảo sát được SV cho rằng ảnh hưởng ở mức “Nhiều” (ĐTB dao động trong khoảng 3.54- 4.05), hai KN còn lại là ảnh hưởng ở

mức “Vừa phải” nhưng ĐTB không chênh lệch nhiều lắm với các KN trên (ĐTB = 3.34 và ĐTB= 3.48). Như vậy, các KN này đều được SV đánh giá khá cao về tầm quan trọng của chúng đối với việc học tập.

KN được SV cho là ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả học tập của mình là “Ôn tập” (ĐTB= 4.05, cận trên của mức “Nhiều”), kế tiếp là KN “Hoạch định mục

STT Kỹ năng tự học Điểm TB Độ LC Mức độ Thứ hạng 1 Hoạch định mục tiêu tự học. 3.91 0.868 Nhiều 2 2 Lập kế hoạch tự học. 3.86 0.933 Nhiều 3 3 Đọc sách ngoài lớp học 3.54 0.882 Nhiều 6 4 Ghi chép tài liệu ngoài lớp học 3.34 0.933 Vừa

phải

8

5 Làm các bài tập ngoài lớp học 3.64 0.941 Nhiều 4

6 Ôn tập 4.05 0.805 Nhiều 1

7 Làm việc nhóm ngoài lớp học 3.58 0.949 Nhiều 5 8 Tự kiểm tra, đánh giá quá trình tự

học

3.48 0.996 Vừa phải

tiêu tự học” (ĐTB= 3.91), theo sau là KN “Lập kế hoạch tự học” (ĐTB= 3.86). Các KN bị đánh giá thấp là “Ghi chép tài liệu ngoài lớp học”, “Tự kiểm tra, đánh giá quá trình tự học” và “Đọc sách ngoài lớp học”.

Khi phỏng vấn, KN lập kế hoạch và hoạch định mục tiêu tự học cũng được các SV đề cập đến nhiều nhất và chọn đó là những KN quan trọng nhất. Theo ý kiến của SV Cao Thục Q. (khoa Anh) thì hai KN này quan trọng nhất với SV bởi vì: "Khi đưa ra được mục tiêu cụ thể và chính xác thì người học mới có định hướng rõ ràng và biết rõ được nhưng công việc mình phải làm là gì. Lập kế hoạch thì chúng ta mới sắp xếp thời gian của bản thân hợp lý, và dễ dàng đạt được mục tiêu của mình". Ý kiến này nhận được sự tán thành của tất cả các GV trả lời phỏng vấn.

KN ôn tập lại ít được SV đề cập đến khi phỏng vấn, trái ngược với kết quả

khảo sát bằng bảng hỏi. Việc đánh giá cao KN ôn tập, có thể xuất phát từ suy nghĩ

của nhiều SV rằng KN này sẽ giúp ích nhiều nhất cho SV khi thi cuối kỳ, và ảnh hưởng đến kết quảđiểm số bài thi, cũng là kết quả học tập nói chung.

Một KN khác cũng được 15/26 SV lựa chọn và cho rằng rất quan trọng với SV là KN làm việc nhóm. Theo lý giải của họ, ở đại học, GV thường xuyên giao nhiệm vụ làm việc nhóm và điểm đánh giá quá trình thường có một tỷ lệ không nhỏ.Tuy nhiên, các SV cũng than phiền rằng nhiều SV không có KN làm việc nhóm tốt và rất hay ỷ lại bạn học. Do đó, mặc dù nó quan trọng nhưng đóng góp vào kết quả học tập (điểm số) không nhiều vì điểm số bài làm nhóm thường phụ thuộc vào khả năng làm việc của một vài cá nhân nổi bật. GV cũng đề cao KN này nhưng tương tự SV, họ cũng nhận thấy nhiều SV chưa thể hiện KN này tốt.

KN làm bài tập ngoài lớp học được tất cả các SV khoa Hoá tham gia phỏng vấn chọn là KN quan trọng nhất với SV khoa mình do đặc thù các môn học ngành này đều phải giải quyết các bài tập áp dụng đi kèm.

KN tự kiểm tra, đánh giá và đọc sách cũng được 5/26 SV đề cập đến trong phần phỏng vấn vì kiểm tra, đánh giá mới biết được tri thức được tích luỹ bao nhiêu và các phương pháp học tập đã tiến hành có thực sự hiệu quả. Với KN đọc sách, Sv Nguyễn Lâm Quang T. (Khoa Địa) lý giải: KN quyết định chất lượng và số lượng thông tin mình thu nhận được. Nếu đi kèm với KN ghi chép (các nội dung đã đọc) thì sẽ tốt hơn.

Điều đáng lưu ý từ kết quả khảo sát lẫn phỏng vấn là SV chưa nhận thức

được đúng đắn vai trò của KN ghi chép, trong khi các chuyên gia lẫn GV đều dề

cao KN xử lý thông tin đã được tìm kiếm mà việc ghi chép lại tài liệu chính là một khâu trong quá trình xử lý này.

Bảng 2.6. Mức độ ảnh hưởng của các KN tự học cụ thể ngoài lớp học đến kết quả học tập của SV chính quy sư phạm Trường ĐHSP TP. HCM

(so sánh điểm trung bình theo khoa)

Tìm hiểu sự khác biệt trong đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các KN tự

học cụ thể ngoài lớp học giữa SV các khoa, bảng 2.6 cho thấy SV khoa Anh có khuynh hướng đánh giá mức độ ảnh hưởng của các KN tự học cụ thể trong bảng khảo sát thấp hơn các khoa còn lại, ngược lại SV khoa TLGD có khuynh hướng

đánh giá cao hơn (4/8 KN tự học được khảo sát, đánh giá của SV TLGD có ĐTB cao nhất). Tuy nhiên, kiểm nghiệm ANOVA (với mức ý nghĩa α= 0.05) chi tiết các chênh lệch về ĐTB ý kiến của SV các khoa thì nhận thấy: sự khác biệt ý kiến của SV các khoa (thể hiện qua sự khác biệt có ý nghĩa vềĐTB đánh giá) về mức độ ảnh

S T T Kỹ năng tự học K. Địa K. Anh K. Hoá K. TLGD Sig 1 Hoạch định mục tiêu tự học. 3.83 3.75 3.90 4.08 0.053 2 Lập kế hoạch tự học. 3.92 3.69 3.69 3.80 0.113 3 Đọc sách ngoài lớp học 3.52 3.41 3.50 3.69 0.156 4 Ghi chép tài liệu ngoài lớp học 3.36 3.04 3.27 3.60 0.000

5 Làm các bài tập ngoài lớp học 3.58 3.47 3.90 3.61 0.021

6 Ôn tập 4.02 4.07 4.08 4.03 0.945

7 Làm việc nhóm ngoài lớp học 3.70 3.31 3.58 3.69 0.023

8 Tự kiểm tra, đánh giá quá trình tự học

hưởng của các KN tự học cụ thể chỉ diễn ra ở 3 KN: Ghi chép ngoài lớp học, làm bài tập ngoài lớp học, làm việc nhóm ngoài lớp học (sig <α= 0.05). Ở các KN tự

học còn lại, tuy có sự chênh lệch vềĐTB nhưng chưa đủ lớn để tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa.

Phân tích sâu hơn (tham khảo kết quả xử lý thống kê ở phụ lục), sự khác biệt trong ý kiến đánh giá về KN ghi chép ngoài lớp học chỉ diễn ra giữa SV khoa Anh và khoa TLGD (sig= 0.000<α= 0.05), trong đó SV khoa TLGD đánh giá mức độ ảnh hưởng của KN này đến kết quả học tập cao hơn SV khoa Anh. Về KN làm bài tập ngoài lớp học, SV khoa Hoá đánh giá cao hơn hẳn SV khoa Anh (sig= 0.016

Một phần của tài liệu thực trạng kỹ năng tự học ngoài lớp học của sinh viên chính quy sư phạm trường đhsp tp hồ chí minh (Trang 45)