Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng tự học ngoài lớp học cho sinh

Một phần của tài liệu thực trạng kỹ năng tự học ngoài lớp học của sinh viên chính quy sư phạm trường đhsp tp hồ chí minh (Trang 32)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng tự học ngoài lớp học cho sinh

HỌC NGOÀI LỚP HỌC CHO SV SƯ PHẠM

1.4.1. Bản thân SV

Tự học là quá trình nỗ lực của bản thân người học không chỉ trên giảng

đường mà còn cả ngoài giờ lên lớp, là thời điểm để SV hệ thống lại và đi sâu nghiên cứu những tri thức đã lĩnh hội. Đây là thời gian học không có giáo viên nhưng có ý

nghĩa quan trọng trong việc tự học. Vì vậy việc nỗ lực và chủđộng tự học ngoài giờ

lên lớp là điều rất cần thiết và mang tính quyết định trong việc tự học của SV.

Nghiên cứu tâm lý học sư phạm kết hợp với kinh nghiệm học tập cho thấy, người học tự giác học tập và học có hiệu quả khi bản thân nhận thức đúng đắn bản

chất, vai trò của tự học, có kiến thức về các phương pháp học, có nhu cầu, động cơ

tự học đúng đắn, thấy hứng thú tìm tòi, học hỏi và họ có khả năng vượt qua những khó khăn trở ngại để tự học thành công [6]. Nếu người học thiếu các yếu tố nội lực trên thì việc tự học sẽ trở nên rất khó khăn [34].

Khi theo học chế tín chỉ, SV cần có một chiến lược để tiếp cận kiến thức từ

GV. Hiện nay, phần lớn SV than phiền thời lượng học tập ở lớp quá ít so với khối lượng kiến thức vì vậy GV không thể chuyển tải hết kiến thức cho mình. SV cần hiểu rằng, chính họ phải chủ động tự tìm hiểu tất cả [17] [30]. GV sẽ hướng dẫn, giải đáp những chỗ khúc mắc của người học mà thôi. Nếu mỗi lần gặp GV trên lớp mà SV đặt được nhiều câu hỏi, có nghĩa là SV đang sử dụng hiệu quả khoảng thời gian đó. Một số SV có khuynh hướng tập trung vào các tài liệu văn bản mà không quan tâm những gì GVchỉ dẫn. Nếu SV chỉ viết ra được một khía cạnh của bài học thì chắc chắn SV đó chỉ hiểu được 50% bài giảng.

Tập trung nghe giảng, đào sâu suy nghĩ, mạnh dạn và hăng hái phát biểu bài

ở lớp chính là người có ý thức tự học tốt, bởi vì chúng ta thường nhớ rất nhanh và rất bền điều mà ta hiểu. Tích cực trong những bài tập nhóm tại lớp; kết hợp với việc sử dụng các thao tác tư duy và ghi chép bài trên lớp; tự ghi những ý cơ bản, có chọn lọc, ghi nhanh, tạo những chữ viết tắt cho riêng mình và tránh thay đổi nó; phối hợp nhiều màu mực trong cách ghi bài để thể hiện một dàn bài hiệu quả. Phần kiến thức chưa rõ, chưa hiểu mạnh dạn hỏi GV và bạn bè ngay trong giờ học. Cuối mỗi giờ

học, SV nên đọc lại nội dung bài ghi nhằm tóm lược lại những vấn đề vừa được học… Những KN như thế sẽ giúp ích rất nhiều cho SV trong việc tự học tại nhà.

Khi tự học, mỗi SV hoàn toàn có điều kiện để tự nghiền ngẫm những vấn đề

nảy sinh trong học tập theo một phong cách riêng với những yêu cầu và điều kiện thích hợp. Điều đó không chỉ giúp bản thân SV nắm được vấn đề một cách chắc chắn và bền vững; chủ động bồi dưỡng phương pháp học tập và kĩ năng vận dụng tri thức mà còn là dịp tốt để rèn luyện ý chí và năng lực hoạt động độc lập sáng tạo.

Đó là những phẩm chất mà chỉ có chính bản thân SV tự rèn luyện kiên trì mới có

minh, mỗi thành công của SV trên con đường học tập nghiên cứu không bao giờ là kết quả của lối học tập thụđộng, đối phó, chờ thời.

1.4.2. Các yếu tố bên ngoài

1.4.2.1. Ging viên

Tự học của SV là một mặt hoạt động trong quá trình dạy học, nó không thể

tách rời với hoạt động của GV, vì vậy tự học chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi nó

được diễn ra trong mối quan hệ biện chứng thống nhất với hoạt động dạy của thầy. Giờ dạy học được đánh giá là tích cực khi GV giảng dạy trên cơ sở sự chuẩn bị chủ động của SV, tương tác giữa SV với nhau và tương tác giữa thầy và trò. Việc sử

dụng các phương pháp dạy học tích cực sẽ giúp GV thực hiện được điều này. [3] Việc đặt ra các yêu cầu tự học cho SV cũng là cách GV kích thích hoạt động tự học cho SV. Chẳng hạn, khi dạy học bài mới, GV tổ chức cho SV báo cáo kết quả tự học bằng việc thuyết trình trước lớp. Có thể nâng dần yêu cầu thuyết trình để

nâng dần trình độ, KN học tập của SV từ: không đọc trước tài liệu đến có đọc trước nhưng không có hướng dẫn; có đọc trước theo hướng dẫn của GV; có đọc trước theo hướng dẫn của GV và chuẩn bị trình bày trước lớp bằng lời; trình bày phối hợp ghi bảng cho đến mức phối hợp trình bày qua phương tiện hiện đại như máy chiếu với chương trình power point, làm chủ các slide hoặc các phương tiện chuyên ngành khác.

Ngoài ra, kết quả tự học của SV cần được thể hiện, được bạn và thầy nhận xét, góp ý, đánh giá.Vì vậy, GV giao nhiệm vụ tự học nhưng phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của SV, để kịp thời hỗ trợ SV cũng như giám sát việc tự học của SV.

Với sự hỗ trợ tự học từ GV, SV sẽ tiến bộ lên rất nhiều. Họ có KN đọc - hiểu tài liệu chuyên ngành; họ nắm được phương pháp nghiên cứu chuyên ngành với sự

hỗ trợ của thầy; có KN làm việc nhóm; có KN về công nghệ thông tin, internet; họ

có phẩm chất cần cù, nghiêm túc, không ỷ lại, trông chờ, chủđộng, tích cực và sáng tạo... từ đó, bồi dưỡng sự tự tin, ý chí quyết tâm, tính kiên trì vượt khó, tính trung thực, tinh thần tập thể giúp đỡ nhau trong học tập.

Như vậy hướng dẫn SV tự học ở nhà chu đáo, tổ chức các hoạt động tự kiểm tra, đánh giá giữa SV với nhau trong từng học phần, môn học trên lớp là biện pháp hữu hiệu mà GV có thể phát huy vai trò chủđộng của SV.

1.4.2.2. Nhà trường và chương trình đào to

Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn từng vạch ra các bình diện trợ giúp cho người tự

học, trong đó giáo sư có đề cập đến mô hình giáo dục của nhà trường. Nếu mô hình

đó khuyến khích và tạo điều kiện cho việc tự học của người học thì người học sẽ được nâng đỡ nhiều hơn. Ông khẳng định: việc quản lý tự học chặt chẽ của nhà trường không giới hạn mà ngược lại sẽ giúp người học tự học tốt hơn. Ngoài ra, nhà trường cần hỗ trợ người học về mặt nhận thức, cảm xúc, động cơ, xây dựng nguồn học liệu, mở rộng các kênh trao đổi giữa GV-SV và kênh để SV tiếp cận nguồn học liệu. [34]

Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề tự học của SV vẫn chưa được các trường cao

đẳng, đại học quan tâm đúng mức. Quan điểm nhấn mạnh khả năng tự học và tạo

điều kiện tự học cho SV vẫn chưa được chú trọng, thể hiện qua việc xây dựng chương trình, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá, đầu tư cơ sở vật chất, thư viện...còn nhiều hạn chế.

Một dẫn chứng dễ thấy là chương trình đào tạo của các trường các kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp ôm đồm, nặng nề với rất nhiều môn học khác nhau.Thời gian học tập trên lớp nhiều khiến thời gian tự học ngoài lớp của SV giảm sút.Một GV phải đảm nhận nhiều môn, nhiều lớp. Chính do áp lực của khối lượng công việc luôn quá tải đó nên GV chỉ lo thực hiện chức năng của mình mà ít quan tâm đến rèn luyện KN toàn diện cho SV trong đó có KN tự học.

Chương trình một học phần riêng về KN tự học hoặc các khoá học ngắn hạn, bồi dưỡng chuyên đề về KN tự học sẽ trang bị cho SV hiểu biết đúng đắn về các KN tự học, chắc chắn sẽ giúp ích nhiều cho SV trong việc phát triển KN tự học hiệu quả.

Vì vậy, một trường đại học hiện đại cần đưa KN tự học vào mục tiêu đào tạo, bởi lẽ, nó không chỉ cần thiết cho SV khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà cả khi ra trường hòa nhập với xã hội, trong suốt cuộc đời.

1.4.2.3. Tài liu và các cơ s vt cht khác

Tự học phải gắn liền với sách, giáo trình, tài liệu tham khảo…Sách được xem là người thầy thứ hai, sau GV của SV. Nguồn tài liệu càng phong phú, dồi dào, càng giúp ích cho SV tích luỹ kiến thức đa chiều, sâu sắc hơn. [34]

Hiện nay, SV có thể tìm thấy nguồn tài liệu trong thư viện trường, thư viện tỉnh, thành phố, nhà sách, kho tài liệu trực tuyến, các website của các tạp chí khoa học, tổ chức giáo dục...Tuy nhiên, nguồn tài liệu chủ yếu vẫn đến từ thư viện trường. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu tự học, nghiên cứu của SV ở bậc đại học, các trường cần đầu tư vào việc mua các tài liệu in (sách, tạp chí, báo khoa học...) mới nhất, với số lượng nhiều, đủ đáp ứng nhu cầu tham khảo của SV. Ngoài ra, hệ thống thư viện phải có đủ chỗ ngồi, thoáng mát, yên tĩnh, với hệ thống tra cứu tiện lợi mới giúp SV tự học tốt.

Bên cạnh thư viện, các khu tự học với bàn ghế, hệ thống chiếu sáng đầy đủ cũng là điều kiện hỗ trợ tốt cho hoạt động tự học của SV.

Tóm li, lý lun cho thy vn đề t hc là đặc bit quan trng trong giáo dc. đại hc, mun hot động hc tp có hiu qu nht thiết SV phi chđộng t giác hc tp bt c lúc nào có th bng chính ni lc ca bn thân vì đây mi chính là nhân t quyết định cho s phát trin cá nhân. Ngoài ra, để hình thành KN t hc cho SV, rt cn ti vai trò ca GV, nhà trường vi tư cách là nhng ngoi lc trong vic trang b cho SV mt h thng tri thc, kĩ năng, thái độ cùng vi phương pháp t hc c th, khoa hc cũng như h tr các điu kin thun li để hot động t hc tđào to ca SV đi vào chiu sâu và thc cht.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KỸ NĂNG TỰ HỌC NGOÀI LỚP HỌC CỦA SV CHÍNH QUY SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐHSP TP. HCM 2.1. MÔ TẢ THỂ THỨC NGHIÊN CỨU

2.1.1. Công cụ nghiên cứu

2.1.1.1. Bng câu hi điu tra

! Bảng câu hỏi mở

Ở giai đoạn 1: Với mục tiêu thu thập các ý kiến ban đầu để thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ý kiến chính thức về thực trạng KN tự học ngoài lớp học của SV Trường ĐHSP TP. HCM, công cụ khảo sát ý kiến ở giai đoạn 1 được thiết kế dưới dạng bảng hỏi mở. Cấu trúc bao gồm:

Phần 1: Thông tin về người trả lời phiếu, bao gồm: giới tính, năm thứ đang học, khoa, học lực.

Phần 2: 6 câu hỏi mở (không có gợi ýđáp án) để tìm hiểu ý kiến của SV về vấn đề

KN tự học ngoài lớp học như: thời gian tự học ngoài lớp học mỗi ngày, mức độ ảnh hưởng của KN tự học ngoài lớp học đến kết quả học tập, các KN tự học ngoài lớp học mà SV cho rằng quan trọng nhất, các thao tác cụ thể trong các KN mà SV đã liệt kê, các yếu tốảnh hưởng đến việc hình thành KN tự học ngoài lớp học của SV, các biện pháp mà Nhà trường, Khoa, Đoàn- Hội, GV, và SV có thể thực hiện để

nâng cao KN tự học ngoài lớp học cho SV ! Bảng câu hỏi đóng

Sau khi thu các phiếu trả lời bảng câu hỏi mở trên, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp các ý kiến, tham khảo các cơ sở lý luận có liên quan và soạn thảo bảng câu hỏi

đóng để thu thập ý kiến chính thức của SV về thực trạng, cũng như những nguyên nhân, biện pháp để nâng cao KN tự học ngoài lớp học cho SV Trường ĐHSP TP. HCM. Cấu trúc bảng câu hỏi đóng bao gồm:

Phần 1: Thông tin về người trả lời phiếu, bao gồm: giới tính, năm thứ đang học, khoa, học lực, thời gian tự học mỗi ngày.

Phần 2: 9 câu hỏi đóng với nhiều mục (item) trả lời và thang đo thái độ. Nội dung các câu hỏi tương tự như bảng câu hỏi mở, bao gồm:

Câu 1: Mức độ ảnh hưởng của các KN tự học ngoài lớp học đến kết quả học tập của SV

Câu 2: Mức độ ảnh hưởng của 8 KN tự học ngoài lớp học (phổ biến nhất) đến kết quả học tập của SV

Câu 3, 4, 5, 6, 7: Các thao tác cụ thể mà SV tiến hành khi thực hiện các KN tự học sau: KN lập kế hoạch tự học ngoài lớp học, KN đọc sách ngoài lớp học, KN ghi chép tài liệu ngoài lớp học, KN ôn tập, KN tự kiểm tra, đánh giá quá trình tự học Câu 8: Các yếu tốảnh hưởng đến sự hình thành KN tự học ngoài lớp học của SV Câu 9: Các biện pháp mà Nhà trường, Khoa, Đoàn- Hội, GV, và SV có thể thực hiện để nâng cao KN tự học ngoài lớp học cho SV

Các thang đo thái độđược sử dụng trong bảng câu hỏi gồm: Thang đo 1: Rất ít/Ít/ Vừa phải/ Nhiều/ Rất nhiều

Thang đo 2: Không bao giờ/ Ít khi/ Thỉnh thoảng/ Thường xuyên/ Rất thường xuyên Thang đo 3: Rất không cần thiết/ Không cần thiết/ Có cũng được, không cũng được/ Cần thiết/ Rất cần thiết

Bảng hỏi đóng trên được triển khai thử nghiệm, đo độ tin cậy của các câu hỏi, sau đó chỉnh sửa. Bảng hỏi chính thức không thay đổi về cấu trúc, nội dung câu hỏi, chỉ thay đổi ở số lượng và cách phát biểu các mục trả lời trong các câu hỏi (tham khảo bảng hỏi chính thức ở phụ lục).

2.1.1.2. Bng câu hi phng vn GV và SV

Mục tiêu của phỏng vấn là để đối chiếu, lý giải thêm về thực trạng, cũng như

những nguyên nhân, biện pháp để nâng cao KN tự học ngoài lớp học cho SV Trường ĐHSP TP. HCM.

Bảng câu hỏi phỏng vấn dành cho cả GV và SV được soạn thảo với nội dung tương tự nhau, đều bao gồm 5 câu (tham khảo bảng câu hỏi phỏng vấn ở phụ lục).

Câu 1: Thời gian mỗi ngày mà mỗi SV tại khoa mà SV đang theo học/ khoa GV

đang giảng dạy chính nên dành cho việc tự học ngoài lớp học, lý do đưa ra con số đó.

Câu 2: Mức độảnh hưởng của KN tự học ngoài lớp học đến kết quả học tập của SV, giải thích cụ thể sựảnh hưởng đó.

Câu 3: Các KN tự học ngoài lớp học quan trọng nhất đối với SV tại khoa mà SV

đang theo học/ khoa GV đang giảng dạy chính, giải thích sự lựa chọn các KN đó. Câu 4: Các yếu tốảnh hưởng đến sự hình thành KN tự học ngoài lớp học của SV, lý

giải cụ thể.

Câu 5: Các biện pháp mà Nhà trường, Khoa, Đoàn- Hội, GV, và SV có thể thực hiện để nâng cao KN tự học ngoài lớp học cho SV, mô tả rõ các biện pháp đó.

2.1.1.3. Bng câu hi phng vn chuyên gia

Mục tiêu của xin ý kiến chuyên gia là để đối chiếu, lý giải thêm về thực trạng, nguyên nhân, dặc biệt là đưa ra các biện pháp để nâng cao KN tự học ngoài lớp học cho SV Trường ĐHSP TP. HCM.

Hình thức xin ý kiến chuyên gia cũng là phỏng vấn. Bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia gồm 4 câu:

Câu 1: Đánh giá chung của chuyên gia về thực trạng KN tự học ngoài lớp học của SV Trường ĐHSP TP. HCM hiện nay

Câu 2: Theo chuyên gia, KN nào nên rèn luyện cho SV Trường ĐHSP TP. HCM trước tiên.

Câu 3: Nhận định của chuyên gia về các yếu tốảnh hưởng đến sự hình thành KN tự

học ngoài lớp học của SV, lý giải cụ thể.

Câu 4: Các biện pháp mà Nhà trường, Khoa, Đoàn- Hội, GV, và SV có thể thực hiện để nâng cao KN tự học ngoài lớp học cho SV, mô tả rõ các biện pháp đó.

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu

2.1.3.1. Phương pháp điu tra bng bng hi

! Mẫu khảo sát bằng bảng hỏi

Nhóm nghiên cứu tiến hành chọn 4 khoa: Địa lý (sau đây gọi tắt là khoa Địa,

Một phần của tài liệu thực trạng kỹ năng tự học ngoài lớp học của sinh viên chính quy sư phạm trường đhsp tp hồ chí minh (Trang 32)