Các giải pháp khác:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương doc (Trang 52 - 57)

II. Các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh:

7- Các giải pháp khác:

Duy trì và mở rộng các điểm thu đổi ngoại tệ, mua bán ngoại tệ. Tiếp cận các doanh nghiệp có mua bán xuất nhập khẩu lớn để mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Chủ động thu hút nguồn ngoại tệ trôi nổi trên thị trường như: tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ của dân cư, ngoại tệ từ nguồn kiều hối gửi về trong nước. Chi nhánh cần tạo nên sự tiện lợi cho người dân (thủ tục giao dịch đơn giản …) để thu hút hoạt động chuyển ngoại tệ qua ngân hàng.

Trên đây là những giải pháp mà chi nhánh NHCT Chương Dương nên quan tâm trong chiến lược tăng trưởng và phát triển.

III/. Một số kiến nghị với cơ quan cấp trên:

Sau khi phân tích thực trạng kinh doanh ngoại tệ hiện nay của chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương, em xin đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN và NHCT Việt nam như sau:

1.Kiến nghị với Chính phủ và NHNN:

Khi ban hành các quyết định về quản lý ngoại hối, NHNN có các hướng dẫn đầy đủ, rõ ràng một cách kịp thời tránh sự triển khai vận dụng sai chế độ thiếu đồng bộ ở một số ngân hàng và đã gây ra những khó khăn không nhỏ đối với các ngân hàng kinh doanh nói chung và đối với hệ thống NHCT Việt nam nói riêng.

1.1-Chính sách tỷ giá hối đoái :

Với hai Quyết định số 64/1999/QĐ - NHNN7 về việc công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt nam với các ngoại tệ và Quyết định số 65/1999/QĐ - NHNN7 về việc quy định tỷ giá mua bán ngoại tệ của các Tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ ngày 25/2/1999, cơ chế quản lý và điều hành tỷ giá của nước ta được thay đổi cơ bản. Tỷ giá công bố đã phản ánh một cách khách quan thị trường và quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường, đồng thời NHNN vẫn thể hiện được vai trò kiểm soát nhất định trong điều kiện thị trường hối đoái nước ta chưa hoàn thiện. Để cơ chế tỷ giá phát huy hiệu quả, NHNN nên:

- Củng cố và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, một cơ sở căn bản để phát triển thị trường hối đoái nước ta. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng phải hoạt động

thông suốt liên tục, không bị giới hạn bởi thời gian, số thành viên tham gia thị trường, tạo nện sự cạnh tranh lành mạnh sôi động.

- Củng cố và phát triển thị trường nội tệ liên ngân hàng với đầy đủ các nghiệp vụ hoạt động của nó.

- NHNN cần nâng cao dự trữ ngoại tệ tương xứng với nhịp độ tăng trưởng của kim ngạch xuất nhập khẩu, từ đó NHN đảm bảo được vai trò là người mua, bán cuối cùng trên thị trường liên ngân hàng, đủ sức can thiệp vào thị trường khi tỷ giá biến động ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Cơ cấu dự trữ ngoại tệ cũng phải được tính toán hợp lý, giảm thiểu sự phụ thuộc vào đồng USD.

- Chính sách quản lý tỷ giá phải linh hoạt, phản ánh quan hệ cung cầu trên thị trường tránh cứng nhắc, tỷ giá công bố của NHNN cần theo sát hơn với tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng để thu hẹp đáng kể chênh lệch tỷ giá giao dịch của các ngân hàng với tỷ giá trên thị trường tư nhân. Có như thế các ngân hàng mới có đủ hành lang để tính toán tỷ giá cạnh tranh, cạnh tranh có lợi nhuận và thu hút ngoại tệ của dân cư qua thu đổi ngoại tệ của ngân hàng.

1.2- Chính sách ngoại hối :

NHNN cần xây dựng quy chế thông tin, thống kê hệ thống hoá kịp thời số liệu nguồn ngoại tệ ra vào trong nước, từ đó có dự báo về quan hệ cung cầu trên thị trường, làm căn cứ điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối kịp thời.

Các quy định về quản lý ngoại hối hiện hành phải được thực hiện nghiêm chỉnh, có xử phạt nghiêm minh. Mọi nhu cầu về ngoại tệ của nền kinh tế đều phải thực hiện qua hệ thống ngân hàng. NHNN tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại thu hút nguồn ngoại tệ trôi nổi tự do, nghiêm cấm hoạt động của thị trường ngoại tệ tự do song hành với thị trường chính thức, gây ra những bất ổn mà NHNN không kiểm soát được.

Khi NHNN muốn thay đổi quy định về quản lý ngoại hối cần phải tạo ra sự thay đổi dần dần, có bước chuẩn bị cho các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng, tránh việc gây ra cú sốc về tỷ giá. Việc quản lý ngoại hối cần được nghiêm khắc để xoá bỏ dần hiện tượng dollar hoá nền kinh tế và cũng phải mềm dẻo, hợp lý để nâng cao uy tín đồng Việt nam trên thị trường khu vực.

1.3 – Chính sách xuất nhập khẩu:

NHNN nên giảm bớt áp lực trên thị trường ngoại tệ trong nước bằng các biện pháp như: giảm thuế, miến thuế xuất khẩu, giảm thuế doanh thu đối với một số mặt hàng, phát triển các khu chế xuất. Bên cạnh cũng cần hạn chế nhập khẩu một số mặt hàngchưa cần thiết để làm giảmtình trạng nhập siêu.

1.4 – Hoàn thiện một số văn bản liên quan đến kinh doanh ngoại tệ của các NHTM:

- Hình thức cho vay bằng ngoại tệ tài tợ xuất khẩu: Hiện nay, NHNN không cho phép cho vay tài trợ xuất khẩu bằng ngoại tệ.

Tuy nhiên hình thức cho vay này rất có lợi dựa vào các lý do sau:

+ Xét về khả năng thu hồi nợ khá đảm bảo vì bằng nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu ( trong khi cho vay để thanh toán L/C hàng nhập thì rất khó tạo ra nguồn ngoại tệ để trả nợ lại được bằng USD ).

+ Hình thức cho vay này tạo cho khách hàng xuất khẩu có trạng thái ngoại tệ đóng, tránh được những rủi ro hối đoái. Bởi vì, ngoài USD, khách hàng còn cho vay nhiều loại ngoại tệ khác như DEM, FRF, JYP…

+ Nhà xuất khẩu không chỉ sử dụng nhân công và nguyên liệu trong nước mà có khi còn phải nhập một số vật tư, thiết bị từ bên ngoài.

- Quy định tính tỷ giá kỳ hạn: NHNN hiện nay đang quy định cách tính tỷ giá kỳ hạn bằng cách khống chế mức tối đa được phép dựa theo tỷ giá giao ngay tối đa, được phép cộng với một tỷ lệ % cố định nào đó tuỳ theo từng kỳ hạn. Với quy định này, NHNN có thể kiểm soát được chiều mất giá của đồng VN. Tuy nhiên, tỷ giá kỳ hạn thực chất được tính toán dựa trên cơ sở chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền và tỷ giá giữa chúng tại thời điểm ký kết hợp đồng. Vì vậy, để tiến tới hoàn thiện thị trường hối đoái ở Việt Nam, NHNN nên quy định cách tính tỷ giá kỳ hạn một cách tổng quát dựa trên chênh lệch lãi suất thay vì cách tính có tính hành chính hiện nay.

- Về hoạch toán kế toán: NHNN cần nghiên cứu đưa ra những quy định cụ thể hơn về chế độ hoạch toán kế toán nghiệp vụ hối đoái mới. Một số nghiệp vụ khác như giao dịch tương lai, giao dịch quyền chọn ( OPTION) cũng cần được phát triển để hoàn thiện thị trường hối đoái ở Việt Nam.

1.5 – Một số kiến nghị khác:

- Ngân hàng Nhà nước có biện pháp xử lý nghiêm khắc về các hành vi buôn lậu ngoại tệ trái phép vì các vi phạm này gây lộn xộn, khó khăn cho hoạt động kinh doanh trên thị trường ngoại tệ có tổ chức.

-- NHNN Việt nam nên để các tổ chức tín dụng thực hiện linh hoạt tỷ giá mua bán ngoại tệ theo chính sách khách hàng.

- Đẩy mạnh các biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài dưới cả hai hình thức trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam. Nguồn này sẽ làm giảm tình trạng khan hiếm ngoại tệ trong nước.

- Khi ban hành các văn bản kinh doanh ngoại tệ, đôi khi lại không chỉ rõ văn bản này đang có hiệu lực, văn bản nào đã bãi bỏ. Vì vậy cần có các văn bản, thông tư khác kèm theo hướng dẫn chi tiết việc thực hiện các văn bản đó, tránh cho các ngân hàng không cố ý vi phạm chúng.

2.Kiến nghị với NHCT Việt nam :

Để triển khai tốt công tác kinh doanh đối ngoại, chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương kiến nghị với NHCT Việt nam một số vấn đề sau:

- Có văn bản chỉ đạo để chi nhánh thực hiện tốt việc triển khai công tác kinh doanh đối ngoại đến chi nhánh cấp 2, nhất là trong lĩnh vực quản lý hạn mức nhằm đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của chi nhánh cấp một.

- NHCT nên tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ làm công tác kinh doanh đối ngoại làm quen với các sản phẩm mới, trên cơ sở đó cán bộ ngân hàng mới có thể giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới cho khách hàng như: chuyển tiền kiều hối toàn cầu với Western Union, dịch vụ quản lý vốn, thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế, sản phẩm ngân hàng điện tử, sản phẩm chọn gói để phục vụ các khách hàng lớn…

- NHCT việt nam thường xuyên cung cấp kịp thời các thông tin về các ngân hàng đại lý, mối quan hệ giữa NHCT Việt nam với các ngân hàng đại lý tuỳ theo từng thời kỳ để chi nhánh có cơ sở tham khảo, nhằm phục vụ công tác tư vấn cho khách hàng được tốt hơn.

- NHCT Việt nam đã nghiên cứu và đưa ra quy trình chuẩn cho nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhưng vẫn chưa có mẫu biểu thống nhất chung trong toàn hệ thống NHCT Việt nam.

- Trong nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, tuy cơ chế quản lý ngoại hối thay đổi theo từng thời kỳ, nhưng NHCT Việt nam nên có quy trình cơ bản để chi nhánh làm cẩm nang trong việc triển khai cụ thể tại chi nhánh.

- Tổ chức khai và cung cấp một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác cho toàn hệ thống các tin kinh tế trong nước, ngoài nước có liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ.

Lời kết

Trong những năm qua, mặc dù nền kinh tế của các nước ASEAN nói riêng và châu á nói chung gặp rất nhiều khó khăn, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến Việt nam, song nền kinh tế của nước ta vẫn phát triển ổn định và có bước phát triển vững chắc. Do vậy, nó đã góp phần nâng cao hình ảnh của Việt nam trên cộng đồng quốc tế, tạo sự ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế.

Cùng với xu thế phát triển và hội nhập của đất nước ta hiện nay, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ đang trở thành yêu cầu bức thiết đối với NHTM Việt nam, nhằm tiến tới mô hình ngân hàng hiện đại trong thế kỷ mới, đáp ứng được vai trò tiên phong trong cho các hoạt động kinh tế. Là một lĩnh vực còn rất mới mẻ nên kinh doanh ngoại tệ không chỉ đòi hỏi các NHTM Việt nam phải đầu tư lớn về trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn phải có được một đội ngũ cán bộ kinh doanh có năng lực, trình độ cao, hiểu biết sâu sắc về tổng hợp tài chính, tiền tệ. Vì vậy, những nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động này là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ vào các nghiên cứu đó, bản chuyên đề được hoàn thành với các nội dung cơ bản sau:

- Tổng hợp những kiến thức cơ bản về kinh doanh ngoại hối của NHTM, nhất là những nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ.

- Phân tích thực trạng hoạt động nghiệp vụ này tại một NHTM Việt nam, đó là NHCT khu vực Chương Dương. Qua đó, đánh gia kết quả hoạt động của chi nhánh và những hạn chế còn tồn tại cùng những nguyên nhân của nó.

- Đưa ra kiến nghị với NHCT Chương Dương để góp phần tháo gỡ những hạn chế, khó khăn nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại ngân hàng, đồng thời có những kiến nghị với NHTW, NHCT Việt nam để hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện tại chi nhánh NHCT Chương Dương.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương doc (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)