III- Thực trạng kế toán kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh NHCTkhu vực Chương Dương
1. Các hoạt động chủ yếu liên quan tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh
III- Thực trạng kế toán kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương Chương Dương
1. Các hoạt động chủ yếu liên quan tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh nhánh
Mọi hoạt động của Chi nhánh đều có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ, có hai lĩnh vực hoạt động liên quan mật thiết với nó, đó là cho vay ngoại tệ và thanh toán quốc tế.
1.1. Cho vay ngoại tệ :
Cho vay ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá hay để sản xuất, thu gom hàng xuất khẩu thì cuối cùng đều phát sinh nghiệp vụ mua bán ngoại tệ: ngân hàng cần mua ngoại tệ để thanh toán L/C đến hạn, khách hàng khi đến hạn cần mua ngoại tệ để trả nợ tiền vay, doanh nghiệp xuất khẩu cần bán ngoại tệ lấy VND để tiêu dùng trong nước. Hoạt động cho vay ngoại tệ của Chi nhánh được thực hiện theo quyết định 17/QĐ- NHNN ngày 10/1/1998 của HĐQT NHCT VN, trong đó quy định rõ:
- Đối tượng cho vay: NHCT cho khách hàng vay bằng ngoại tệ để thanh toán tiền nhập khẩu vật tư hàng hoá, máy móc, thiết bị và dịch vụ cho nước ngoài phục vụ hoạt động của khách hàng.
- Cách phát tiền vay: ngoại tệ cho vay sử dụng để chuyển trả cho nước ngoài theo các phương thức thanh toán quốc tế và chế độ quản lý ngoại hối quy định: không cho vay chuyển vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ cho khách hàng, không cho vay bằng ngoại tệ tiền mặt.
- Trả nợ gốc và lãi: vay bằng ngoại tệ nào thì trả bằng ngoại tệ đó, trường hợp khách hàng đề nghị trả nợ bằng ngoại tệ khác với ngoại tệ đã vay thì phải được giám đốc Chi
nhánh cho vay xem xét, đồng ý và thoả thuận với khách hàng tỷ giá quy đổi theo đúng quy định hiện hành.
Hiện nay, NHCT Chương Dương cho vay ngoại tệ chủ yếu là nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất như : linh kiện điện tử, hạt nhựa, sắt thép linh kiện xe máy…Toàn bộ giấy nhận nợ tại Chi nhánh đều được thực hiện tại phòng kinh doanh do bộ phận thẩm định thực hiện. Các hồ sơ cho vay, thu nợ bằng ngoại tệ tại Chi nhánh sau khi được giám đốc phê duyệt sẽ chuyển sang phòng kinh doanh ngoại tệ. Trong năm 2001, Chi nhánh đã tiến hành cho vay lượng ngoại tệ lớn đối với Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Nhà máy vật liệu bưu điện… Việc thu nợ của Ngân hàng đối với các Doanh nghiệp chủ yếu từ doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ trong nước tính bằng VND. Vì vậy, việc cung cấp số ngoại tệ này trong khả năng của ngân hàng theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm thu nợ rất lớn. Chính vì vậy, Ngân hàng chủ động khai thác nguồn ngoại tệ để phục vụ khác hàng. Qua đó, đẩy doanh số cho vay ngoại tệ hàng năm tăng nhanh nhằm thúc đẩy quy mô hoạt động mua bán ngoại tệ của ngân hàng.
Bảng 1: Tình hình cho vay ngoại tệ của Chi nhánh NHCTkhu vực Chương Dương
Đơn vị: USD
Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Doanh số cho vay cả năm 1.326.951,34 22.234.679 25.746.170,3 Doanh số thu nợ cả năm 2.467.337,7 20.045.852 20.562.307,5 Dự nợ ngoại tệ 13.267,701 10.424.618 13.605.774,5 Nợ quá hạn (NQH) 235.066,6 285.051,13 821.241,9 Tỷ trọng NQH/Tổng dư nợ 1,77% 2,7% 6%
Từ bảng số liệu trên, cho thấy kết quả đạt được trong hoạt động cho vay ngoại tệ của Chi nhánh trong 3 năm 1999-2001 như sau
- Doanh số cho vay ngoại tệ tăng đều qua các năm. Năm 2000 đạt 22.234.679 USD, tăng hơn rất nhiều so với năm 1999. Sang năm 2001 doanh số cho vay đạt 25.746.107,3 USD. Tuy vậy, cho vay ngoại tệ mới chỉ tập trung vào ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn còn ít. Nguyên nhân là do tỷ giá tăng liên tục qua các năm đã làm cho các đơn vị đầu tư dài hạn gặp rủi ro hối đoái lớn trong thời gian đầu tư dự án.
+ Chi nhánh đã áp dụng chính sách khách hàng khá mềm dẻo và linh hoạt lãi suất đối với những khách hàng quen thuộc có uy tín, phương thức cho vay và thu nợ không cứng nhắc, không gây sức ép cho khách hàng nhưng cũng rất nghiêm khắc và cố gắng tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và có hiệu quả kinh doanh.
+ Đội ngũ cán bộ tín dụng của Chi nhánh có trình độ, có trách nhiệm cao: thường xuyên xuống cơ sở kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn….Điều này đã góp phần vào kết quả của hoạt động tín dụng đạt được như trên.
1.2. Thanh toán quốc tế
Ngày nay, các ngân hàng luôn có lợi thế về trang thiết bị liên lạc, điện tử, điều này thể hiện rất rõ khi các ngân hàng ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới vào hoạt động của mình. Các trang thiết bị như điện thoại, telex, màn hình computer hay cao hơn nữa là hệ thống truyền tin một cách nhanh chóng, chính xác, đạt hiệu quả
kinh tế cao. Chính nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại trong thanh toán mà vai trò trung gian thanh toán của ngân hàng ngày càng được nâng cao cả ở trong nước cũng như nước ngoài.
Qua đáp ứng nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán tiến hàng nhập khẩu, mua ngoại tệ để trả nợ ngân hàng hay bán ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu, quy mô hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh đã tăng lên cùng với sự gia tăng doanh số quốc tế hàng năm qua ngân hàng.
Bảng 2: Kim nghạch XNK thanh toán qua NHCT Khu vực Chương Dương
Đơn vị: USD
Nghiệp vụ
Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Số món Số tiền Số món Số tiền 00/99 Số món Số tiền 01/00 L/C nhập 459 28.652.199 739 80.500.000 281 827 86.600.000 108 Nhờ thu đến 52 849.797 77 2.474.000 291 124 3.300.000 135 Nhờ thu đi 13 110.727 19 211.000 191 17 257.000 122 L/C xuất 77 2.062.580 77 2.780.000 135 54 1.584.000 57
( Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh 1999- 2001)
Từ bảng số liệu trên ta thấy: doanh số thanh toán quốc tế qua ngân hàng hàng năm nhìn chung đều tăng so với các năm trước.
Số món thanh toán L/C hàng nhập khẩu tăng lên nhanh chóng, điều này đã giúp cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ được đẩy mạnh, gắn liền với mua bán ngoại tệ để phục vụ khách hàng xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, năm 2001 lượng thanh toán L/C xuất khẩu qua chi nhánh giảm đáng kể, từ 77 món giảm xuống còn 54 món. Nguyên nhân do cuộc khủng khoảng kinh tế trong khu vực vẫn còn ảnh hưởng đến nền kinh tế các nước Đông Nam á nên các doanh nghiệp Việt nam không tránh khỏi những khó khăn.
Đối với hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt nam chủ yếu là xuất khẩu nông sản, thuỷ sản hay gia công hàng cho các nước Châu âu, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nước trong khu vực Đông Nam á, nhất là Thái Lan, Philipin. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải hạ giá gia công và chuyển đổi hình thức thanh toán từ hình thức bằng thư tín dụng là hình thức rất có lợi cho doanh nghiệp VN, chuyển sang hình thức thanh toán bằng nhờ thu, chuyển tiền là hình thức mà chỉ các doanh nghiệp có sự tín nhiệm với nhau mới sử dụng.
Đối với hàng nhập, trong năm 2001 do có một số chính sách thay đổi trong việc quản lý hàng nhập, nhất là mặt hàng xe máy, các doanh nghiệp muốn nhập khẩu linh kiện xe máy, ngoài việc phải có dây truyền lắp ráp thì còn phải sản xuất được khung xe và một số linh kiện khác nhau nhằm đưa tỷ lệ nội địa hoá từ 30% lên đến 60% nên các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này bị hạn chế rất nhiều. Nhận thức được những khó khăn đối với các doanh nghiệp nên Chi nhánh Ngân hàng đã có một số chính sách ưu đãi cho khách hàng như : giảm tỷ lệ thu phí,tỷ giá mua bán ngoại tệ hợp lý, lãi suất cho vay xuất nhập khẩu có tính cạnh tranh và một số biện pháp marketing khác, do đó doanh số hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh vẫn tiếp tục ổn định và tăng trưởng. Cụ thể:
- Tổng trị giá thanh toán hàng nhập: Trị giá quy USD là 101,5 triệu USD. Tỷ lệ so với năm 2000 đạt 109%.Trong đó:
+ L/C nhập khẩu: mở 827 L/C, trị giá quy USD: 86,6 triệu USD. Tỷlệ so với năm 2000 là 109%
+ Nhờ thu nhập khẩu: nhận 124 bộ chứng từ. Trị giá quy USD là 3,3 triệu. Tỷ lệ so với năm 2000 là 135%.
+ Chuyển tiền đi: Trị giá quy USD là 11,6 triệu. Tỷlệ so với năm 2000 là 116%. - Tổng trị giá thanh toán hàng xuất: trị giá quy USD là 12,4 triệu USD. Tỷ lệ so
với năm 2000 là 163% .Trong đó:
+ L/C xuất khẩu: gửi 54 bộ chứng từ. Trị giá quy USD 1,5 triệu. Tỷ lệ so với năm 2000 là 57%.
+ Nhờ thu xuất khẩu: 17 bộ chứng từ. Trị giá quy USD là 257.000USD. Tỷ lệ so với năm 2000 là 125%.
+ Chuyển tiền đến : trị giá quy USD là 10,6 triệu USD. Tỷ lệ so với năm 2000 là 230%.
Tuy tình hình kinh tế thế giới cũng như Việt Nam có những biến động nhưng bằng sự nỗ lực để làm tốt chính sách khác hàng, vận dụng và điều hành tốt cơ chế nên Chi nhánh đã cố gắng đảm bảo hoạt động thanh toán quốc tế đạt hiệu quả . Năm 1999, phí dịch vụ đạt 3.485.947.434 VND, đến năm 2000 đã lên đến 4.120.832.000 VND và sang năm 2001 là 5.245.673.689 VND. Như vậy, với khối lượng nghiệp vụ thanh toán quốc tế phát sinh lớn nhưng Chi nhánh vẫn đảm bảo an toàn không để xảy ra sai xót làm ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng cũng như uy tín của Ngân hàng.