Phát triển vận động cho trẻ trong năm thứ ba

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng Giáo dục học trẻ em IIc (Trang 39 - 41)

/ Jề Chăm só c giáo dục dinh dưỡng cho trẻ

2.1.Phát triển vận động cho trẻ trong năm thứ ba

2. Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ trong năm thứ ba

2.1.Phát triển vận động cho trẻ trong năm thứ ba

* Đặc điêm phát triên vận động của trẻ trong năm thứ ba

ở độ tuồi này những vận động cơ bản của trẻ tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Sự phát triển vận động của trẻ ờ độ tuổi này thể hiện:

- Đi vững và thăng bằng, các động tác thừa m ất đi rất nhiều - Đi lên và xuông trên ván dôc; Lên và xuông cẩu thang. - N ém bóna cao tay xa 2m.

- Chạy tự do (đôi khi có thê vâp ngã).

- Phối hợp các động tác của chân và tay; phôi họp các độne tác cua mình với người khác, với các hiệu lệnh.

* Mục tiêu phát triên vận động cho trẻ trong nám thứ ba

Rèn luyện sức khoẻ, nâng cao khả năng đề kháng cua cơ thê trè, giúp cơ thế chống lại những điều kiện bất lợi.

- H oàn thiện hơn nữa các vận động cơ bàn của trẻ, giúp trè có thể tự lập trong m ột số hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày.

- Hoàn thiện hơn nữa sự khéo léo, linh hoạt của bàn tay, ngón tay. Tập cho trẻ biết phối hợp nhịp nhàng giữa tav và chân, phối hợp aiác quan với vận độns. * To chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ trong năm thứ ba

Sang năm thứ ba, nhu cầu vận động của trẻ là rất lớn, cho nên hàng ngày cô giáo phải chú ý tổ chức tốt các hoạt động nhằm phát triển vận động cho trẻ. Nội dung phát triển vận động cho trẻ bao gồm các hoạt động:

- Các bài tập phát triển chung: Nhằm củng cố cơ quan hô hấp, phát triên các nhóm cơ tay - bả vai, cơ limg - bụng và cơ chân, củng cố hệ xương của trẻ. Ví dụ: Các động tác thờ, các động tác phát triển cơ nhóm cơ tay - bà vai, cơ lưng - bụng và cơ chân,...

- Các bài tập phát triên vận động cơ bản: đi và chạy thăng bằng, các bài tập bò, các bài tập n h ảy ,...

- Các trò chơi vận động: Là những trò chơi trong đó lượng vận động chiêm ưu thế, nó là phương tiện để phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. * Yêu câu khi tô chức hoạt động phát trien vận động cho trẻ

Khi tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ, giáo viên cần phải: - Lựa chọn những bài tập phù hợp với sự phát triển của trẻ.

- Tổ chức các hình thức hoạt động khác nhau để phát triển thể lực, sức khoẻ cho trẻ. Tận dụng các yếu tố thiên nhiên và các điều kiện tự nhiên để cho trẻ rèn luyện.

- Tạo m ôi trường an toàn và bầu không khí vui vẻ, động viên khích lệ để trẻ tự tin và tích cực hoạt động.

- Theo dõi sát sao trẻ trong quá trình tập luyện. Theo dõi đánh giá thường xuyên sự phát triển vận động của trẻ và có biện pháp giúp trẻ khuyết tật trong luyện tập vận động.

* Một số lưu ý đối với trẻ có khó khăn vê vận động

Thông thường, nếu trẻ đã vượt qua giai đoạn phát triển 2 - 3 tháng mà vẫn không thực hiện được các vận động theo đúng mốc thì ta nên đưa trẻ đi khám, trên cơ sờ các kết luận rõ ràng của bác sĩ ta sẽ có biện pháp hỗ trợ cho trẻ phù hợp.

Ví dụ: 9 - 10 tháng m à trẻ vẫn chưa ngồi vững hay 14 - 15 tháng mà trẻ vẫn chưa đứng được và đi được thì ta nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Khi đã phát hiện ra những lệch lạc không bình thường của trẻ thì phải có sự tác động can thiệp bằng những phương pháp chăm sóc giáo dục thích hợp, kịp thời, đúng lúc.

Với trẻ có khó khăn về vận động nên lưu ý m ột số biện pháp sau: - Phải tăng cường chăm sóc dinh dưỡng để nâng cao sức khoẻ cho trẻ. - Cho trẻ đi kiểm tra để biết rõ thể trạng của trẻ đồng thời hòi ý kiến các chuyên gia để được tu vấn về cách chăm sóc, giáo dục.

- c ầ n có các đồ dùng, trang thiết bị để giúp trẻ như: ghế có đai cho tre ngồi, xe đẩy hoặc ghế có bánh xe để cho trẻ tập đi, bàn liền ghế mặt bàn có thể nâng lên hạ xuống để trẻ ngồi học và ăn uổng....

- Thường xuyên lưu ý đến trẻ, kiên trì tập cho trẻ, chăm sóc aiáo dục trẻ theo đúng hướng dẫn của các chuyên gia.

- Cho trẻ tham gia thực hiện các bài tập phù hợp với khả năng trẻ có thê làm được, không đánh giá trẻ làm đúng hay sai, chi khuyên khích trẻ cô găng làm cho đủng.

- Giảm bớt độ khó của bài tập và giúp trẻ trong khi thực hiện.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng Giáo dục học trẻ em IIc (Trang 39 - 41)