(...) Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.
Trong một không khí khói toả như đám cháy, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc toả cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa.
Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo:
- ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chỗ ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm của chậu mực bốc lên không? ... Tôi bảo thực đấy, thầy quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi.
Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo.
Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau.
Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".
(Nguyễn Tuân - Chữ người tử tù, văn học 11, tập một, NXB Giáo dục, Sách
chỉnh lý hợp nhất năm 2000).
Thời gian: 1 tiết
A- Mục đích - yêu cầu của thiết kế giáo án thể nghiệm
- Rèn luyện kỹ năng làm bài văn NLVH. Cụ thể là kiểu bài NLVH: Phân
tích một đoạn văn trong một tác phẩm tự sự
- Giúp học sinh nắm được cách thức vận dụng kiến thức văn học vào yêu
cầu của đề bài.
- Giúp học sinh khám phá nội dung đoạn văn thông qua vẻ đẹp của hình
thức nghệ thuật. Đoạn văn chính là sự kết tinh chủ đề của tác phẩm: Sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp đối với sự nhơ bẩn, của thiên lương đối với sự bất lương, của chính nghĩa đối với cường quyền phi nghĩa.
B- Thiết kế cụ thể của giáo án
* Lời vào bài
Chúng ta đã có những giờ học tìm hiểu về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm: “Chữ người tử tù” của ông. Giờ đây dựa trên những hiểu biết về tác giả, tác phẩm đã được học, chúng ta cùng vận dụng vào yêu cầu của đề văn NLVH
trên: Phân tích vẻ đẹp của đoạn văn được trích dẫn từ tác phẩm Chữ người tử tù
của Nguyễn Tuân.
* Bước một: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề
Tìm hiểu đề là công việc quan trọng giúp các em học sinh tránh gặp phải những sai sót khi làm bài như lạc đề, lệch đề đồng thời ngay từ bước đầu định hướng được rõ ràng công việc mà các em phải tập trung làm sáng tỏ.
Câu hỏi: Từ những yêu cầu chung của việc tìm hiểu một đề văn, dựa vào đó các em hãy xác định yêu cầu đề bài trên?
Định hướng học sinh trả lời:
Có ba yêu cầu cần phải xác định đối với việc tìm hiểu đề nói chung cụ thể
đối với đề văn trên là:
- Xác định kiểu bài: NLVH - Phân tích đoạn văn trong tác phẩm tự sự.
- Xác định nội dung luận đề: Phân tích vẻ đẹp của đoạn văn được đưa ra
trong đề bài. Tức là từ việc phân tích hình thức nghệ thuật của đoạn văn để đi
- Xác định phạm vi lý lẽ của dẫn chứng: Chủ yếu lấy từ tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân và những hiểu biết về con người và sự nghiệp văn chương của nhà văn.
* Bước hai: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý.
* Hướng dẫn học sinh lập ý cho phần đặt vấn đề:
Có nhiều cách để viết phần đặt vấn đề cho một bài văn nói chung và với một bài văn NLVH nói riêng nhưng yêu cầu cốt yếu không thể thiếu đối với phần mở bài là: Hấp dẫn, ngắn gọn, nêu trúng vấn đề cần nghị luận.
ở phần này giáo viên sẽ đặt câu hỏi cho học sinh biết vận dụng tổng hợp
kiến thức văn học theo yêu cầu của một bài văn NLVH phân tích vẻ đẹp của đoạn văn trong tác phẩm tự sự.
Câu hỏi:(Câu hỏi có ý nghĩa hướng dẫn học sinh vận dụng cả kiến thức văn học sử, lý luận văn học và những hiểu biết cụ thể về tác phẩm khi trả lời nhằm gợi ý cho công việc viết phần mở bài vừa sâu lại vừa khái quát) Em hãy cho biết vị trí, vai trò, nội dung của đoạn văn cần phân tích trong mối tương quan với chỉnh thể tác phẩm. Nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiện đặc trưng phong cách nghệ thuật của mình như thế nào qua đoạn văn cần phân tích?
Định hướng cho học sinh trả lời:
Đoạn văn nằm cuối tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân nhưng lại là đoạn văn thể hiện rõ nhất tư tưởng chủ đề, cảm hứng và bút pháp lãng mạn của tác phẩm.
- Nhà nghiên cứu Lại Nguyên ân đã nhận xét: “Nói đến Nguyễn Tuân mà
chỉ gọi gọn ghẽ là nhà văn theo ý nghĩa thông thường đầy vinh dự của chữ đó, e
vẫn thấy thiêu thiếu thế nào (...). Nguyễn Tuân - đó là một hiện tượng văn hoá
phong cách, một hiện tượng văn hoá nhân cách. Con người ông, phong cách ông
cũng đẹp một cách độc đáo như câu văn ông, loại câu văn có một không hai
trong nghệ thuật ngôn từ tiếng Việt”. Đoạn văn đã thể hiện bút lực tài hoa nghệ
- Tác giả đã khai thác triệt để và tối đa nguyên tắc và ưu thế của bút pháp
lãng mạn trong nghệ thuật xây dựng cảnh - người của đoạn văn. Đó là “cảnh
tượng xưa nay chưa có”.
- Đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp đối với
sự nhơ bẩn, của thiên lương đối với sự bất lương, của chính nghĩa đối với cường quyền phi nghĩa.
* Hướng dẫn học sinh lập ý cho phần giải quyết vấn đề.
Giáo viên (Thông qua lời dẫn dắt mà ôn lại kiến thức lí luận văn học
cho học sinh). Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật có sự thống nhất cao giữa hình thức và nội dung để tạo nên hiệu quả phản ánh đối với đời sống cũng như việc thể hiện tư tưởng của nhà văn. Chúng ta phân tích vẻ đẹp của đoạn văn này chính là phân tích biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã dùng làm phương tiện để truyền tải nội dung đồng thời khi phân tích đoạn văn nên lưu ý đến việc đặt đoạn văn trong sự thống nhất với toàn bộ tác phẩm …Chữ người tử tù….
Câu hỏi: Chúng ta đều biết đây là đoạn văn miêu tả cảnh cho chữ, cảnh này, chính nhà văn gọi là …một cảnh tượng xưa nay chưa từng có…. Vậy những hình thức nghệ thuật nào đã được sử dụng trong đoạn văn này?
Định hướng cho học sinh trả lời.
Những hình thức nghệ thuật mà nhà văn Nguyễn Tuân đã sử dụng trong đoạn văn này là: Nghệ thuật tạo tình huống, nghệ thuật cá tính hoá nhân vật, nghệ thuật đối lập của bút pháp lãng mạn, nghệ thuật sử dụng ngôn từ.
1. Vẻ đẹp hình thức nghệ thuật a. Nghệ thuật tạo tình huống
Câu hỏi: (Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức lí luận văn học). Đối với tác phẩm tự sự nghệ thuật tạo tình huống có vai trò như thế nào đối với việc thể hiện nội dung tác phẩm?
Định hướng học sinh trả lời.
Nói đến văn học không thể thiếu nhân vật, đặc biệt là đối với tác phẩm tự
tượng. Khi xây dựng nhân vật, việc thể hiện tính cách và số phận nhân vật lại
được bộc lộ rõ ràng sâu sắc nhất khi nhà văn đặt nhân vật của mình trước tình
huống truyện. Tình huống truyện được hiểu là hoàn cảnh bất bình thường đang thử thách con người, đặt con người vào tình thế mà qua đó nhân vật sẽ bộc lộ một cách chân xác năng lực và bản chất của mình. Tình huống truyện gắn chặt với cốt truyện, có ý nghĩa là bước ngoặt, là sự phát triển của cốt truyện và có tác động trực tiếp tới nhân vật. Tình huống truyện chính là điểm sáng thẩm mỹ nghệ thuật thể hiện tài nghệ của nhà văn.
Câu hỏi:ở đoạn văn này nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiện sự tài hoa của mình như thế nào trong việc tạo tình huống truyện?
Định hướng học sinh trả lời.
Cũng giống như nhiều truyện ngắn khác của Nguyễn Tuân, tình huống truyện mà Nguyễn Tuân xây dựng đều đơn giản về chi tiết, sự kiện nhưng lại rất
sâu sắc, giàu ý nghĩa. Tình huống truyệnở đây chỉ là việc Huấn Cao đồng ý cho
chữ ngục quản và cảnh cho chữ đã diễn ra. Nhưng lại là một tình huống độc đáo, hi hữu “xưa nay chưa từng có”.
- Thư pháp nghệ thuật thanh cao, thiêng liêng, cao quý chỉ diễn ra ở
những nơi đẹp đẽ, cao sang như thư phòng, thư sảnh. Còn ở đây lại xẩy ra ở trại giam trong phòng tử tù mà ở đó hôi hám, chật hẹp, ẩm ướt, tăm tối, đầy mạng nhện, nền nhà bừa bãi phân chuột, phân gián. Đây là một không gian mà không ai có thể ngờ cái Đẹp lại có thể sinh ra từ đây.
- Người xin chữ và người cho chữ thuộc vị thế đối nghịch. Người nghệ sĩ
có tài viết chữ đẹp là Huân Cao thì lại là người tử tù, là “giặc” của triều đình, người có sở nguyện chơi chữ đẹp lại là viên quản ngục, là quan lại của triều đình. Hai con người ở hai vị trí đối lập tưởng chừng không đến được với nhau thì họ lại trở thành tri âm tri kỷ của nhau. Họ gặp nhau ở cái nơi không chỉ xa lạ, mà còn đối nghịch với cái đẹp, cái thiên lương của con người.
Câu hỏi:(Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức văn học sử). Về tình huống của cảnh cho chữ, em nào nhớ được những nhận xét của các nhà nghiên cứu khi viết về đoạn văn này?
Định hướng học sinh trả lời.
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh có viết: “Chữ người tử tù đã dựng lên một thế giới tối tăm, tù ngục (...). Trên cái tối tăm ấy, hiện lên ba đốm sáng lẻ loi cô
đơn: Huấn Cao, người Quản ngục và viên Thơ lại - những người có tài, có nghĩa
khí và biết trọng nghĩa khí. Họ tình cờ gặp nhau trong một tình thế oái oăm, từ
chỗ ngờ vực nhau, đối nghịch nhau, dần dần đi đến chỗ hiểu nhau và trở thành tri
kỷ... ba đốm sáng cô đơn ấy cuối cùng tụ lại, tạo thành ngọn lửa ngùn ngụt rực sáng giữa chốn ngục từ”. Từ tình huống, nghịch cảnh gặp nhau đầy trớ trêu mà
những tâm hồn thanh cao được đồng điệu và toả sáng. Huấn Cao - người cho chữ
thực sự thanh thản về cõi vĩnh hằng, còn ngục quan - người xin chữ vừa đạt được
sở nguyện, vừa tìm được lẽ sống có ý nghĩa cho quãng đời còn lại của mình.
b. Nghệ thuật cá tính hoá nhân vật
Giáo viên: Cung cấp thêm kiến thức lí luận văn học cho học sinh. Cá
tính hoá nhân vật là “biện pháp nghệ thuật làm cho nhân vật có cá tính động và
trở nên con người cụ thể, xác định (...). Do vậy, cá tính hoá nhân vật đòi hỏi nhà văn khám phá những đặc trưng và biểu hiện độc đáo về tâm lý, khí chất, tác phong, ngôn ngữ, ... tương đối ổn định của một tính cách nào đó và trong quá trình miêu tả phải tuân theo các quy luật phát triển nội tại của chúng trong những điều kiện lịch sử nhất định” [16].
Câu hỏi:(Hướng dẫn học sinh ý thức về tính chỉnh thể trong tác phẩm). Từ khái niệm cá tính hoá nhân vật, các em hãy chỉ ra nghệ thuật cá tính hoá nhân vật được kết tinh ở đoạn văn miêu tả cảnh cho chữ của nhà văn?
Định hướng học sinh trả lời.
Hai nhân vật Huấn Cao và ngục quan đã được nhà văn Nguyễn Tuân thể hiện cá tính hoá trong sự thống nhất giữa cái tài với cái tâm, cái mỹ với cái thiện trong suốt toàn bộ tác phẩm và kết tinh ở đoạn văn miêu tả cảnh cho chữ.
- Nhân vật Huấn Cao hiện lên vừa trực tiếp vừa gián tiếp (qua lời tác giả,
lời quản ngục và thơ lại, qua chính sự bộc lộ của Huấn Cao) đều thống nhất
uyên bác, trọng nghĩa, khinh lợi dù khi sống tự do ở bên ngoài hay ở trong nhà tù.
+ Hình ảnh Huấn Cao hùng dũng bước vào nhà tù: “Sáu phạm nhân mang
chung một chiếc gông dài tám thước (...) Huấn Cao đứng đầu gông (...) Huấn
Cao lạnh lùng trúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thùng một cái”.
+ Huấn Cao tỏ thái độ “khoảnh” và uy dũng khi sống trong ngục tù: “ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi đó như là việc vẫn làm, lúc chưa bị giam cầm”. “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà người đừng đặt chân vào đây”. “Khi nói câu mà ông cố ý làm ra khinh bạc đến điều,
ông Huấn Cao đã đợi một trận lôi đình báo thù và những thủ đoạn tàn bạo của
quan ngục bị sỉ nhục. Đến cái cảnh chết chém ông còn chẳng sợ nữa là những trò tiểu nhân thi oai này”.
+ Huấn Cao tỏ thái độ, quan điểm cho chữ thể hiện một con người chính trực trọng nghĩa, khinh lợi: “Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỷ, ông ít chịu cho chữ”, “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. “Đời ta không chỉ viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba
người bạn thân của ta thôi”, “cố ý khinh bạc đến điều” khi nghĩ hành động xin
chữ của quản ngục cũng chỉ là lớp vỏ ngoài của những kẻ “sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc”. Khi Huấn Cao biết được tấm lòng trong sáng của quản ngục đã xúc động: “Ta cảm thấy tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Nào ta có biết đâu
một ngườinhư thầy quản đây, mà lại có sở nguyện cao quý như vậy. Thiếu chút
nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.
+ Huấn Cao trong lời khuyên với thầy quản: “ở đây lẫn lộn. Ta khuyên
thầy quản thay chỗ ở đi. Chỗ này không phải là chỗ để treo bức lụa trắng với
những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không? ... Tôi bảo thực đấy, thầy quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện
chơi chữ. ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”.
Hình tượng Huấn Cao từ tư thế, suy nghĩ đến cách ứng xử, hành động đều
thống nhất trong một nhân cách hiên ngang bất khuất, tài đức vẹn toàn - Nhân