Hướng dẫn học sinh ghi nhớ kiến thức theo hệ thống và biết huy động

Một phần của tài liệu những biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức văn học của học sinh vào làm văn nghị luận văn học ở trường thpt (Trang 78 - 88)

kiến thức cú hiệu quả vào bài làm văn.

Giống như bộ nhớ trong chiếc máy vi tính, bộ óc của con người muốn ghi nhớ được nhiều và để tái hiện được nhanh, chính xác thì khi thông tin đưa vào phải được sắp xếp trật tự, ngăn nắp và có hệ thống.

Khối lượng kiến thức văn học học sinh được học ở nhà trường có một bề

dày đáng kể: Văn học trong nước được học cả văn học dân gian, văn học viết,

văn học nước ngoài được tiếp xúc với các tác giả, tác phẩm tiêu biểu thuộc các

nền văn học lớn trên thế giới: Mỹ, Anh, Nga, Pháp, ấn Độ, Nhật Bản, Trung

Quốc, ... và cả một nguồn kiến thức lý luận. Một khối lượng kiến thức đồ sộ như vậy nếu không có phương pháp ghi nhớ khoa học, hợp lý, không biết phân loại và hệ thống hoá, khái quát hoá thì sẽ gây cho người học cảm giác bề bộn, ngổn

ngang dẫn tới khóchiếm lĩnh và dễ lẫn lộn. Nguồn kiến thức khi còn ở dạng đơn

lẻ, rời rạc là vì người học chưa thực sự thông hiểu kiến thức. Do chưa thông

hiểu kiến thức nên người học cũng sẽ lúng túng khi vận dụng kiến thức vào giải

quyết những vấn đề đặt ra trong những đề bài nghị luận văn học. Mỗi giờ giảng

văn, văn học sử, lý luận văn học cung cấp cho học sinh những đơn vị kiến thức

cụ thể nhưng khi phải làm một bài văn NLVH các em lại phải huy động kiến

thức từ nhiều giờ học khác nhau mới đáp ứng được yêu cầu của một bài làm văn

NLVH. Do đó, nếu kiến thức tiếp thu không được hệ thống hoá thì cho dù học sinh có được học nhiều, đọc nhiều khi muốn huy động kiến thức vào bài làm trong tay học sinh vẫn chỉ là con số không. Giáo viên thông qua mỗi giờ học nên hướng dẫn học sinh nghiên cứu, ghi nhớ một cách có hệ thống theo từng vấn đề,

chủ điểm, theo mốc thời gian, theo khuynh hướng, dòng văn học .... Để khỏi lẫn

kiến thức cũ trước khi bước sang kiến thức mới. Giáo viên hướng dẫn học sinh hệ thống hoá kiến thức bằng cách nên chốt kiến thức vào một số trọng tâm, trọng điểm, vào những chủ đề lớn, nhỏ, dựa vào đó sẽ ghi nhớ được tốt hơn, sâu hơn và khi vận dụng sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn.

Ví như khi học thể thơ Đường luật được viết bằng cả chữ Hán và chữ Nôm, làm thế nào để nhận biết và ghi nhớ tại sao bài thơ Đường luật này lại nói là có chất “Đường thi”, bài thơ khác chỉ là bài thơ luật Đường mà thôi. Giáo viên sẽ giúp học sinh phân biệt sự khác nhau này theo ba tiêu chí cơ bản: Thi đề, thi tứ, thi ý. Giáo viên chỉ rõ: Thi đề tức là đề tài của thơ Đường phải mang tính chất trang trọng, vĩnh hằng, hình ảnh con người thường nhỏ bé hữu hạn trước vũ trụ không cùng; Thi tứ tức là thơ Đường được xây dựng bằng hệ thống ngôn ngữ khái niệm, khái quát, ít miêu tả. Tứ thơ Đường thường được thể hiện qua thi pháp: Lấy “động” tả tĩnh, lấy “tối” tả sáng, lấy có tả không, lấy không gian để tả thời gian... và còn được biểu hiện trong sự hài hoà cân đối của vần điệu, niêm,

luật, đối. Nhân vật trữ tình thường mang “nỗi buồn thiên cổ” - nỗi buồn của con

người cảm nhận trước cái hữu hạn của đời người và cái vô cùng của vũ trụ; Thi ý của một bài thơ Đường bao giờ cũng có hai tầng ý trong sự thống nhất của một

cấu trúc; Trên, dưới hoặc đề, thực, luận, kết hoặc khai, thừa, chuyển, hợp. Hãy

đến với một ví dụ minh hoạ khác: Giai đoạn văn học từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 là giai đoạn văn học mà học sinh được học rất nhiều

tác phẩm, tác giả tiêu biểu, mà phân bố chương trình lại trải dài từ lớp 11 đến

lớp 12, không những thế một số tác phẩm thuộc giai đoạn văn học này học sinh đã được học từ bậc trung học cơ sở. Vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh hệ thống lại kiến thức và khái quát thành những phạm trù cơ bản để học sinh hiểu và nắm được bức tranh toàn cảnh của giai đoạn văn học phong phú, phức tạp này. Từ bài văn học sử giới thiệu tổng quan nền văn học, trên cơ sở thực tế dạy học,

giáo viên nên chốt và nhấn mạnh đến thời kỳ văn học từ 1930 đến 1945. Sau khi

được tiếp xúc với một loạt các tác phẩm như: Chí Phèo, Đời thừa, Lão Hạc của Nam Cao, Giông tố, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Mất cái ví của Nguyễn Công Hoan, Mợ Du của Nguyên Hồng, Hai đứa trẻ, Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam, Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, Tắt đèn của Ngô Tất Tố và các nhà thơ khác

như: Xuân Diệu (Vội vàng, Thơ duyên, Đây mùa thu tới), Hàn Mặc Tử (Đây thôn Vĩ Dạ), Thâm Tâm (Tống biệt hành), Nguyễn Bính (Tương tư), Huy Cận

(Tràng giang), Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh (Vi hành, Nhật ký trong tù), Tố

Hữu (Tâm tư trong tù, Tiếng hát đi đày) .… Giáo viên nên chốt lại nội dung cơ

bản của thời kỳ văn học 1930 - 1945 vào ba khuynh hướng sáng tác như sau:

Chủ nghĩa hiện thực (Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công

Hoan, Nguyên Hồng); Chủ nghĩa lãng mạn (Thạch Lam, Nguyễn Tuân và các

nhà thơ mới lãng mạn: Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử...); Bộ

phận văn học cách mạng (Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh, Tố Hữu). Từ đây

giáo viên giúp học sinh chỉ ra sự khác biệt trên phương diện thi pháp sáng tác

của ba dòng văn học. Nguồnkiến thức về văn học sử và các tác phẩm cụ thể nếu

luôn được tích luỹ theo hệ thống và phương pháp ghi nhớ khái quát thành những chủ điểm, chủ đề cùng với những kiến thức về lý luận văn học, chắc rằng khi các em làm bài văn NLVH dù về nhóm đề tài hiểu và cảm thụ tác phẩm văn học, hay văn học sử hoặc lý luận văn học sẽ không gặp khó khăn gì trong việc vận dụng kiến thức vào bài làm văn của mình.

Sự tích luỹ, ghi nhận khối lượng kiến thức văn học cả trong nước và ngoài nước trên một chiều dài lịch sử hàng chục thế kỷ không phải là điều dễ dàng vì thế việc ghi nhớ cần có lựa chọn, sắp xếp, có định hướng, định lượng những vấn đề, những nội dung cơ bản, cốt lõi là thể hiện phương pháp học tập khoa học. Tích lũy nguồn kiến thức văn học là tiềm lực cho việc vận dụng kiến thức văn học vào bài làm văn NLVH, nguồn kiến thức ấy khi được lưu trữ theo hệ thống lại là một điều kiện hết sức thuận lợi để huy động kiến thức vào bài làm một cách nhanh chóng, chính xác, đầu đủ. Trước một đề bài NLVH, việc huy động kiến thức cũng là một công đoạn mà học sinh cần được hướng dẫn từ giáo viên.

Nguồn kiến thức mà các em có được ngày một nhiều, phong phú, đa dạng song trước một yêu cầu của đề văn NLVH không phải lúc nào cũng liên quan đến toàn bộ nguồn kiến thức các em đang sở hữu. Chính vì thế, khi huy động kiến thức, các em cần xác định rõ huy động kiến thức theo mục tiêu, yêu cầu nào và trong giới hạn nào theo yêu cầu của mỗi đề bài cụ thể. Câu hỏi thường được

đặt ra là: Giải quyết vấn đề đặt ra trong đề bài liên quan đến phạm trù tư liệu kiến thức nào? Mức độ đến đâu? Ba loại kiến thức văn học trong một bài NLVH là điều không thể thiếu nhưng rõ ràng khi đề bài hỏi về vấn đề thuộc nhóm bài NLVH nào thì loại kiến thức văn học ấy sẽ trở thành kiến thức trực tiếp, chiếm vị trí ưu thế trong bài làm, còn loại kiến thức văn học khác trở thành kiến thức gián tiếp, bổ trợ cho bài viết. Một đề bài thuộc nhóm NLVH về phạm vi lý luận văn học: Trong truyện ngắn Trăng sáng, Nam Cao viết: “Chao ôi, nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”; và ở truyện ngắn Đời thừa, ông cho rằng một tác phẩm có giá trị “phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình

.... Nó làm cho người gần người hơn”. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?

Với đề bài này, học sinh phải huy động nguồn kiến thức lý luận văn học, cụ thể là những hiểu biết về lòng nhân đạo, tính hiện thực trong nguyên tắc phản ánh của văn chương. Bên cạnh nội dung cơ bản những kiến thức lý luận văn học mà

học sinh trình bày trực tiếp thì hai nguồn kiến thức văn học sử, tác phẩm văn học

cụ thể sẽ được học sinh kết hợp để bài viết thêm sâu sắc phong phú. Những hiểu

biết về cuộc đời của nhà văn, ý thức nghề nghiệp về thiên chức người cầm bút

của tác giả Nam Cao có tác dụng làm sáng tỏ, bổ sung giữa cuộc đời thực với văn chương nhằm tăng thêm sức thuyết phục của bài làm và nâng cao tính thực tiễn của lý thuyết lý luận văn học. Trong quá trình viết bài, học sinh khéo léo kết hợp việc phân tích mối quan hệ giữa tính nhân đạo và tính hiện thực qua một số tác phẩm của Nam Cao: Đời thừa, Trăng sáng, Sống mòn và qua một số tác phẩm khác của các nhà văn khác như: Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

Khi huy động kiến thức vào bài viết, học sinh phải sử dụng nhiều đến trí

nhớ. Một đặc tính của trí nhớ các em cần nắm được là khi ta cần đến nó thì nó không đến, không sao nhớ ra được, khi không cần thì nó lại có mặt, hiển hiện rõ ràng trong trí óc của chúng ta, lại có khi nó xuất hiện rất nhanh nhưng vì chủ quan không ghi lại, nó lại biến mất mà sau này cố nhớ mà không sao nhớ lại

khi bắt đầu đọc đề bài cho đến khi bắt đầu làm dàn ý nếu bắt gặp nguồn kiến thức nào trong trí nhớ phù hợp với nội dung yêu cầu của đề bài thì hãy ghi ngay vào giấy. Công việc ghi chép lúc này có thể còn lộn xộn, chưa thành câu cú nhưng là cần thiết để tránh kiến thức chạy trốn mà ta không bắt lại được. Khi nguồn kiến thức đã được huy động đầy đủ, tương xứng với yêu cầu cần giải quyết thì tiến hành sắp xếp, chọn lọc, hệ thống hoá kiến thức theo từng luận

điểm lớn nhỏ sao cho các luận điểm có tính logic với nhau và cùng định hướng

vào đúng một yêu cầu nhất định của luận đề. Chúng ta cùng đến với quá trình vận dụng trí nhớ tìm dẫn chứng để chứng minh cho các khía cạnh khác nhau của luận đề qua đề bài sau: Có ý kiến cho rằng: “Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm, là cây bút đả kích sắc sảo, táo tợn đầy cá tính, là một hiện tượng đặc biệt của thơ ca trung đại Việt Nam, nhưng trước hết, Hồ Xuân Hương là nhà thơ của phụ nữ”. Hãy làm sáng tỏ nhận định đó. Luận đề cần làm rõ của đề văn này là: Hồ Xuân Hương: nhà thơ của phụ nữ.

Quá trình tìm ý, và tìm dẫn chứng có thể là như sau:

- Cảm thông với nỗi khổ làm lẽ (Lấy chồng chung)

- Ngợi ca vẻ đẹp thanh tân (Đề tranh tố nữ, Thiếu nữ ngủ ngày)

- Bênh vực tình yêu (Không chồng mà chửa)

- Ca ngợi phẩm chất người phụ nữ (Bánh trôi nước)

- Khát vọng một tình yêu chân thành (Mời trầu)

- Khát vọng hạnh phúc đời thường (Tự tình II)

- Thông cảm với những người phụ nữ goá chồng (Dỗ người đàn bà khóc

chồng)

- Tài năng người phụ nữ (Đề đền Sầm Nghi Đống)

Sau khi tìm ý và tìm dẫn chứng, học sinh tiến hành sắp xếp các ý theo một hệ thống hợp lý, logic như sau:

a) Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói ca ngợi vẻ đẹp và tài năng của người phụ nữ.

- Ca ngợi vẻ đẹp thanh tân.

Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh

(Đề tranh tố nữ)

Lược trúc lỏng cài trên mái tóc Yếm đào trễ xuống dưới nương long Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm Một lạch đào nguyên suối chửa thông

-Thiếu nữ ngủ ngày-

- Ca ngợi phẩm chất kiên trinh, trong sạch.

... Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son

(Bánh trôi nước)

- Ca ngợi tài năng, trí tuệ của người phụ nữ:

…Ví đây đổi phận làm trai được, Thì sự anh hùng há bấy nhiêu

(Đề đền Sầm Nghi Đống)

b) Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói của khát vọng tình yêu và hạnh phúc

của người phụ nữ.

- Khát vọng một tình yêu chân thành.

…Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá bạc như vôi

(Mời trầu)

- Khát vọng về hạnh phúc đời thường.

Mõ thảm không khua mà cũng cốc. Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om? Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ, Sau giận vì duyên để mõm mòm, Tài tử văn nhân ai đó tá?

Thân này đâu đã chịu già tom!

c) Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói cảm thông, bênh vực cho số phận bất hạnh của người phụ nữ:

- Thông cảm với thân phận làm lẽ của người phụ nữ.

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng, ... Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm,

Cầm bằng làm mướn, mướn không công

(Lấy chồng chung)

- Thông cảm với những người goá chồng

…Văng vẳng tai nghe tiếng khóc chồng Nín đi kẻo thẹn với non sông

(Dỗ người đàn bà khóc chồng)

- Bênh vực một tình yêuvượtra ngoài lễ giáo phong kiến.

Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa? Mảnh tình một khối thiếp xin mang Quản bao miệng thế lời chênh lệch, Không có, nhưng mà có mới ngoan

-Không chồng mà chửa-

Trước mỗi bài làm, công việc lập ý là quan trọng, có ý nghĩa tới chất lượng của bài viết. Đối với học sinh, giai đoạn lập ý tương ứng với công đoạn huy động kiến thức vì các ý trong bài làm của các em chủ yếu là lấy từ những kiến thức của thầy cô giảng ở trên lớp và từ sách. Như phần trên đã nói, với mỗi một đề bài thuộc những nhóm đề bài khác nhau việc vận dụng ba loại kiến thức văn học cũng ở mức độ khác nhau. Từ đây dẫn đến cách huy động kiến thức cho mỗi nhóm đề cũng có những nét riêng. Nắm được những điểm đặc trưng của mỗi nhóm đề sẽ giúp cho học sinh có định hướng và làm chủ trong cách huy động kiến thức của mình.

Với việc lập ý cho đề nghị luận về văn học sử, học sinh cần hiểu nội dung một bài khái quát văn học sử có thể là bài khái quát về một giai đoạn văn học, bài khái quát về một tác phẩm văn học, bài khái quát về một tác gia văn học luôn cung cấp cho ta những thông tin cơ bản, tổng quát về những vấn đề đó nên khi

lập ý cho đề bài NLVH sử cần đặt yêu cầu của đề vào từng loại khái quát khác nhau để có cách lập ý chuẩn xác. Một đề bài NLVH với nội dung văn học sử về một giai đoạn văn học, học sinh phải huy động kiến thức theo những yêu cầu nội dung sau: Quá trình hình thành và phát triển của giai đoạn văn học này trong bối

cảnh phát triển qua mấy thời kỳ? Giai đoạn văn học ấy có sự phân chia thành

những khuynh hướng sáng tác văn học khác nhau không? Có những tác giả, tác phẩm nào tiêu biểu? Những thành công và hạn chế của giai đoạn văn học đó và sự đóng góp cho nền văn học dân tộc.

Đối với một đề kiểm tra kiến thức văn học sử về một tác giả văn học, học sinh huy động kiến thức theo hướng: Quan điểm nghệ thuật của nhà văn là gì, thể hiện qua cuộc đời cầm bút như thế nào? Sự nghiệp sáng tác của nhà văn trải

Một phần của tài liệu những biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức văn học của học sinh vào làm văn nghị luận văn học ở trường thpt (Trang 78 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)