bài.
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã viết trong cuốn “Muốn viết được bài văn hay”: so sánh trong văn học có thể tồn tại như một kiểu bài nghị luận, và nó tương đương với kiểu bài chứng minh, giải thích, phân tích, bình luận. Hoặc so sánh văn học được xem như một biện pháp tu từ để tạo hình ảnh cho câu văn trong bài viết. Nhưng ở đây, người viết muốn giới hạn và khu biệt so sánh văn học là một thao tác tư duy logic, là một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài NLVH. Vận dụng kỹ năng so sánh trong bài văn NLVH chính là để
phát huy khả năng vận dụng linh hoạt kiến thức văn học trong mỗi bài làm văn
NLVH của các em học sinh.
So sánh là một thao tác của tư duy logic giúp con người trong quá trình nhận thức thế giới khách quan phát hiện ra những cái mới, cái khác biệt, cái chung và cái riêng. Đối với mỗi bài văn NLVH, so sánh là để thấy chỗ giống nhau, chỗ khác nhau nhằm tìm ra những nét riêng, nét độc đáo, sáng tạo, những đóng góp cụ thể của nhà văn để thấy đâu là mặt kế thừa, truyền thống đâu là mặt đổi mới của tác phẩm. Ngoài ra thao tác tư duy so sánh còn giúp phát hiện những quy luật chung giữa các tác phẩm, các tác giả hoặc các giai đoạn văn học. Việc
rút ra những quy luật chung giúp nhận thức của con người về một vấn đề, một
nội dung văn học đượcvững vàng và sâu sắc hơn.
Sử dụng thao tác tư duy logic so sánh trong bài làm văn NLVH có thể ở nhiều mức độ khác nhau: So sánh hai nền văn học, hai giai đoạn văn học, hai thời kỳ văn học, giữa các tác giả, các khuynh hướng sáng tác, giữa các tác phẩm, giữa các chi tiết hình ảnh nghệ thuật .… Sử dụng thao tác so sánh văn học thường xuyên có tác dụng rất lớn trong việc làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận. Chúng ta có thể đến với một số cấp độ so sánh thường gặp trong khi làm bài văn NLVH như sau:
-Cấp độ đề tài.
So sánh ở cấp độ đề tài tỏ ra rất đắc dụng. Đối với văn chương điều quan trọng không phải là đề tài mà cách xử lý đề tài của mỗi tác giả. Qua việc xử lý đề
tài của tác giả, người đọc có thể hiểu được đặc điểm phong cách nghệ thuật,
quan niệm nghệ thuật, lý tưởng sáng tác của nhà văn hoặc nhận ra sự biến
chuyển ở một nhà văn qua những giai đoạn sáng tác khác nhau.
Nói đến Nguyễn Tuân, bạn đọc chúng ta nhớ ngay đến một chân dung cuộc đời, văn học rất đỗi tài hoa, độc đáo. Đối với Nguyễn Tuân cái đẹp sẽ là nguồn cảm hứng vô tận. Tất cả những sáng tác của Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng, chúng ta đều nhận ra đối tượng miêu tả của ông là cái đẹp mà ông
say mê hướng tới. Từ những hiểu biết rất khái quát về đặc điểm phong cách nghệ
thuật của Nguyễn Tuân có thể là một gợi ý cho học sinh khi phải làm một đề văn NLVH như sau: Phân tích vẻ đẹp nhân vật người lái đò trong “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân. Sau khi học sinh phân tích vẻ đẹp nhân vật người lái đò, để bài văn của mình thêm sâu sắc và có những phát hiện mới mẻ, học sinh nên so sánh vẻ đẹp của nhân vật ông lái đò với nhân vật Huân Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù để thấy được sự thống nhất và khác biệt trong cách nhìn về con người của Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng tháng Tám. Học sinh sẽ chỉ ra tính thống nhất và sự khác biệt trong quan niệm nghệ thuật về con người cả trước và sau cách mạng trong sáng tác của Nguyễn Tuân. Tính thống nhất trong việc lựa chọn những con người tài hoa, uyên bác; Những con người đứng vững, làm chủ
hoàn cảnh. Sự khác biệt trong cách tiếp cận cái vẻ đẹp của nhân vật giữa giai đoạn trước và sau cách mạng: Trước cách mạng, Nguyễn Tuân hướng về những nhân vật con người siêu việt, hiếm hoi, những tính cách phi thường, tìm những hình ảnh trong quá khứ còn “vang bóng một thời”. Sau cách mạng ông nhìn thấy vẻ đẹp của con người trong cuộc sống thường nhật, những con người lao động rất đỗi bình thường; Trước cách mạng, Nguyễn Tuân nhìn cái đẹp dưới con mắt của
một “cái tôi” tài tử, bế tắc, nổi loạn, “lạc loài” thì sau cách mạng ông vẫn nhìn
đời bằng “cái tôi”, nhưng là con mắt của “cái tôi trữ tình” đầy tính chất hào hoa
nghệ sĩ. Vì thế mà ông hướng tới những cái đẹp rộng hơn: Cái đẹp của cuộc đời, nhìn cái đẹp dưới góc độ xã hội. Bằng thao tác so sánh mở rộng như trên, học sinh sẽ thể hiện được sự hiểu biết sâu sắc kiến thức tác phẩm chắc chắn của mình trong quá trình viết bài.
- Cấp độ tác phẩm
So sánh ở cấp độ tác phẩm thường là để thấy sự kế thừa, cách tân, nét độc đáo hay phát hiện ra một quy luật chung giữa những tác phẩm cùng thời hoặc khác thời, giữa các tác giả khác nhau hay trong cùng một tác giả.
Tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh được viết bằng phong cách nghệ thuật tương đối ổn định. Trong mỗi bài thơ đều là sự hoà điệu giữa cái tôi
cổ điển và cái tôi hiện đại, giữa cái tôi thi sĩ và cái tôi chiến sĩ, không gian, thời
gian luôn luôn vận động theo quy luật từ bóng tối đến ánh sáng .… Chính vì vậy, khi làm bài văn NLVH về bất kỳ một bài thơ nào trong tập Nhật ký trong tù của Bác, học sinh nên liên hệ, so sánh đến một vài tác phẩm khác trong tập Nhật ký trong tù để tăng thêm sức thuyết phục cho bài văn nghị luận của mình. Khi phải phân tích một trong ba bài thơ ở sách giáo khoa “Chiều tối”, “Giải đi sớm”, “Cảnh chiều hôm” của Bác, học sinh sẽ so sánh các tác phẩm với nhau để có thể đi đến một kết luận, không gian và thời gian trong thơ Bác luôn vận động theo quy luật đi lên của vạn vật và con người, tất cả đều hướng về ánh sáng , hướng về tương lai.
Chiều tối
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không; Cô em xóm núi say ngô tối,
Xây hết, lò than đã rực hồng
Giải đi sớm
I
Gà gáy một lần đêm chửa tan,
Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn; Người đi cất bước trên đường thẳm Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn
II
Phương đông màu trắng chuyển sang hồng, Bống tối đêm tàn, sớm sạch không;
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,
Người đi, thi hững bỗng thêm nồng.
Đặc biệt tất cả những không gian chuyển động này gắn với những câu sau đều thể hiện một quan niệm sống lạc quan, một niềm tin vững chắc vào tương lai tươi đẹp của Bác.
- Cấp độ hình ảnh
Đã nói đến nghệ thuật là nói đến cái mới, lạ, khác biệt trong sáng tạo. Văn chương cũng là một nghệ thuật. Chất liệu để xây dựng nên những tác phẩm nghệ
thuật văn chương có thể là cũ nhưng nhất thiết phải gói gém trong đó một nội
dung mới dù chỉ là một hình ảnh. Do đó, so sánh ở cấp độ hình ảnh khi làm bài văn NLVH là để thấy được sự phong phú, cái độc đáo trong cùng một hình ảnh theo những cách diễn đạt khác nhau của mỗi nhà văn nhà thơ.
Cùng sử dụng hình ảnh vầng trăng để chỉ nỗi buồn của sự chia ly nhưng
giữa hai nhà thơ lại bộc lộ một cảm nhận riêng về vầng trăng. Ngày xưa, Trương
Cửu Linh, một nhà thơ Đường viết: “Nhớ chàng như mảnh trăng đầy, Đêm đêm
vầng sáng hao gầy đêm đêm… là để diễn tả sự trông đợi hao mòn, hao khuyết Không gian chứa đầy sự vận động: Chim bay, mây trôi
Không gian trong sự chuyển động của trăng sao
Không gian trong sự
vận động của màu
sắc, thời gian, không gian
cùng với vầng trăng của người thiếu phụ. Còn Nguyễn Du trong truyện Kiều viết:
…Vầng trăng ai xẻ làm đôi. Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường… thì chỉ ra cái nghịch lý của trăng trong nỗi cô đơn. Trăng vẫn đấy, trăng vẫn đầy nhưng là với những kẻ không cô đơn. Còn với Thúc Sinh và Thúy Kiều cho dù mỗi đầu xa cách họ vẫn thấy trăng nhưng vầng trăng bên họ chỉ có một nửa mà thôi, một nửa
trăng khuyết. Vầng trăng chỉ tròn đầykhi không xacách, khi nào sum họp.
Bằng hình thức so sánh như trên người đọc nhận ra lối liên tưởng trong hai câu thơ của Nguyễn Du rất gần gũi với lối tư duy thơ hiện đại và hơn thế nữa chúng ta cảm nhận được ngòi bút nhân văn của Nguyễn Du đối với con người
sâu sắc biết bao nhiêu!
Ngoài những cấp độ so sánh ở trên, trong khi làm bài văn NLVH các em có thể so sánh trên nhiều phương diện mà thực tế ở mỗi đề văn sẽ chỉ ra cụ thể. Đề văn có thể yêu cầu so sánh giữa hai nội dung hiện thực, hai nội dung nhân
đạo trong haitác phẩm khác nhau.
Đến đây chúng ta có thể khẳng định, bất kỳ ai, muốn viết được văn sinh động, phong phú và có sức thuyết phục thì không thể bỏ qua thao tác so sánh. So sánh là để đưa ra những kết luận, đánh giá quá trình nhận thức của người viết và
còn là rèn luyện năng lực tư duy và năng lực cảm thụ, phát hiện những vẻ đẹp
văn chương. Nhưng để có thể liên hệ so sánh trong bài viết của mình, học sinh phải có vốn tri thức rất rộng về văn chương. Vốn hiểu biết văn chương phong phú chính là nguồn nguyên liệu để người viết thiết kế những công trình so sánh văn học trong bài làm của mình. So sánh là một biện pháp cần thiết quan trọng trong bài văn NLVH. Qua so sánh, vấn đề nghị luận được làm sáng tỏ một cách nhanh chóng.