5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3.3. Các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá
Cần làm tốt hơn công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá ở Khu DTSQ Cần Giờ - TP.HCM trong thời gian tới. Ngoài việc cấm và hạn chế khai thác những loài cá quý hiếm, những loài cá đang suy giảm trầm trọng, địa phương cần có kế hoạch phát triển hợp lí nguồn lợi cá để giảm áp lực khai thác cá tự nhiên. Sau đây là một số biện pháp đề xuất nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá ở Khu DTSQ Cần Giờ:
* Quản lí khai thác nguồn lợi
- Xây dựng các quy định về khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá của huyện Cần Giờ - TP.HCM.
- Thực hiện và giám sát chặt chẽ các quy định đặt ra.
- Xử lí nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm như đánh bắt các loài cá bị cấm hoặc khai thác quá mức quy định những loài cá đang bị suy giảm trầm trọng; khai thác cá bột, cá con, cá bố mẹ trong thời kì sinh sản đối với những loài cá tự nhiên.
- Quy định cụ thể những loại ngư cụ được phép khai thác, tần suất khai thác.
- Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt cá mang tính chất hủy diệt như dùng mìn, bả độc, chích điện, lưới mắt nhỏ, lưới cào, lưới quét,...
* Quy hoạch quản lí
Khảo sát và xây dựng dự án bảo tồn cá ở Khu DTSQ Cần Giờ để bảo tồn nguồn cá quý hiếm, có nhiều giá trị về kinh tế, làm cảnh và nuôi trồng thủy sản.
* Phát triển nguồn lợi
Phát triển nguồn lợi cá nuôi: cho phép người dân được nuôi cá lồng bè ở trên những vùng ven bờ phù hợp để tăng nguồn lợi, giảm áp lực đánh bắt các loài cá tự nhiên nhưng cần tính toán một cách hợp lí và quản lí chặt chẽ để tránh tình trạng người dân nuôi tự phát như hiện nay sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, gây hại cho các loài cá tự nhiên.
Nghiên cứu, gây tạo những loài cá tự nhiên có giá trị về mặt thực phẩm, làm cảnh, phòng dịch, xuất khẩu,… nhưng có số lượng quá ít hoặc không còn tồn tại để thả trở lại lưu vực sông nhằm phục hồi quần thể cá tự nhiên đang trở nên hiếm hoi.
Cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hộ dân tham gia phát triển bền vững nguồn lợi cá ở đại phương; tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho ngư dân trong vùng để họ không tạo nhiều áp lực lên khu hệ cá.
Các cơ quan chức năng huyện cần có biện pháp tuyên truyền và xử lí thật nghiêm đối với những người dân cố tình nuôi cá bè trái phép; canh tác và xả nước thải sinh hoạt, công nghiệp vào các lưu vực sông; khai thác cát trái phép; chặt phá rừng đầu nguồn. Có như thế mới đảm bảo an toàn cho công tác thủy lợi, bảo vệ được các loài thủy sinh vật nói chung và cá nói riêng.
* Tuyên truyền, vận động
Tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân hiểu phải biết bảo vệ khu hệ cá để phát triển bền vững nhằm phục vụ lại lợi ích trực tiếp cho họ sống bằng nghề đánh bắt cá. Cần phải làm thế nào để người dân thấy được không vì lợi ích trước mắt mà khai thác kiệt quệ nguồn lợi cá cảnh ngoài tự nhiên nhằm mục đích xuất khẩu. Hậu quả là ngày nay không còn những nguồn cá đó để khai thác nữa.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
1. Về thành phần loài:
− Khu DTSQ Cần Giờ thu được 684 mẫu cá với 164 loài, xếp trong 127 giống, 71 họ, 18 bộ. Trong đó, đề tài bổ sung cho khu hệ 67 loài, 44 giống, 21 họ và 4 bộ mới, nhưng lại có đến 118 loài, 53 giống, 12 họ và 6 bộ, không thu được mẫu; phát hiện 6 loài cá ghi trong Sách Đỏ Việt Nam.
− Kết quả tổng hợp cho thấy, số loài cá ở Khu DTSQ Cần Giờ hiện nay lên đến 282 loài, thuộc 180 giống, 83 họ và 24 bộ.
− Trong số 164 loài, có 62,57% tổng số loài cá ở Khu DTSQ Cần Giờ có độ thường gặp ít, rất ít và không gặp; chỉ có trên 37,42% số loài có độ thường gặp rất nhiều và nhiều.
− Khu hệ cá ở Khu DTSQ Cần Giờ có quan hệ khác nhau với khu hệ cá Vũng Tàu và khu hệ cá sông Sài Gòn.
2. Về đặc điểm phân bố: Yếu tố mùa không ảnh hưởng nhiều đến sự phân bố của các loài cá nhưng có ảnh hưởng lớn đến số lượng cá thể. Trong số 164 loài, có 43 loài di cư. Số lượng cá thể của đa số các loài cá thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa. Chất lượng nước và độ mặn tác động rất lớn đến sự phân bố thành phần loài cũng như số lượng loài cá ở các loại hình thủy vực ở Khu DTSQ Cần Giờ.
3. Về tình hình nguồn lợi: Trong tổng số 164 loài cá ở Khu DTSQ Cần Giờ thì có 31 loài cá kinh tế, 16 loài làm cảnh. Trong 6 nguyên nhân gây suy giảm nguồn lợi cá ở Khu DTSQ Cần Giờ cần đặc biệt lưu ý đến nguyên nhân khai thác quá mức. Trong 5 nhóm biện pháp khai thác hợp lí, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi cá ở nơi đây, trong thời gian tới cần tập trung mạnh vào nhóm phát triển nguồn lợi và tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức bảo vệ cá cho người dân.
KIẾN NGHỊ
1. Cần tiếp tục nghiên cứu để xây dựng hoàn chỉnh hơn về cơ sở dữ liệu các loài cá ở Khu DTSQ Cần Giờ - TP.HCM. Tăng cường nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, quy trình nhân nuôi của những loài cá có giá trị cao trong các loài làm thực phẩm, làm cảnh, phòng dịch, làm thuốc và các loài quý hiếm nhằm sử dụng hợp lí,
bảo tồn, phát triển bền vững và đồng thời giảm áp lực khai thác cá tự nhiên ở nơi đây.
2. Cấm đánh bắt tuyệt đối 6 loài cá có trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) ở Khu DTSQ Cần Giờ - TP.HCM để tránh những loài cá này bị tuyệt chủng trong tự nhiên ở KVNC này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam, Phần I: Động vật, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, tr. 5-10, tr. 21-27, tr. 277-372, 515 tr.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), “QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt”, Quyết định ban hành Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường, Số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiệu lực từ ngày 15/01/2009, tr. 3-8, 44 tr.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), “QCVN 38:2011/BTNMT - Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh”, Thông tư quy định Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường, Số 43/2011/TT-BTNMT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, 8 tr.
4. Bộ Thủy sản (1996), Nguồn lợi thủy sản Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 616 tr. 5. Chi cục Thống kê huyện Cần Giờ (2005), Niên giám thống kê huyện Cần Giờ năm
2000 - 2005, UBND huyện Cần Giờ, TP.HCM, tr. 7-9.
6. Chi cục Thống kê huyện Cần Giờ (2011), Niên giám thống kê huyện Cần Giờ năm 2005 - 2010, UBND huyện Cần Giờ, TP.HCM, 31 tr.
7. Nguyễn Hữu Dực (2011), Danh sách thành phần loài cá và các điểm thu mẫu ở Khu Dự trữ Sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ - TP.HCM, Báo cáo tổng kết Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 13 tr.
8. Thái Thanh Dương (2001), Một số loài cá biển thường gặp ở Việt Nam, Nxb Trung tâm Thông tin Khoa học Kĩ thuật & Kinh tế Thủy sản, Hà Nội, 195 tr.
9. Hoàng Đức Đạt, Lê Ngọc Bích (1990), “Thành phần loài cá hồ chứa Trị An (Đồng Nai) và tình hình nghề cá ở đây”, Báo cáo khoa học, Trung tâm Sinh thái và Trung tâm Nhiệt đới Việt - Xô, TP.HCM, tr. 2-12.
10. Hoàng Đức Đạt (2001), “Về thành phần các loài cá ở Bàu Sấu vườn Quốc gia Cát Tiên”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1999 - 2000), Viện Sinh học Nhiệt đới, Nxb Nông nghiệp, tr. 375-376.
11. Hoàng Đức Đạt, Thái Ngọc Trí (2001), “Khảo sát ngư loại và tình hình nghề cá ở sông Đồng Nai trên đoạn thuộc vùng quy hoạch xây dựng thủy điện Đồng Nai3 và Đồng Nai4”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1999 - 2000), Viện Sinh học Nhiệt đới, Nxb Nông nghiệp, tr. 377-380.
12. Hoàng Đức Đạt, Thái Ngọc Trí (2001), “Xây dựng bộ mẫu các loài cá nước ngọt ở các tỉnh phía Nam Việt Nam”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1999 - 2000), Viện Sinh học Nhiệt đới, Nxb Nông nghiệp, tr. 381-383.
13. Hoàng Đức Đạt, Thái Ngọc Trí (2001), “Khu hệ cá và nghề cá ở Đồng Tháp Mười”,
Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1999 - 2000), Viện Sinh học Nhiệt đới, Nxb Nông nghiệp, tr. 390-395.
14. Hoàng Đức Đạt, Thái Ngọc Trí (2001), “Danh lục về các loài cá nước ngọt thuộc các vùng nghiên cứu: Đồng Tháp Mười, sông Đồng Nai, Khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc - huyện Cát Tiên - tỉnh Lâm Đồng, Bàu Sấu vườn Quốc gia Cát Tiên”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1999 - 2000), Viện Sinh học Nhiệt đới, Nxb Nông nghiệp, tr. 396-405.
15. Hoàng Đức Đạt, Nguyễn Xuân Thư, Thái Ngọc Trí, Nguyễn Xuân Đồng (2008), “Đa dạng sinh học khu hệ cá đồng bằng sông Cửu Long”, Kỉ yếu hội nghị khoa học và công nghệ 2007, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, tr. 577-582.
16. Trần Đắc Định, Shibukawa Koichi, Nguyễn Thanh Phương, Hà Phước Hùng, Trần Xuân Lợi, Mai Văn Hiếu, Utsugi Kenzo (2013), Mô tả định loại cá đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam, Nxb Đại học Cần Thơ, 174 tr.
17. Nguyễn Xuân Đồng, Thái Ngọc Trí, Hoàng Đức Đạt (2009), “Điều tra, đánh giá về thành phần loài cá khu vực Búng Bình Thiên, huyện An Phú, tỉnh An Giang”, Tạp chí Kinh tế Sinh thái, (29), tr. 16-24.
18. Nguyễn Xuân Đồng, Hoàng Đức Đạt (2009), “Thành phần các loài cá có tiềm năng làm cá cảnh ở các thủy vực nội địa các tỉnh Nam Bộ”, Tạp chí Kinh tế Sinh thái, (33), tr. 61- 70.
19. Nguyễn Xuân Đồng (2011), Khảo sát và xây dựng cơ sở dữ liệu về khu hệ cá ở các vùng nước nội địa TP.HCM, Viện Sinh học Nhiệt đới TP.HCM, tr. 29-36.
20. Nguyễn Văn Hảo (chủ biên), Ngô Sỹ Vân (2001), Cá nước ngọt Việt Nam, Họ cá Chép (Cyprinidae), Tập I,Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 622 tr.
21. Nguyễn Văn Hảo (2005), Cá nước ngọt Việt Nam, Lớp cá Sụn và bốn liên bộ của nhóm cá Xương (liên bộ cá Thát lát, liên bộ cá dạng Trích, tổng bộ cá dạng Cháo và liên bộ cá dạng Chép), Tập II, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 760 tr.
22. Nguyễn Văn Hảo (2005), Cá nước ngọt Việt Nam, Ba liên bộ của lớp cá Xương (liên bộ cá dạng Mang ếch, liên bộ cá dạng Suốt và liên bộ cá dạng Vược), Tập III, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 759 tr.
23. Hội Khoa học Kĩ thuật Lâm nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (2006), Khôi phục và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh (1978 - 2000) - Rehabiliatation And Sustainable Development Of Can Gio Mangrove Ecosystem In Ho Chi Minh City - Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ năm 2005, Nxb Nông nghiệp TP.HCM, 135 tr.
24. Nguyễn Khắc Hường (1991), Cá biển Việt Nam (Ganoidomorpha, Clupeomorpha), Tập II, Quyển 1,Nxb Khoa học và Kĩ thuật, TP.HCM, 181 tr.
25. Nguyễn Khắc Hường, Nguyễn Nhật Thi (1992), Cá biển Việt Nam (Amphioxi, Chondrichthyes), Tập I, Nxb Khoa học và Kĩ thuật, TP.HCM, 196 tr.
26. Nguyễn Khắc Hường (1993), Cá biển Việt Nam (Anguillomorpha, Cyprinomorpha, Atherinomorpha), Tập II, Quyển 2, Nxb Khoa học và Kĩ thuật, TP.HCM, 176 tr.
27. Nguyễn Khắc Hường (1993), Cá biển Việt Nam (Parapercomorpha, Percomorpha), Tập II, Quyển 3,Nxb Khoa học và Kĩ thuật, TP.HCM, tr. 79-91.
28. Nguyễn Khắc Hường, Trương Sỹ Kỳ (2007), Động vật chí Việt Nam, Cá biển (Beloniformes, Cyprinodontiformes, Atheriniformes, Salmonitiformes, Gadiformes, Lampridiformes, Zeiformes, Beryciformes, Mugiliformes, Pegasiformes, Lophiiformes, Syngnathiformes), Tập 20, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 327 tr. 29. Vương Dĩ Khang (1958), Ngư loại - Phân loại học, Nguyễn Bá Mão dịch, Nxb Nông
thôn (1963), Hà Nội, 844 tr.
30. Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương (1993), Định loại cá nước ngọt vùng đồng bằng sông Cửu Long, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ, 361 tr.
31. Lê Văn Khoa (2007), Đánh giá tác động của hoạt động nuôi tôm đến chất lượng nước và thủy sinh vật của sông rạch huyện Cần Giờ - TP.HCM, Báo cáo tổng kết Đề tài Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, tr. 25-34.
32. Nguyễn Văn Lục, Lê Thị Thu Thảo, Nguyễn Phi Uy Vũ (2007), Động vật chí Việt Nam, Cá biển: Bộ cá Vược - Perciformes (Carangidae, Mullidae, Chaetodontidae, Labridae, Scombridae), Tập 19, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 315 tr. 33.Nguyễn Hồng Nhung, Nguyễn Hữu Dực (2005), “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá nội địa thuộc địa phận tỉnh Cà Mau”, Tạp chí Khoa học, các Khoa học Tự nhiên, ISSN 0868-3719, 2005(1), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr. 119-125.
34.Đỗ Thị Như Nhung (2007), Động vật chí Việt Nam, Cá biển (bộ cá Vược - Perciformes: Percoidei, Acanthuroidei), Tập 17,Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 391 tr.
35.Tôn Thất Pháp và cộng sự (2009), Đa dạng sinh học ở phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế (những loài cá thường gặp), Nxb Đại học Huế, tr. 125-214.
36. Nguyễn Hữu Phụng (2001), Động vật chí Việt Nam, Cá biển, Bộ cá Cháo biển (Elopiformes), Bộ cá Chình (Anguilliformes), Bộ cá Trích (Clupeiformes), Bộ cá Sữa (Gonorynchiformes), Tập 10, Nxb Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, 330 tr.
37. Pravdin I. F. (1961), Hướng dẫn nghiên cứu cá (chủ yếu cá nước ngọt),Phạm Thị Minh Giang dịch, Nxb Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội (1973), 278 tr.
38. Shih-chieh Shen và cộng sự (1993), Cá của Đài Loan, 2 tập, Nxb Trường Đại học Công lập Đài Loan, 790 tr. (tiếng Trung).
39. Tống Xuân Tám, Phạm Văn Ngọt, Nguyễn Thị Hà (2012), “Góp phần nghiên cứu về đa dạng thành phần loài cá ở hệ sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ, TP.HCM”, Tạp chí Khoa học, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, ISSN 1859-3100, 40(74), Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, tr. 91-104.
40. Tống Xuân Tám (2012), Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm phân bố và tình hình nguồn lợi cá ở lưu vực sông Sài Gòn, Luận án tiến sĩ khoa học Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 156 tr., phụ lục 69 tr.
41. Tống Xuân Tám, Cao Hoài Đức (2013), “Xây dựng cơ sở dữ liệu về các loài cá biển ở Vũng Tàu”, Tạp chí Khoa học, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, ISSN 1859-3100, 51(2013), Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.
42. Nguyễn Nhật Thi (1991), Cá biển Việt Nam, Cá Xương vịnh Bắc Bộ, Nxb Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, 364 tr.
43. Nguyễn Nhật Thi (2000), Động vật chí Việt Nam, cá biển, phân bộ cá Bống
(Gobioidei), Tập 2, Nxb Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, 184 tr.
44. Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (1985), “Một số kết quả về điều tra ngư loại sông Đồng Nai”, Kết quả nghiên cứu khoa học kĩ thuật (1981-1985), 18(1), Nxb Nông nghiệp, TP.HCM, tr. 238-249.
45. Thái Ngọc Trí (2008) “Dẫn liệu về thành phần loài cá và hiện trạng nghề cá ở vùng hạ lưu cửa sông ven biển thuộc huyện Cần Giờ, TP.HCM”, Tuyển tập Báo cáo Khoa học tại Hội thảo toàn Quốc về Nuôi trồng Thủy sản của các Nhà khoa học Trẻ, Ngày 19/12/2008, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 85-94.
46. Thái Ngọc Trí (2010), “Điều tra hiện trạng khai thác nguồn lợi cá ở huyện Cần Giờ và bước đầu nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài cá Chìa vôi Proteracanthus sarissophorus Cantor, 1849”, Báo cáo tổng kết Đề tài Chương trình Vườm ươm Sáng tạo Khoa học và Công nghệ Trẻ, Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ trẻ, Sở