Thường gặp của các loài cá ở Khu DTSQ Cần Giờ

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở khu dự trữ sinh quyển cần giờ tp hồ chí minh (Trang 99)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.5.thường gặp của các loài cá ở Khu DTSQ Cần Giờ

Đề tài đánh giá mức độ thường gặp và sự biến động về thành phần, số lượng của các loài cá thông qua quá trình nghiên cứu trong nhiều năm của nhiều tác giả trước và qua

0 10 20 30 40 50 60 70 80 Ngọt Lợ Mặn Ngọt-Lợ Lợ-Mặn Ngọt-Lợ- Mặn Số loài

những đợt thu mẫu, điều tra và phỏng vấn trực tiếp với ngư dân của tác giả được thể hiện ở bảng 3.11 như sau:

Bảng 3.11. Mức độ thường gặp của các loài cá ở KVNC

Mức độ Số lượng loài Tỉ lệ (%) Ghi chú

Rất ít 42 25,61 Chiếm tỉ lệ cao

Ít 61 37,20 Chiếm tỉ lệ rất cao

Nhiều 43 26,22 Chiếm tỉ lệ thấp

Rất nhiều 18 10,98 Chiếm tỉ lệ rất thấp

TỔNG SỐ 164 100

Hình 3.7. Biểu đồ tỉ lệ % độ thường gặp của các loài cá ở Khu DTSQ Cần Giờ 3.2.6. So sánh mức độ gần gũi với các khu hệ cá khác

Để đánh giá mức độ gần gũi về thành phần loài giữa khu hệ cá ở hệ sinh thái RNM Cần Giờ với các khu hệ cá khác lân cận, đề tài tiến hành xem xét mối quan hệ về thành phần loài của khu vực nghiên cứu với khu hệ cá sông Sài Gòn [39] và khu hệ cá Vũng Tàu [41] (phụ lục 1).

Cụ thể, đề tài đánh giá mức độ gần gũi về thành phần loài các khu hệ cá theo chỉ số R của Stugren - Radulescu (bảng 3.12).

0 5 10 15 20 25 30 35 40 Rất ít Ít % Nhiều Rất nhiều

Bảng 3.12. So sánh mức độ gần gũi về thành phần loài với các khu hệ cá khác Khu hệ cá

Chỉ số tính Sông Sài Gòn Vũng Tàu

X 95 92

Y 195 70

Z 69 72

R 0,616 0,385

Qua phụ lục 1, bảng 3.12 và nhìn vào chỉ số R, đề tài kết luận:

Qua bước đầu nghiên cứu mức độ gần gũi về thành phần loài thì khu hệ cá ở Khu DTSQ Cần Giờ có quan hệ khác nhauvới khu hệ cá Vũng Tàu và khu hệ cá sông Sài Gòn. Điều này cho thấy hệ sinh thái thủy vực ở Khu DTSQ Cần Giờ khác với hệ sinh thái ở lưu vực sông Sài Gòn và Vũng Tàu.

3.3. Phát triển bền vững nguồn lợi cá ở khu DTSQ Cần Giờ

3.3.1. Tình hình khai thác nguồn lợi cá

Phần lớn cá ở Khu DTSQ Cần Giờ - TP.HCM có nguồn gốc tự nhiên, một số do thả nuôi. Nguồn lợi cá được người dân sử dụng làm thực phẩm hàng ngày, một số được xuất bán lên thành phố và các vùng lân cận. Đây là khu vực có nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao, được ưa chuộng và trở thành đặc sản trong vùng. Có thể kể một số loại như cá Lịch cu (Pisodonophis boro), cá Dứa (Pangasius polyuranodon), cát Ngát (Plotosus canius), cá Chẻm (Lates calcarifer), cá Mú (Epinephelus coioides), cá Chìa vôi (Proteracanthus sarissophorus),… Hiện nay, tình hình khai thác cá đã diễn ra quá mức, một số loài đã được Nhà nước đưa vào Sách Đỏ Việt Nam từ nhiều năm qua cấm đánh bắt trong mùa sinh sản nhưng số lượng đã giảm sút đáng kể và hầu như ngư dân rất hiếm gặp trong những lần đánh bắt. Từ đó đã ảnh hưởng lớn đến tính chất phong phú, độc đáo của vùng và ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái ở đây.

Qua thực tế đi thu mẫu, phỏng vấn ngư dân cho thấy trong mấy năm trở lại đây sản lượng cá đánh bắt đã giảm hẳn, có một số loài không gặp hoặc ít, hàng năm sản lượng cá đánh bắt giảm dần, số lượng cá lớn bắt được rất ít, hiện nay chỉ đánh bắt được những loài cá có kích thước vừa và nhỏ.

3.3.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn lợi cá

a) Khai thác cá quá mức

Do dân số tăng, đời sống kinh tế khó khăn, nhu cầu về thực phẩm của con người ngày càng lớn. Vì cuộc sống, người dân tham gia đánh bắt với cường độ ngày càng cao là khó tránh khỏi. Ngoài những công cụ đánh bắt thông dụng như lưới, cào, đơm, lờ,… người dân còn lén lút sử dụng các hình thức đánh bắt bị nghiêm cấm như dùng kích điện với các cường độ khác nhau, lưới mắt nhỏ để vét hết cá con, thả thuốc để cá ngợp và ngoi lên để bắt, thuốc nổ,… Đây là những hình thức đánh bắt mang tính hủy diệt cao, vì với cường độ đánh bắt cao cộng với ngư cụ tinh vi thì cá lớn, cá bé đều bị tận thu, cá nhỏ không thể sống, phát triển và sinh sản làm cho số lượng cá ngày càng bị giảm sút nghiêm trọng.

Nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao, thịt thơm ngon, được nhiều người dân ưa chuộng nên hoạt động đánh bắt chúng diễn ra hàng ngày.

b) Ô nhiễm môi trường nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh trưởng và phát triển của cá. Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là chất thải từ các nhà máy ven sông như nhà máy Vedan, khu Công nghiệp Hiệp Phước,… chất thải từ sinh hoạt của khu dân cư đô thị TP.HCM và nhân dân địa phương, rác hữu cơ từ diện tích rừng ngập mặn rộng lớn. Bên cạnh đó, các hoạt động khai thác dầu mỏ ngoài khơi, một lượng xăng dầu thải bỏ của các tàu thuyền đặc biệt tại các cầu cảng gây ô nhiễm nguồn nước. Nhìn chung, thông qua các số liệu và báo cáo, nguồn nước Cần Giờ vẫn đảm bảo cho đời sống thủy sinh vật nhưng ô nhiễm vẫn gia tăng và là một mối lo ngại nếu không được quản lí chặt chẽ.

c) Hoạt động nuôi trồng thủy sản

Năm 2012, diện tích nuôi thả thủy sản ở Cần Giờ là 6.660 ha, sản lượng đạt 20.529 tấn, kế hoạch năm 2013 sẽ tăng lên 23.203 tấn. Trong đó, các đối tượng được nuôi gồm nhuyễn thể (nghêu, sò, hàu, ốc hương), tôm (tôm sú, tôm thẻ), cá (cá mú, cá chim trắng, cá dứa, cá bông lau) và một số loài khác như cua, ghẹ, cá sấu,… Mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng việc tập trung nuôi trồng theo mục đích, hệ thống thủy lợi thì chưa phát triển để đáp ứng nhu cầu, có thể gây giảm chất lượng nước, việc xử lí nước thải ao, bè nuôi thủy sản không triệt để để thải ra kênh rạch, cửa sông hàng tấn thức ăn công nghiệp, dư lượng thuốc kháng sinh độc hại và nguồn dịch bệnh.

Theo Báo cáo tình hình hoạt động năm 2012 của UBND huyện Cần Giờ, đến tháng 11 năm 2012, qua kiểm tra, Ban Quản lí Rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm huyện đã phát hiện và xử lí 70 vụ, tăng 2 vụ so với cùng kì, trong đó: 43 vụ phá rừng, khai thác rừng trái phép, 27 vụ vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép, gây thiệt hại 29,127 ha cây rừng, 2,1 m3

gỗ, 2.240 m2 đất rừng và 2.072 kg địa sâm. Trong địa bàn rừng phòng hộ Cần Giờ (năm 2012) hiện có 324 đầm, bao chiếm diện tích mặt nước khoảng 3.083. Bờ bao đầm có khả năng ngăn cản trao đổi chất giữa trong và ngoài đầm [49], tu sửa đầm bằng phương tiện cơ giới trái phép có khả năng tàn phá rừng. Việc chặt phá rừng là nguyên nhân làm giảm lượng nước ở các sông suối, thu hẹp dòng chảy vào mùa khô, đồng thời tăng dòng chảy, độ đục vào mùa mưa đã làm đảo lộn vùng sinh thái cá, dẫn đến sự giảm sút của nhiều loài, đặc biệt là loài di cư vào rừng sinh sản.

e) Hoạt động nông nghiệp

Về trồng trọt, theo Báo cáo tình hình hoạt động năm 2012 của UBND huyện thì toàn huyện có 302 ha cây ăn trái chủ yếu là xoài, lúa mùa gieo trồng đạt 503,3 ha, trong đó có 101,6 ha lúa bị nhiễm các loại bệnh như rầy, vàng lùn - lùn xoắn lá, sâu đục thân, ốc bươu vàng,… Về chăn nuôi, tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện là 3.612 con/173 hộ chăn nuôi, gồm: heo ta 2.961 con/114 hộ, heo rừng lai 501 con/33 hộ, bò 54 con/15 hộ, dê 96 con/11 hộ. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện có 187 nhà nuôi chim yến với 142 nhà đang gây nuôi và 45 nhà nuôi có thu hoạch. Lượng phân bón cho nông nghiệp, hàm lượng chất hữu cơ, thuốc bải vệ thực vật hàng năm còn tồn đọng trong đất bao sẽ bị cuốn ra thủy vực khi vùng đất bán ngập bị thu hẹp. Chất thải của gia súc, gia cầm cũng phải được xử lí trước khi xả ra môi trường để giảm ô nhiễm nguồn nước.

f) Công tác quản lí và ý thức của người dân

Nhận thức về tấm quan trọng của khu hệ cá của dân cư còn thấp, vẫn còn các hành vi vi phạm gây hại đến rừng - môi trường, nguồn lợi thủy sản. Mặt khác, đời sống một bộ phận lớn người dân phụ thuộc nhiều vào nghề đánh bắt cá trên sông. Cần phải có những hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với những người cố tình vi phạm, triển khai các biện pháp tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản của chính người dân.

3.3.3. Các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá

Cần làm tốt hơn công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá ở Khu DTSQ Cần Giờ - TP.HCM trong thời gian tới. Ngoài việc cấm và hạn chế khai thác những loài cá quý hiếm, những loài cá đang suy giảm trầm trọng, địa phương cần có kế hoạch phát triển hợp lí nguồn lợi cá để giảm áp lực khai thác cá tự nhiên. Sau đây là một số biện pháp đề xuất nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá ở Khu DTSQ Cần Giờ:

* Quản lí khai thác nguồn lợi

- Xây dựng các quy định về khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá của huyện Cần Giờ - TP.HCM.

- Thực hiện và giám sát chặt chẽ các quy định đặt ra.

- Xử lí nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm như đánh bắt các loài cá bị cấm hoặc khai thác quá mức quy định những loài cá đang bị suy giảm trầm trọng; khai thác cá bột, cá con, cá bố mẹ trong thời kì sinh sản đối với những loài cá tự nhiên.

- Quy định cụ thể những loại ngư cụ được phép khai thác, tần suất khai thác.

- Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt cá mang tính chất hủy diệt như dùng mìn, bả độc, chích điện, lưới mắt nhỏ, lưới cào, lưới quét,...

* Quy hoạch quản lí

Khảo sát và xây dựng dự án bảo tồn cá ở Khu DTSQ Cần Giờ để bảo tồn nguồn cá quý hiếm, có nhiều giá trị về kinh tế, làm cảnh và nuôi trồng thủy sản.

* Phát triển nguồn lợi

Phát triển nguồn lợi cá nuôi: cho phép người dân được nuôi cá lồng bè ở trên những vùng ven bờ phù hợp để tăng nguồn lợi, giảm áp lực đánh bắt các loài cá tự nhiên nhưng cần tính toán một cách hợp lí và quản lí chặt chẽ để tránh tình trạng người dân nuôi tự phát như hiện nay sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, gây hại cho các loài cá tự nhiên.

Nghiên cứu, gây tạo những loài cá tự nhiên có giá trị về mặt thực phẩm, làm cảnh, phòng dịch, xuất khẩu,… nhưng có số lượng quá ít hoặc không còn tồn tại để thả trở lại lưu vực sông nhằm phục hồi quần thể cá tự nhiên đang trở nên hiếm hoi.

Cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hộ dân tham gia phát triển bền vững nguồn lợi cá ở đại phương; tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho ngư dân trong vùng để họ không tạo nhiều áp lực lên khu hệ cá.

Các cơ quan chức năng huyện cần có biện pháp tuyên truyền và xử lí thật nghiêm đối với những người dân cố tình nuôi cá bè trái phép; canh tác và xả nước thải sinh hoạt, công nghiệp vào các lưu vực sông; khai thác cát trái phép; chặt phá rừng đầu nguồn. Có như thế mới đảm bảo an toàn cho công tác thủy lợi, bảo vệ được các loài thủy sinh vật nói chung và cá nói riêng.

* Tuyên truyền, vận động

Tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân hiểu phải biết bảo vệ khu hệ cá để phát triển bền vững nhằm phục vụ lại lợi ích trực tiếp cho họ sống bằng nghề đánh bắt cá. Cần phải làm thế nào để người dân thấy được không vì lợi ích trước mắt mà khai thác kiệt quệ nguồn lợi cá cảnh ngoài tự nhiên nhằm mục đích xuất khẩu. Hậu quả là ngày nay không còn những nguồn cá đó để khai thác nữa.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

1. Về thành phần loài:

− Khu DTSQ Cần Giờ thu được 684 mẫu cá với 164 loài, xếp trong 127 giống, 71 họ, 18 bộ. Trong đó, đề tài bổ sung cho khu hệ 67 loài, 44 giống, 21 họ và 4 bộ mới, nhưng lại có đến 118 loài, 53 giống, 12 họ và 6 bộ, không thu được mẫu; phát hiện 6 loài cá ghi trong Sách Đỏ Việt Nam.

− Kết quả tổng hợp cho thấy, số loài cá ở Khu DTSQ Cần Giờ hiện nay lên đến 282 loài, thuộc 180 giống, 83 họ và 24 bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Trong số 164 loài, có 62,57% tổng số loài cá ở Khu DTSQ Cần Giờ có độ thường gặp ít, rất ít và không gặp; chỉ có trên 37,42% số loài có độ thường gặp rất nhiều và nhiều.

− Khu hệ cá ở Khu DTSQ Cần Giờ có quan hệ khác nhau với khu hệ cá Vũng Tàu và khu hệ cá sông Sài Gòn.

2. Về đặc điểm phân bố: Yếu tố mùa không ảnh hưởng nhiều đến sự phân bố của các loài cá nhưng có ảnh hưởng lớn đến số lượng cá thể. Trong số 164 loài, có 43 loài di cư. Số lượng cá thể của đa số các loài cá thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa. Chất lượng nước và độ mặn tác động rất lớn đến sự phân bố thành phần loài cũng như số lượng loài cá ở các loại hình thủy vực ở Khu DTSQ Cần Giờ.

3. Về tình hình nguồn lợi: Trong tổng số 164 loài cá ở Khu DTSQ Cần Giờ thì có 31 loài cá kinh tế, 16 loài làm cảnh. Trong 6 nguyên nhân gây suy giảm nguồn lợi cá ở Khu DTSQ Cần Giờ cần đặc biệt lưu ý đến nguyên nhân khai thác quá mức. Trong 5 nhóm biện pháp khai thác hợp lí, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi cá ở nơi đây, trong thời gian tới cần tập trung mạnh vào nhóm phát triển nguồn lợi và tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức bảo vệ cá cho người dân.

KIẾN NGHỊ

1. Cần tiếp tục nghiên cứu để xây dựng hoàn chỉnh hơn về cơ sở dữ liệu các loài cá ở Khu DTSQ Cần Giờ - TP.HCM. Tăng cường nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, quy trình nhân nuôi của những loài cá có giá trị cao trong các loài làm thực phẩm, làm cảnh, phòng dịch, làm thuốc và các loài quý hiếm nhằm sử dụng hợp lí,

bảo tồn, phát triển bền vững và đồng thời giảm áp lực khai thác cá tự nhiên ở nơi đây.

2. Cấm đánh bắt tuyệt đối 6 loài cá có trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) ở Khu DTSQ Cần Giờ - TP.HCM để tránh những loài cá này bị tuyệt chủng trong tự nhiên ở KVNC này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam, Phần I: Động vật, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, tr. 5-10, tr. 21-27, tr. 277-372, 515 tr.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), “QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt”, Quyết định ban hành Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường, Số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiệu lực từ ngày 15/01/2009, tr. 3-8, 44 tr.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), “QCVN 38:2011/BTNMT - Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh”, Thông tư quy định Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường, Số 43/2011/TT-BTNMT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, 8 tr.

4. Bộ Thủy sản (1996), Nguồn lợi thủy sản Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 616 tr.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở khu dự trữ sinh quyển cần giờ tp hồ chí minh (Trang 99)