Nhấp nhô bề mặt gia công

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa tuổi bền và chế độ cắt trong phay CNC (Trang 51 - 53)

6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.6 nhấp nhô bề mặt gia công

Chất lƣợng của chi tiết đƣợc đánh giá bằng những tiêu chuẩn về hình dạng hình học thực tế của bề mặt gia công, độ chính xác kích thƣớc và đặc tính cơ lý của lớp bề mặt.

Sai lệch so với bề mặt lý thuyết có hai loại: sai số đại quan và sai số tế vi. Độ nhấp nhô bề mặt là tập hợp những lồi lõm xét trên một diện tích hẹp của bề mặt và đƣợc đánh giá bằng chiều cao trung bình hoặc sai số bình phƣơng trung bình .

Thực tế đã chứng minh chất lƣợng bề mặt chi tiết gia công (chủ yếu là độ nhấp nhô và tính chất cơ lý) quyết định tính chất sử dụng của chi tiết bởi vì các chi tiết thƣờng bị hƣ hỏng từ lớp bề mặt và do đó phụ thuộc vào các nguyên công cuối.

ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN ĐỘ NHẤP NHÔ BỀ MẶT VÀ TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA BỀ MẶT GIA CÔNG.

 Độ nhấp nhô bề mặt

Hình dạng hình học tế vi của bề mặt gia công phụ thuộc vào hình dạng hình học của dao, chế độ cắt và các nhân tố công nghệ khác: biến dạng đàn hồi, biến dạng dẻo, ma sát, lẹo dao, rung động, …  Ảnh hƣởng của góc φ và bán kính mũi dao

Khi s> 2,5 mm/vg và t> s, nghĩa là khi những nhân tố hình học của dao có ảnh hƣởng chủ yếu đến độ nhấp nhô bề mặt thì có thể dùng các công thức có sẵn để tính chiều cao nhấp nhô. Còn trong những trƣờng

52

hợp khác, khi các nhân tố công nghệ có ảnh hƣởng chủ yếu đến độ nhấp nhô bề mặt thì không thể dùng các công thức có sẵn đƣợc.  Ảnh hƣởng của góc sau α

Tăng góc sau của dao thì độ nhấp nhô bề mặt giảm vì diện tích tiếp xúc giữa dao và chi tiết giảm, do đó ma sát giảm

 Ảnh hƣởng của góc cắt δ

Khi giảm góc cắt thì điều kiện thoát phoi khi cắt tốt hơn, phoi sẽ ít bị biến dạng hơn khi đó làm cho chiều cao nhấp nhô khi cắt giảm đi  Ảnh hƣởng của vật liệu gia công

Vật liệu gia công có ảnh hƣởng lớn đến độ nhấp nhô bề mặt khi cắt. Khi vật liệu gia công là vật liệu dẻo thì biến dạng dẻo là nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến độ nhấp nhô bề mặt.

Khi cắt vật liệu giòn (nhƣ gang) ở tốc độ cắt thấp, phoi đứt theo biên giới các hạt tinh thể khiến cho độ bóng bề mặt đạt đƣợc không cao. Ở tốc độ cắt cao, các tinh thể bị cắt ngang nên độ nhấp nhô bề mặt giảm đƣợc nhiều.

 Ảnh hƣởng của dung dịch trơn nguội

Dung dịch trơn nguội cũng là một trong những nhân tố ảnh hƣởng quan trọng đến độ nhấp nhô khi cắt. Chọn đƣợc dung dịch trơn nguội thích hợp cho phép trong cùng một điều kiện gia công nâng cao đƣợc độ bóng lên một cấp.

 Ảnh hƣởng của chế độ cắt

Để xác định chiều cao nhấp nhô thực, ngƣời ta dùng các công thức kinh nghiệm có tính đến ảnh hƣởng của tất cả các nhân tố. Từ các công thức đó ngƣời ta lập ra bảng và giản đồ để xác định độ bóng theo điều kiện cắt.

53

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa tuổi bền và chế độ cắt trong phay CNC (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)