lại ấn t−ợng nhất là tiếng hát ân tình thuỷ chung của con ng−ời Việt Bắc. Nó v−ợt qua trập trùng núi rừng, băng qua mênh mông biển cả của thời gian mà v−ớng vít b−ớc chân ng−ời ra đi. Điệp từ nhớ đ−ợc lặp lại nhiều lần nh− khiến cả đoạn thơ bao trùm một tình cảm nhớ th−ơng tha thiết.
Nhớ về Việt Bắc là nhớ cảnh nhớ ng−ời, nh−ng quan trọng hơn là nhớ về cuộc kháng chiến, một Việt Bắc trong kháng chiến thật hào hùng.
Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây
Núi giăng thành luỹ sắt dày Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt s−ơng mù Đất trời ta cả chiến khu một lòng .
Quân đi điệp điệp trùng trùng ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân quân đỏ đ−ớc từng đoàn B−ớc chân nát đá muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm s−ơng dày Đèn pha bật sáng nh− ngày mai lên
Tiết tấu ngân nga, dìu dặt nh− lời ru đến đây đ−ợc tác giả phá vỡ để tạo ra một kết cấu khác phi đối xứng làm giọng thơ trở nên gắt, mạnh, dồn dập nh− âm h−ởng b−ớc hành quân vũ bão. Hệ thống từ vựng mở căng c−ờng độ diễn tả, hình ảnh kì vĩ, ý thơ phóng xa vào viễn cảnh... tất cả tạo nên một bức tranh sử thi hoành tráng để ca ngợi sức mạnh của chủ nghĩa yêu n−ớc, của nhân dân anh hùng. Miêu tả cảnh hành quân, nhà thơ sử dụng cụm từ “điệp điệp, trùng trùng” thật chính xác. Còn từ ngữ nào để diễn đạt sức mạnh của đoàn binh tràn đầy nhiệt huyết hơn những từ ấy ? Nó vừa diễn tả vẻ đẹp hùng dũng bên ngoài lại vừa miêu tả sức mạnh quật c−ờng bên trong. Trong những con ng−ời hiên ngang ấy, họ không chỉ biết làm bạn với khói lửa đạn bom mà họ còn đôi lúc thả hồn theo trăng sao. Sự hài hoà giữa sự dữ dội và vẻ đẹp lãng mạn đã làm nên sự chói sáng trong tâm hồn ng−ời lính. Hình ảnh ánh sao đầu núi mặc dù không mới (Đầu súng trăng treo - Đồng chí – Chính Hữu) nh−ng vẫn có sức lay động kì lạ cái phần hồn dân tộc trong mỗi con ng−ời Việt Nam.
Và bài thơ khép lại bằng lời khẳng định Việt Bắc mãi là cái nôi, là quê h−ơng của phong trào cách mạng, nơi đặt niềm tin t−ởng và hi vọng của ng−ời Việt Nam trên khắp mọi miền của Tổ quốc, đặc biệt là những nơi còn u ám quân thù.
III . Kết thúc vấn đề.
Việt Bắc là bài thơ tiêu biểu nhất của hồn thơ Tố Hữu viết về nghĩa tình cách mạng. Bài thơ không chỉ là lời chia tay dạt dào xúc cảm mà còn là lời khẳng định đinh ninh sự thuỷ chung son sắt của những ng−ời cách mạng, là khúc ca bất tận của tình nghĩa đ−ợc viết với giọng điệu vừa trữ tình ngọt ngào, vừa sôi nổi thiết tha, trong sáng.
Bài 18. Tác gia Nguyễn Tuân
I . Vài nét về tiểu sử và con ng−ời. 1 . Tiểu sử.
Nguyễn Tuân (1910 - 1987) quê ở Hà Nội, sinh ra trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn, là một kiểu nhà nho bất đắc chí, có địa vị dở dang trong xã hội. Chính điều đó đã tác động đến tính kiêu ngạo, ngong nh−ng bi quan của Nguyễn Tuân và sự gắn bó của ông với những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc.
Nguyễn Tuân cũng là một tri thức Tây học. Cái tâm lí của một nhà nho bất đắc chí gặp ý thức cá nhân ph−ơng Tây đã tạo ở Nguyễn Tuân thói chơi ngông bằng văn ch−ơng vừa hiện đại vừa cổ điển.
Cách mạng tháng Tám thành công, ông trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học cách mạng.
tqkhai@cusc.ctu.edu.vn Trần Quang Khải _ CT0754M038