đôi cánh tay cuồn cuộn những thớ thịt cháy nắng đỏ rực của Huân thoang thoảng bên cạnh, chị lại bừng bừng thèm muốn một cảnh gia đình hạnh phúc, lại hi vọng cuộc đời mình ch−a phải đã tắt hẳn, một cái gì đó ch−a rõ nét nh−ng đằm ấm hơn, t−ơi sáng hơn những ngày đã qua cứ lấp loé ở phía tr−ớc. Một câu hỏi cứ v−ơng vấn mãi trong Đào: Có thể đấy là cuộc đời còn lại của chi chăng ? Đào biết sự chênh lệch giữa mình và Huân nh−ng Đào vẫn cần đén Huân, vì hơi thở, nụ c−ời, vì lòng tốt và một sức lực c−ờng tráng của anh, tất cả đều có thể đốt cháy lên trong Đào niềm hi vọng khác lớn hơn: Hi vọng cuộc đời mình ch−a phải đã tắt hẳn...
Và niềm hi vọng ấy của Đào đã đ−ợc hồi sinh trên mảnh đất Điện Biên này sau suốt một chặng đ−ờng đời dài Đào long đong và bạc bẽo. Một −ớc ao mình đ−ợc trẻ lại, nh− không bao giờ có cuộc đời đã qua. Một nỗi vui s−ớng kì lạ, dào dạt... khiến ng−ời chị ngây ngất, muón c−ời to một tiếng nh−ng trong mí mắt lại đã mọng đầy n−ớc chỉ định trào ra. Một sự hồi sinh thật lớn lao, kì diệu. Đào đâu ngờ hạnh phúc mà chị đã mất đi từ bảy tám năm nay ai ngờ lại tìm thâý ở một nơi mà chiến tranh đã xảy ra ác liệt nhất. Trên mảnh đất mà chỉ mới đay thôi còn ngợp lên một rừng cây chó đẻ, dây thép gai, mìn, vỏ đạn đại bác, nhừ nát vì những hó bom, những giao thong hoà, những đoạn x−ơng ng−ời nằm rải rác... giờ là cả một bãi trồng lạc trải mênh mông từ chân khu nhà ở... cho mãi tới giáp rừng. Từ cái màu xanh lặng lẽ của bãi lạc, cái bóng lá loáng m−ớt của rặng chuối... cho tới mảng khói bay qua ánh đèn trông rõ từng sợi xanh... tất cả những hình ảnh bình dị đó đều mang một ý nghĩa nhân văn và triết lí sâu sắc... Cuối cùng thì trên cái nơi còn đầy vết tích của chiến tranh, của chết chóc ấy, cái mầm sống thiêng liêng nhất đã hoài thai: bóng dáng nặng nề của những chị có mang ở khu gia đình. Trên bãi chiến tr−ờng ác liệt ấy, chỉ cách đây mấy tháng con ng−ời vẫn còn ngã xuống vì vấp phải bom mìn của kẻ thù còn sót lại, bây giờ đã nảy nở, không chỉ một mùa lạc đầu tiên mà còn cả những xao xuyến đầu tiên của niềm khát khao đ−ợc sống cho đầy đủ, cho trọn vẹn cuộc sống của con ng−ời. Những ng−ời lính và ng−ời dân ấy đến với nhau trên Hồng Cúm, Điện Biên lịch sử ấy là để cùng nhau trồng nên một bãi lạc xanh, cũng là trồng cho mình một sắc xanh của sức sống, của −ớc mơ và của tình yêu hạnh phúc.
Và cũng từ chính mảnh đất ấy, Đào đã tìm thâý hạnh phúc cho chính mình. Một lá th− nói những lới gắn bó yêu th−ơng, cho dù là của một ng−ời luống tuổi mới quen cũng có thể gây một cảm giác êm đềm cứ lan nhanh ra, nh− mạch n−ớc ngọt rỉ thẫm vào những thớ đất khô cằn vì nắng hạn... Đào sung s−ớng, một nỗi vui s−ớng kì lạ... Trong đầu chị tràn ngập niềm vui, mơ −ớc và tin t−ởng. Chị thấy mình gắn bó với mảnh đát này, với những ng−ời thân yêu dù không phải là anh em ruột thịt. Chính những nỗ lực hoà đồng của Đào, chính niềm say s−a lao động và tính cách không chịu thua kém ai của chị đã góp phần quan trọng vào cuộc hồi sinh kì diệu đó.
Trong tác phẩm, Nguyễn Khải đã xây dựng bên cạnh Đào nhân vật Huân muốn đem lại hạnh phúc cho ng−ời yêu mà không hề đòi hỏi đ−ợc trả lại, và tâm hồn anh đ−ợc cuộc sống tôi luyện trở nên trong suốt soi và là có thể thấy đ−ợc tâm t− của ng−ời khác. Chính tính cách và sự bao dung của Huân kết hợp với lời lẽ trêu ng−ơi của Lâm là một trong những yếu tố không thể thiếu giúp Đào nhận ra ý nghĩa của cuộc sống, giúp chị xoá đi mặc cảm để hoà đồng với mọi ng−ời, và tìm thấy niềm hạnh phúc thực sự.
III . Kết thúc vấn đề.
Có thể nói Mùa lạc là mùa vui, là mùa hồi sinh sự sống, mùa của những cuộc đổi đời. Tác phẩm là bài ca ca ngợi sức sống vĩnh hằng của con ng−ời, v−ợt qua những mặc cảm, những khó khăn của cuộc đời để đi tới bến bờ của tình yêu và hạnh phúc.
Bài 16. Tác gia Tố Hữu
I . Vài nét về tiểu sử.
Tố Hữu (1920 - 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo ham thích văn ch−ơng. Chính truyền thống gia đình và cảnh sắc thơ mộng của xứ Huế cùng những nét văn hoá đâm đà bản sắc dân tộc góp phần quan trọng trong việc hình thành hồn thơ Tó Hữu.
tqkhai@cusc.ctu.edu.vn Trần Quang Khải _ CT0754M038