Đối với gia đình Nhà trường

Một phần của tài liệu ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN H MINHHUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH VỚI SỰ NGHIỆPGIỮ GÌN V PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC (Trang 56 - 59)

7. Bố cục của chuyên đề

3.3.6 Đối với gia đình Nhà trường

Giữa gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp một cách chặt chẽ hơn nữa trong công tác quản lý, công tác giáo dục, dạy dỗ. ở trường thì sự dạy dỗ của thầy cô giáo, về nhà thì bố mẹ, anh chị dạy bảo. Bên cạnh đó việc giáo dục cho ĐVTN đặc biệt là học sinh cần chú ý các điểm:

+ ở trường học: Ngoài thời gian học tập chính khoá phải thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về văn hoá, về quê hương đất nước, các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử dân tộc Việt Nam, tổ chức cho học sinh tham quan dã ngoại khu di tích lịch sử…Từ đó giúp cho học sinh vừa có kiến thức khoa học tự nhiên và xã hội, vừa kiến thức lịch sử văn hoá dân tộc.

+ Gia đình: Ngoài việc học ở lớp, học tại nhà những hoạt động mà địa phương tổ chức cần để học sinh có thời gian tham gia. Cần quan tâm hơn nữa tới việc giáo dục con cái, các hoạt động có lợi ích thì nên động viên con cái tham gia để từ đó phát triển nhân cách, tư duy, mạnh dạn hơn nữa trong các hoạt động, có thể tự lập được trong cuộc sống. Từ những hoạt động này giúp cho học sinh hiểu biết những đặc điểm của địa phương mình cũng như lịch sử văn hoá địa phương.

KẾT LUẬN

Cùng với toàn nhân loại, dân tộc Việt Nam đã bước sang một thế kỷ mới, một thiên niên kỷ mới. Nhận thức của loài người về vai trò, vị trí của văn hoá đã dần dần thay đổi, tiếp cận được đúng bản chất của vấn đề. Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá đã nhận thức của nhân loại về văn hoá lên một tầm cao mới. Bản sắc văn hoá dân tộc cũng là một trong những yếu tố để cấu thành nền văn hoá. Song song với việc phát triển kinh tế thì việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc cũng là một yêu cầu quan trọng trong quá trình đi lên của đất nước. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là nhiệm vụ có tính cấp bách, vừa là nhiệm vụ chiến lược. Chúng ta phải bảo tồn những truyền thống có giá trị tốt đẹp và loại bỏ những gì lạc hậu, không phù hợp với sự phát triển của thời đại.

Nhiệm vụ xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vinh quang, cũng là nhiệm vụ lịch sử giao phó cho thế hệ hôm nay và mai sau. Vì văn hoá dân tộc là một bộ phận của văn hoá nhân loại, hiện nay chúng ta đang chứng kiến xu thế toàn cầu hoá đời sống nhân loại. Đó là xu thế tất yếu mang tính thời đại trước hết là trong lĩnh vực kinh tế. Xu thế toàn cầu hoá tạo điều kiện cho quốc gia, dân tộc xích lại gần nhau. Chúng ta cần nắm lấy xu thế này và coi đây là một thời cơ lớn, ra sức tạo mọi điều kiện cho xu thế ấy tạo ra, đặc biệt là tranh thủ những vật chất, kỹ thuật, công nghệ, những kinh nghiệm và tri thức hiện đại rất cần cho sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Trong điều kiện như vậy, không một quốc gia nào, một dân tộc nào có thể đứng biệt lập mà có thể tồn tại và phát triển. Mặt khác quá trình toàn cầu hoá là rất phức tạp, đầy sự đối lập nhau, là mặt xã hội kinh tế, một bản chất của quá trình toàn cầu hoá. Trên thế giới cơ hội trong việc toàn cầu hoá vì vậy chúng ta cần phải cảnh giác với lực lượng này.

Văn hoá Việt Nam đang đứng trước thời cơ mới với những thuận lợi to lớn và cũng đứng trước những nguy cơ, những thách thức không nhỏ. Cuộc cách mạng công nghệ thông tin và sự phát triển thần kỳ của nó trong những thập niên cuối thế kỷ XX, sự chủ động hội nhập, chủ trương sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế là thời cơ nhưng cũng là thách thức đối với sự nghiệp văn hoá Việt Nam. Đảng ta cũng đã xác định rõ là phải mở rộng quan hệ quốc tế trên cơ sở độc lập, tự chủ, hợp tác bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Và từ đó Đảng ta luôn coi trọng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc hết sức sáng suốt và đúng đắn. Cương lĩnh chính trị năm 1991 và Nghị quyết Đại hội VII, VIII đến Đại hội lần thứ IX của Đảng đều xác định văn hoá trong thời kỳ đổi mới : " Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội", " Xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc".

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn kiện Hội nghị lần thứ V – BCH TW (khoá VIII ), Hà Nội 1998, NXB Chính trị Quốc gia.

2. Nguyễn Khoa Điềm, " Xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc" , Hà Nội 2002, NXB Chính trị Quốc gia.

3. Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết lần thứ V – BCH TW Đảng (khoá VIII) Hà Nội 1998, NXB Chính trị Quốc gia.

4. Văn hoá với thanh niên, thanh niên với văn hoá, Hà Nội 2002.

5. PGS - PTS Đỗ Huy, " Xây dựng nền văn hoá tiên tiến". Tạp chí khoa học tự nhiên 1998.

6. PGS - TS Hoàng Chí Bảo " Văn hoá và phát triển nhân cách".

7. Chu Quang Cường, "Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc" Tạp chí nghiên cứu khoa học tự nhiên 1998.

8. "Lịch sử Đảng bộ huyện Bố Trạch" Hà Nội 2000. NXB Chính trị Quốc gia.

9. Báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi Huyện Bố Trạch năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ 2008.

10. Báo cáo Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Bố Trạch lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2007 - 2012.

Một phần của tài liệu ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN H MINHHUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH VỚI SỰ NGHIỆPGIỮ GÌN V PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w