7. Bố cục của chuyên đề
2.1.3 Tình hình kinh tế
Lương Sơn là một huyện có tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế. Từ khi có sự chỉ đạo và quan tâm của Đảng và Nhà nước, có chính sách đổi mới, chiến lược phát triển kinh tế đa dạng, phong phú nhiều thành phần nền cơ chế thị trường nhất là các chính sách, dự án : Chương trình 135, xoá đói giảm nghèo cho vay vốn phát triển trồng trọt và chăn nuôi, dự án 661 trồng rừng (Thông, tràm, bạch đàn, huê, gió…), đạt hiệu quả kinh tế cao nhất là cây cao su, đời sống nhân dân được nâng cao, cơ sở vật chất được cải thiện. Mỗi hộ gia đình thu nhập cao có khi đạt tới hàng trăm triệu đồng / năm. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng như : Giao thông, thuỷ lợi, trường học, y tế, các công trình phúc lợi xã hội ngày càng được triển khai rộng rãi : " Dồn điền đổi thửa" gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xuất khẩu lao động.
Kinh tế biển cũng được đầu tư đúng mức như phát triển nuôi tôm, cua, cá, ở các xã HảI Trạch, Hạ Trạch, Bắc Trạch… Khai thác, sử dụng Cảng Gianh (xã Thanh Trạch ) nâng cao chất lượng đánh bắt hải sản mang lại doanh thu cho huyện hàng chục tỷ đồng.
Nói đến Bố Trạch không thể không nhắc đến tiềm năng du lịch, Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha Kẻ Bàng, khu du lịch nổi tiếng của cả nước thuộc địa phận xã Sơn Trạch. Nơi đây còn hàng trăm loại động vật nằm trong sách đỏ như họ nhà Vọoc, trăn, gấu, khỉ…, hàng trăm loài gỗ quý Lim, Huê, Sến, Táu…Ngoài ra bãi biển Đá Nhảy cũng đang được quy hoạch cho du lịch.